Các nghiên cứu trong nướ c

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hội an (Trang 39)

5. Kết cấu đề tài

1.6.2 Các nghiên cứu trong nướ c

- Nguyễn Thị An (2007) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất đã phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ”chủ yếu bằng khe hở nhạy cảm lãi suất. Từ đó, tác giả đưa ra dự báo

biến động lãi suất vàảnh hưởng của sự thay đổi nóđến thu nhập của ngân hàng và các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất.

- Trần Thị Hạnh (2009) “Phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Đồng Nai”bằng việc sử dụng biểu đồ lệch đểphân tích các nhân tố tác động đến công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Chi nhánh. Từ thực

trạng, tác giả đãđề ra các giải pháp bằng cách sử dụng các nghiệp vụ phái sinh và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng.

- Hoàng Minh Tiến (2012) “Vận dụng mô hình tái định giá trong quản trị rủi ro

để nghiên cứu. Luận văn đãđề ra các biện pháp dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện thực tế của BIDV gồm:giải pháp về quy trình nghiệp vụ, giải pháp về công nghệ, giải

pháp về sử dụng các công cụ phái sinh, giải pháp về nhân sự,…nhằm giúp công tác

quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng đổi mới và phát huy hiệu quả hơn.

- Lê Thúc Nguyên Vũ (2015) “Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất cho vay tại Ngân hàng TMCP quân đội- Chi nhánh Huế”đã sử dụng mô hình SPSS 6.0

để đánh giátình hình quản trị rủi ro lãi suất tại đây,đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến

việc thay đổi lãi suất như đối tượng, quy mô khách hàng, kỳ hạn vay vốn, mục đích sử

dụng vốn, hình thức vay, tình hình khách hàng, biến động lãi suất, trong đó mức độ tác động của các yếu tố đối với khách hàng cá nhân và tổ chức là khác nhau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỘI AN 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Hội An

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương - Chinhánh Hội An nhánh Hội An

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – chi nhánh Hội An được thành lập ngày 08/07/1988– đây là một trong các chi nhánh được thành lập sớm

nhất và gần như cùng thời gian với Ngân hàng Vietinbank trụ sở chính ( ngày 26/03/1988).

Ngày 08/09/2006 căn cứ Quyết định số 236/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng

Quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam về việc chuyển chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Công Thương Thành phố Hội An trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương

Quảng Nam thành chi nhánh phụ thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 27/09/2006. Vietinbank – chi nhánh Hội An có trụ sở tại số 04 đường Hoàng Diệu,

Thành phố Hội An, Quảng Nam, là đơn vị hoạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, tổ

chức hoạt động theo Quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công

thương, do Ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam ban hành.

Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy tiềm năng của thị trường còn rất lớn,

Vietinbank –chi nhánh Hội An đã chủ động mở rộng thêm 3 phòng giao dịch trên địa

bàn thành phốlà : phòng giao dịch Lê Lợi, phòng giao dịch Hùng Vương, phòng giao dịch Vĩnh Điện.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

- Bộ máytổ chức quản lý của Chi nhánh được sắp xếp theo mô hình trực tuyến

chức năng linh hoạt, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và quản lý có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ mô hình tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh Hội An.

: Quan hệtrực tuyến : Quan hệchức năng

(Nguồn: Bộphận Tổchức hành chính Vietinbank - Chi nhánh Hội An)

2.1.3. Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh Hội An

- Chi nhánh luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội

ngũ cán bộ, công nhân viên của mìnhđể đem lại sự hài lòng cho khách hàng –một lợi

thế cạnh tranh đang được chú trọng ngày nay. Để có cái nhìn khái quát hơn về tình hình nhân sự của Vietinbank – Chi nhánh Hội An ta có quan sát bảng tổng kết2.1:

- Có thể thấy tổng số lao động của Chi nhánh biến động qua từng năm. Cụ thể, số lao động năm 2016 tăng 8 người ứng với 14,81% so với năm 2015 và năm 2017 so với năm 2016 tăng 4 người hay tăng 6,45%. Để biết rõ hơn về sự thay đổi này, chúng ta sẽ

phân tích qua các chỉ tiêu phân theo tính chất công việc, theo trìnhđộ và theo giới tính Phòng dịch vụ khách hàng Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng giao dịch Lê Lợi Phòng Tổ chức hành chính Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Bán lẻ Phòng giao dịch Vĩnh Điện Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng giao dịch Hùng Vương

Bảng 2. 1: Tình hình lao động tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % (+/-) % (+/- ) % Tổng cộng 54 100 62 100 66 100 8 14,81 4 6,45

1. Phân theo giới tính

Nam 21 38,89 25 40,32 26 39,39 4 19,05 1 4 Nữ 33 61,11 37 59,68 40 60,60 4 12,12 3 8,11 2. Phân theo trình độ Trên đại học 2 3,70 3 4,84 4 6,06 1 50 1 33,33 Đại học 51 94,44 58 93,55 61 92,42 7 13,73 3 5,17 Dưới đại học 1 1,85 1 1,61 1 1,51 0 0 0 0

3. Phân theo tính chất công việc

Trực tiếp 20 37,04 24 38,71 26 39,39 4 20 2 8,33 Gián tiếp 34 62,96 38 61,29 40 60,61 4 11,76 2 5,26

(Nguồn: Phòng Tổchức hành chính Vietinbank–Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 - 2017)

Xét về mặ t giớ i tính

- Nhìn vào biểu đồ ta thấy, qua 3 năm lao động nữ luôn có số lượng cao hơn so

với lao động nữ (chiếm khoảng 60% tổng số lao động). Có kết cấu này là do:

+ Vào khoảng những năm 2014- 2015 đây là thời gian đến tuổi nghỉ hưu của đa

số cán bộ công nhân viên đã làm việc cho Chi nhánh từ những ngày đầu thành lập,

cán bộ gần đến tuổi hưu trí nghỉ hưu sớm. Không những vậy, năm 2016 Chi nhánh mở

thêm 1 phòng Kế toán để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận lợi hơn.

+ Giai đoạn năm 2016 – 2017, do Chi nhánh mở thêm phòng Hỗ trợ tín dụng để

việc giao dịch được thuận tiện, nhanh chóng hơn. Cùng với đó, số lượng nhân sự định

biên của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng đủ(72 người)vì thế việc tăng thêm số lượng lao động là điều cần thiết. Thêm vào đó đặc thù kinh doanh công việc của Chi nhánh cần

nhiều giao dịch viên, với bộ phận này đòi hỏi phải khéo léo, vui vẻ, thân thiện với

khách hàng thì nhân viên nữ lại có lợi thế hơnkhi tiếp xúc, làm việc với khách hàng.

Xét về mặ t trình độ

- Qua3 năm nhân viên có trình độ Đại học luôn chiếm từ 90% trở lên tổng số lao động của Chi nhánh. Chi nhánh luôn nỗ lực nâng cao chất lượng, trình độ của lao động. Việc duy trì số lượng nhân viên Đại học, trên Đại học ở mức cao là phù hợp với

xu thế phát triển ngày nay, vìđây là nguồn lựctrẻchất lượng cao, năng động, ham học

hỏi, có nhiều ý tưởng sáng tạo, có năng lực giải quyết công việc tốt,… nguồn lực này phát triển sẽ tạo điều kiện và lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh so với các Ngân hàng

khác trên địa bàn.

Xét về tính chấ t công việ c

- Qua 3 năm, ta thấy tỷ trọng lao động gián tiếp lớn hơn trong tổng số lao động của Chi nhánh.. Vì theo phân chia cơ cấu lao động của Chi nhánh, nhân viên trực tiếp

là những lao động làm ra sản phẩm, trực tiếp thực hiện việc kinh doanh của Ngân hàng

như phòng Bán lẻ, phòng KHDN,... Trong khi đó, nhân viên gián tiếp là những lao động hỗ trợ cho nhân viên trực tiếp, đề ra các quyết định, chiến lược hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng như phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán,…

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2015 – 2017

2.1.4.1. Hoạ t độ ng huy độ ng vố n

- Hiểu rõ NV đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu cho vay, các hoạt động kinh doanh khác của mình, công tác huyđộng vốnluônđượcChi nhánh chú trọng phát triển -đảm bảo cho Chi nhánh hoạt động tự chủ. Để đạt được mục tiêu này,

Bảng 2. 2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An Đơn vịtính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 (+/-) % (+/-) %

1 Tiền gửi không kỳ hạn 68.932 80.756 96.134 11.824 17,15 15.378 19,04

1.1 Tiền gửi của các TCKT 55.546 65.142 78.523 9.596 17,28 13.381 20,54 1.2 Tiền gửi của KHTN bằng VNĐ 4.893 5.012 5512 119 2,43 500 9,98 1.3 Tiền gửi của KHTN bằng ngoại tệ 1.548 2.013 3014 465 30,04 1.001 49,73 1.4 TGTK bằng VNĐ 6.945 8.589 9085 1.644 23,67 496 5,77 2 Tiền gửi có kỳ hạn 619.493 730.289 919.848 110.796 17,88 189.559 25,96 2.1 Tiền gửi có kỳ hạn< 12T 412.671 476.688 634.15 64.017 15,51 157.462 33,03 2.1.1 Tiền gửi của các TCKT 25.214 28.653 29.221 3.439 13,64 568 1,98 2.1.2 TGTK bằng VNĐ 387.457 448.035 604.929 60.578 15,63 156.894 35,02 2.2 Tiền gửi có kỳ hạn> 12T 206.822 253.601 285.698 46.779 22,62 32.097 12,66 2.2.1 TGTK bằng VNĐ 206.822 253.601 285.698 46.779 22,62 32.097 12,66 2.2.2 TGTK bằng ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 0 3 Phát hành GTCG 0 0 0 0 0 0 0 4 Các nguồn khác 92 92 0 0 0 -92 -100 Tổng 688.517 811.137 1.015.982 122.62 17,81 204.845 25,25

- Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng NV huy động được duy trì và tăng qua các năm. Năm

2016 tổng vốn huy động được là 811.137 triệu đồng, so với năm 2015 tăng 122.620 triệu đồng hay tăng 17,81%, năm 2017 tăng thêm 204.845 triệu đồng(tương ứng tăng 25,25%)

so với năm 2016. Lượng vốn huy động được tăng trưởng khá dồi dào giúp Chi nhánh dễ dàng đáp ứng được nhu cầu người dân và các tổ chức tài chính trên địa bàn.

Biểu đồ 2. 2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An

(Nguồn: TổKếtoán Tổng hợp Vietinbank–Chi nhánh Hội An,giai đoạn 2015–2017)

- Ta thấy được hoạt động huy động vốn của Ngân hàng khá hiệu quả, có được kết

quả này có thể kể đến các nguyên nhân sau:

+ Do những năm 2016 - 2017 Chi nhánh liên tục huy động được nhiều nguồn vốn

mới từ các tổ chức kinh tế- xã hội.

+ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm lãi suất

bậc thang, tiết kiệm dự thưởng,…

- Nhìn chung nguồn vốn huy động trong năm ở mức ổn định, nguồn huy động chủ

yếu tăng vào thời điểm cuối năm các TCKT do tính chất thường vụ nên các TCKT gửi

sau. NVhuy động được phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếuvà tăng đều qua các năm. Trong đó:

+ Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng: chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tiền gửi có kỳ

hạn, khách hàng gửi tiền chủ yếu ở kỳ hạn này nhằm mục đích sinh lời vớicác khoản tiền

nhàn rỗi.Khoản mục này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2016 so với năm 2015 tăng

64.017 triệu đồng hay 15,51%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 157.462 triệu đồng hay 33,03%.

+ Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng: có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 22,62%, năm 2016 so với năm 2017 tăng 12,66%. Chi nhánh có chính sách lãi suất cao áp dụng đối với các khoản tiền có kỳ hạn > 12 tháng để khuyến khích

khách hàng gửi dài hạnlà phần nào lí do khoản mục này tăng.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: có lãi suất rất thấp nên khách hàng không gửi tiền vào với

mục đích sinh lời của khách hàng. Nhưng khoản mục này vẫn có xu hướng tăng : năm

2016 so với 2015 tăng 11.824 triệu đồng hay 17,15%, năm 2017 so với năm 2016 tăng

15.378 triệu đồng hay 19,04% do khách hàng gửi tiền chủ yếu để phục vụ nhu cầu thanh

toán, chuyển khoản trong và ngoài nước.

+ Các NV khác biến động không ổn định: có năm giữ nguyên, có năm giảm. Do các năm2015–2017 tỷ trọng của các nguồn khác cũng thay đổi theo sự thay đổi tăng của tiền

gửi khách hàng.

2.1.4.2. Hoạ t độ ng tín dụ ng

- Cùng với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong các nghiệp vụ kinh doanh của Chi nhánh. Ta có thể quan sát tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank–Chi nhánh Hội An trong giai đoạn 2015– 2017 được thểhiện trong bảng như sau:

Bảng 2. 2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

2016/2015 2017/2016 (+/-) % (+/-) % Doanh số cho vay 1.628.759 1.952.126 2.526.985 323.367 19,85 574.859 29,45 Doanh số thu nợ 1.476.491 1.733.262 2.192.430 256.771 17,39 459.168 26,49 Tổng dư nợ 972.898 1.191.762 1.526.317 218.864 22,50 334.555 28,07 Ngắn hạn 272.411,44 381.363,84 610.526,80 108.952 40,00 229.163 60,09 Trung hạn 359.972,26 452.869,56 457.895,10 92.897 25,81 5.026 1,11 Dài hạn 340.514,30 357.528,60 457.895,10 17.104 5,00 100.367 28,07

(Nguồn: TổKếtoán Tổng hợp Vietinbank–Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 –2017)

- Qua bảng 2.3, ta thấy hoạt động tín dụng có xu hướng tăng trưởng khá cao qua các năm. Đạt được kết quả này là do:

+ Thời gian qua nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt, cùng với đó là sự gia tăng nhu

cầu vay vốn mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu kinh doanh, dự trữ của các

doanh nghiệp và nhu cầu vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng như: mua, sửa chữa nhàở,

du học,.. đã tácđộng tích cực tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

+ Giai đoạn 2016 - 2017 vừa qua, Chi nhánh vừa thành lập thêm phòng Hỗ trợ tín

dụng, bộ phận thẩm định tín dụng được tách phòng riêng biệt đảm bảo các công việc được

tiến hành đảm bảo, thận trọng hơn, cố gắng thu hồi nợ xấu vì thế chất lượng tín dụng được nâng cao và rủi ro được giảm bớt nhiều so với trước.

+ Chi nhánh liên tục cho vay được nhiều khách hàng mới như khu vui chơi thiếu nhi

những khoản vay khá lớn đem lại nguồn thu nhập lãi vayđáng kể cho Chi nhánh.

+ Không những vậy, qua đó Ngân hàng còn thu được thêm nguồn lợi nhuận cho

hoạt động dịch vụ từ các sản phẩm bán chéo: thanh toán Pos, phí từ thẻ tín dụng quốc

tế,…

+ Nghiêm túc thực hiện dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014/TT-

NHNN ngày 20/11/2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2016-TT-NHNN) sử

dụng 50% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Biểu đồ 2. 3: Tình hình dư nợ tại Vietinbank – Chi nhánh Hội An

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

(Nguồn: TổKếtoán Tổng hợp Vietinbank–Chi nhánh Hội An, giai đoạn 2015 –2017)

- Tổng dư nợ tín dụng tăng qua 3 năm, năm 2016 so với năm 2015 tăng thêm 218.864 triệu đồng ứng với tăng 22,50%, năm 2017 tăng thêm 28,07% so với năm 2016. Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn vẫn tăng đồng đều và chiếm tỷ trọng lớn vẫn nghiêng về vay trung và dài hạn. Tuy nhiên qua năm 2017 dư nợ tăng cao, đặc biệt dư nợ cho vay

ngắn hạn tăng mạnh. Nguyên nhân vì:

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hội an (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)