Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hội an (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.1.Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh

- NV là nhân tố quan trọng duy trì hoạt động của bất kì một doanh nghiệp nào, vì vậy cần có lượng vốn nhất định và cơ cấu vốn

hợp lý để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. Cơ cấu NV của Chi nhánh được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2. 6: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank – Chi nhánh Hội An

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % (+/-) %

Tiền gửi của khách hàng 688.425 69,30 811.045 66,91 1.015.982 65,56 122.620 17,81 204.845 25,25 Tiền vay các TCTD khác 92 0,01 92 0,01 0 0 0 0 -92 -100 Vốn và các quỹ 304.829 30,69 401.029 33,08 533.719 34,44 96.200 31,56 132.690 33,09 Tổng nguồn vốn 993.346 100 1.212.166 100 1.549.701 100 218.820 22,03 337.535 27,85

(Nguồn: TổKếtoán Tổng hợp Vietinbank–Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 - 2017)

- Qua bảng 2.8 có thể thấy tổng NV tăng của Chi nhánh tăng đều trong giai đoạn từ

2015–2017.Đến năm 2017 tổng NV tăng khá cao đạt 1.549.701 triệu đồng, ứng với tăng

27,85% so với năm 2016. Kết quả này cho thấy việc xây dựng, duy trì NV của Chi nhánh theo cơ cấu này là hợp lí, cần tiếp tục phát huy để Chi nhánh ngày càng là một Ngân hàng uy tín, chất lượng trong niềm tin của khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

-Cơ cấu NV của Chi nhánh gồm 3 thành phần sau:

+ Tiền gửi của khách hàngchiếm hơn 65% tỷ trọng tổng NV. Mặc dù lãi suất có xu hướng giảm vào giai đoạn 2015 - 2017 nhưng nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng khá tốt trở

lại do đó người dân cũng đặt niềm tin vào các hệ thống NHTM hơn, đặc biệt là các Ngân hàng lớn, có thương hiệu mạnh như Vietinbank. Hơn nữa, khi nền kinh tế phát triển song

song với việc đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm thì phần lớn người dân thường lựa chọn tính an toàn và đảm bảo được nguồn thu nhập của gửi tiết kiệm, đặc biệt các cán bộ hưu

trí có tiền nhàn rỗi, vì thế lượng tiền gửi có xu hướng tăng lên trong 3 năm gần đây.

+ Vốn và các quỹ tăng trưởng mạnh từ 2015 – 2017: năm 2015 là 304.829 triệu đồng, sang năm 2016 tăng thêm 31,56% ứng với tăng 96.200 triệu đồng so với năm 2015, đến năm 2017 đạt 533.719 triệu đồng hay tăng thêm 33,09% so với năm 2016. Do lợi

nhuận qua các năm của Chi nhánh tăng làm cho các khoản trích vào vốn chủ sở hữu cũng tăng theo, các chi phí tiền lương, các quỹ khen thưởng, động viên cho nhân viên theo đó mà tăng lên qua các năm.

+Tiền vay các TCTD khác: Năm 2016 Chi nhánh vẫn giữ nguyên khoản mục này so với năm 2015, nó chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng NV. Sang năm 2017 Chi nhánh đã không còn vay các TCTD, điều này chứng tỏ Chi nhánh đã tăng cường huy động vốn,

nâng cao việc chủ động đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh của mình.

- Qua đó ta có thể thấy rằng Chi nhánh có NVhuy động lớn và tự chủ dễ dàng đáp ứng nhu cầu về vốn trên địa bàn. Tuy nhiên nếu có sự biến động lớn trên thị trường sẽ đem đến nhiều rủi ro vì Ngân hàng bị lệ thuộc quá nhiều vào vốn huy động.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hội an (Trang 64 - 66)