5. Kết cấu đề tài
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi rolãi suất tại Vietinbank –
Vietinbank – Chi nhánh Hội An
3.2.1. Nâng cao trình độ , nhậ n thứ c củ a nhà quả n trị, cán bộ cũng như hiệ n đạ i hóa trang thiế t bị, công nghệ củ a Chi nhánh
3.2.1.1. Nâng cao trình độ , nhậ n thứ c củ a nhà quả n trị, cán bộ
- Để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro lãi suất, trước tiên Ban lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng cần nhận thức được tác động của rủi ro lãi suất đối với hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh và sự cấp thiết của việc đề ra các biện pháp hạn chế ảnh hưởng
củanó.
+ Cần tuyển chọnhợp lý và đào tạomột cách khoa học đội ngũ cán bộcó chuyên môn cao về quản trị rủi ro lãi suất. Thực hiện đào tạo bài bản, thường xuyên để nhân viên được trang bị đầy đủ và liên tục cập nhật được những kiến thức mới trong khu vực và trên thế giới.Bên cạnh kiến thức,đội ngũ cán bộ phải trang bị kĩ năng sử dụng
thành thạo các phương pháp, mô hình đo lường rủiro lãi suất cũng như ứng dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro này.
+ Hiện tại, các cán bộ có nhiệm vụ, trách nhiệm trong hoạt động quản trị rủi ro
lãi suất của Vietinbank – Chi nhánh Hội An chưa có đầy đủ kiến thức vì vậy có thể
thực hiện đào tạo bằng cách: cử cán bộ đi học tập tại các hội thảo, các khóa đào tạo trong và ngoài nước, thuê chuyên gia giảng dạytại chỗ cho cán bộ, các khóa học công
nghệ tiên tiến sử dụng cho nghiệp vụ,…
- Đây là công việc đòi hỏi nhân viên có kinh nghiệm, có trìnhđộ công nghệ,trình
độ ngoại ngữ,hiểu biết sâu rộngvề kinh tế, pháp lý, tài chínhđể có thể thu nhập, phân
tích, xử lý các thông tin biến động trên thị trường.
3.2.1.2. Hiệ n đạ i hóa trang thiế t bị, công nghệ
- Hiện nay, hệ thống công nghệ kỹ thuật tại Chi nhánh vẫn chưa có phần mềm
chuyên dụng để đáp ứng khả năng phân tích những ảnh hưởng của biến động lãi suất đối với hoạt động kinh doanh. Đây là rào cản trong việc đo lường kiểm soát rủi ro lãi suất trong tình hình kinh tế hiện nay.Vì vậy, hiện nay, việc cấp thiết trong quản trị rủi
ro lãi suất tại Ngân hàng là xây dựng được phần mềm chuyên dụng để tính toán, phân tích, lưu trữ một lượng lớn hồ sơ thông tin từ quá khứ đến tương lai,cùng với đó, Chi
nhánh phải không ngừng cập nhật, cải tiến cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu quản trị
rủi ro lãi suất.
3.2.2. Xác định rõ mục tiêu, định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro của Chinhánh nhánh
- Theo như phân tích ởtrên, hiện nay Chi nhánh đang ởtrạng thái nhạy cảm với NV và dựa vào những dự báo xu hướng biến động của lãi suất, Chi nhánh có thể đểra một sốchiến lược hoạt động:
+ Nếu xác địnhmục tiêu làđạt được lợi nhuận khi lãi suấtngắn hạn tiếp tục giảm
thì Chi nhánh cần giữ IS GAP ở mức như năm 2017 hoặc giảm IS GAP xuống thấp hơn nữa. Bằng cách giảm TS nhạy cảm lãi suất, tăng NV nhạy cảm lãi suất hoặc kéo
dài kỳ hạn TS nhạy cảm lãi suất, rút ngắn kỳ hạn NV nhạy cảm lãi suất. Nếu lãi suất
giảm đúng như dự đoán, trong năm 2018 với TS Nợ nhạy cảm lãi suất lớn hơn TS Có
nhạy cảm lãi suất Chi nhánh sẽ tăng thêm thu nhập
• Thực hiệnđẩy mạnh và có các chính sách lãi suất, chương trìnhưu đãi hơn cho
tiền gửi ngắn hạn, đặc biệt là khoản tiền gửi dưới 1 tháng và tiền gửi không kì hạn phục vụthanh toán
• Giảm các hoạt động cho vay trả góp, tăng cường cho vay sản xuất kinh doanh trung–dài hạn,…
• Tăng cường mở rộng quan hệ, tìm kiếm các TCKT hoạt động có tính chất thời vụ để huy động được nhiều hơn nữa các NV < 6 tháng
+ Nếu xác định mục tiêu là đạt được lợi nhuận khi lãi suất dài hạn có xu hướng tăng thì Chi phảiduy trì IS GAP thu hẹp khoảng cách, dần tiến tới 0.Để thực hiện mục
tiêu này, Chi nhánh có thể tăngTS nhạy cảm lãi suất, giảmNV nhạy cảm lãi suất hoặc
rút ngắnkỳ hạn TS nhạy cảm lãi suất,kéo dài kỳ hạn NV nhạy cảm lãi suất. • Tăng cường cho vay trảgóp, cho vay với lãi suất cố định.
• Thực hiệnđẩy mạnh và có các chính sách lãi suất, chương trìnhưu đãi hơn với cho vay kinh doanh, tiêu dùng ngắn hạn và tiền gửi dài hạn.
• Giảm đầu tư, mởrộng hoạt động thẻthanh toán
• Tăng những khoản nợ dài hạn phát hành qua các công cụnợ có kỳhạn trên 12 tháng.
3.2.3 Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
- Trong tổng thu nhập của Chi nhánh, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đang chiếm
tỷ trọng nhiều thứ 2 xếp sau hoạt động tín dụng. Do đó, với diễn biến thị trường ngày càng phức tạp và khó dự đoán gây bất lợi không nhỏ đến tổng thu nhập như hiện nay,
Chi nhánh cần tập trung mở rộng, phát triển các hoạt động khác không chịu ảnh hưởng
của lãi suất như hoạt động dịch vụ.
- Ngân hàng nên hoàn thiện các dịch vụ truyền thống đi đôi phát triển các dịch vụ
hiện đại như ipay, E – banking, thẻ tín dụng,...Hoạt động này vừa giúp Chi nhánh có
thêm nguồn thu đáng kể nhanh chóng, đảm bảo vừa giúp phân tán rủi ro lãi suất trong
hoạt động kinh doanh của mình.
3.2.4. Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ
- Hiện nay, hoạt động kiểm soát nội bộ của Vietinbank – Chi nhánh Hội An còn nhiều hạn chế, chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện. Vì vậy, để thời gian tới có thể đạt được những thành quả lớn hơn trong hoạt động kinhdoanh cũng như tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro lãi suất, Chi nhánh cần điều chỉnh lại hoạt động kiểm soát nội bộ:
+ Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ từ các khâu: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm
toán hoạt động; kiểm toán về mức độ tin cậy của hệ thống thông tin,…Khi phát hiện
có sai sót, bất ổn nào đang xảy ra cần báo cáo trực tiếp và kịp thờivới Ban lãnh đạo để
nhanh chóngđiều chỉnh.
+ Người thực hiện kiểm soát nội bộ phải có trình độ chuyên môn phù hợp, kinh nghiệm caođểdễdàng phân tích thông tin và xửlý các tình huống xảy ra.
+ Cần bổ sung nhân lực để thành lập thêm Bộ phận kiểm soát rủi ro cho Chi
nhánh. Bộ phận kiểm soát rủi ro và kiểm soát nội bộ phải hoàn toàn độc lập nhưng vẫn
thống nhất, hỗ trợ chonhững bộ phận khác.
+ Ứng dụng các công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho công tác giám sát, quản lý và phát hiện những rủi ro đang và sẽ xảy ra để đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp.
+ Hướng tới xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, phát hiện và đánh
giá chính xác rủi ro, cập nhật đầy đủ thông tin,… tạo điều kiện để phân tích, đánh giá độc lập công tác quản trị rủi ro lãi suất của Chi nhánh.
- Trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay, kiểm soát nội bộ ngày càng
sinh trong tương lai. Các nghiệp vụ phái sinh thao tác chủ yếu trên hệ thống máy tính, kiểm soát nội bộ sẽ đảm bảo số liệu trên các hệ thống thiết bị cũng như trình độ, kỹ
thuật của cán bộ nhân viên đem đến hiệu quả cao.
3.2.5. Nâng cao hệ thống kế toán thống kê của ngân hàng
- Chi nhánh phải nâng cao hệ thống kế toán của mình hơn nữa, xây dựng một hệ
thống chính xác, cập nhật liên tục, chặt chẽ để dễ dàng cung cấp các số liệu, thông tin
hỗ trợ các công tác phục vụ quản trị rủi ro lãi suất. Để đo lường, giám sát rủi ro lãi suất
Chi nhánh cần thực hiện:
+ Lập ra bảng tổng kết tất cả các TS - NV nhạy cảm lãi suất, xác định mức độ
nhạy cảm với lãi suất của chùng và sắp xếp theo thứ tự. Theo đó, dựa vào bảng ta có
thể theo dõiđược thời gian định giá lạicủa từng khoản mục.
+ Cập nhật thường xuyên có thể theo ngày, theo tháng, theo năm,…sự thay đổi
các khoản mụccủa TS - NV nhạy cảm lãi suất đểcung cấp đầy đủ số liệu phục vụ cho
việc đo lường,nghiên cứu, giám sát, báo cáo sự tác động của biến đổi lãi suất đối với
thu nhập của Chi nhánh.
+ Xác định chính xác các khoản tiền rút trước hạn, trả nợ trước hạn hoặc gia hạn
nợ để dễ dàng xếp chúng vào nhóm TS - NV nhạy cảm hay không nhạy cảm lãi suất.
Với nhóm tài sản thanh toán theo nhiều kỳ hạn, cần có các số liệu đầy đủ về giá trị
thanh toán của từng kỳ hạn.
3.2.6. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng
- Để có thể thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro lãi suất được toàn diện, chặt
chẽ Chi nhánh cần xây dụng một hệ thống chính sách quản lý cụ thể. Đây là công việc
khá phức tạp và khó khăn đòi hỏi sự quan tâm, chú trọng của toàn thể cán bộ cũng như
nhân viên của Chi nhánh:
+ Phân công, quy định rõ bộ phận chuyên trách thực hiện và kiểm soát rủi ro lãi suất, yêu cầu bộ phận này thực hiện đúng theo những điều quy định trong chính sách.
+ Xây dựng hệthống đo lường rủi ro lãi suất cụthểcùng với các kỹthuật phù hợp
để dễ dàng phân tích, đánh giá những tác động của biến động lãi suất thị trường đến các hoạt động của Chi nhánh.
+ Xác định các chỉ tiêu, hạn mức rủi ro lãi suất phù hợp với quy mô, điều kiện
mà Chi nhánh chấp nhận được để hoạt độngsinh lời, nếu cóthể xác địnhphạmvi cho từng danh mụcTS thì càng tốt.Hạn mức này cần được theo dõi và xácđịnh lại định kỳ
nhằm phù hợp với môi trường kinh doanh thực tế qua từng thời kỳ.
+Đề ra các biện pháp và nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất có thể áp dụng vào
điều kiện thực tế của Chi nhánh.
+ Đề ra các yêu cầu, nội dung trong công tác thu thập số liệu, lập các báo cáo để
từ đó đề ra các biện pháp hạn chế tối đa sự tác động của rủi ro đến thu nhập của Chi
nhánh.
- Sau khi xây dựng được chính xác quản trị rủi ro lãi suất phù hợp cần có sự phê duyệt của Ban lãnhđạo Chi nhánh và của Vietinbank Trung ương để đưa áp dụng thực
tiễn.
3.2.7. Lựa chọn các mô hình đo lường quản trị rủi ro lãi suất phù hợp
- Tuy mô hình tái định giá vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng hiện nay mô hình này khá phù hợp với điều kiện thực tế của Chi nhánh, việc tính toán cũng đơn giản, dễ theo
dõi giúp tiết kiếm được thời gian và chi phí. Nhưng trong tương lai, thị trường tài chính càng phát triển dẫn đến rủi ro lãi suất xuất hiện hiện ngày càng nhiều và khó dự đoán hơn. Chi nhánh cần nghiên cứu sâu hơn về mô hình này nhằm cải tiến hơn, hạn
chế những nhược điểm, giả định ban đầu của nó.
+ Với giả định mức độbiến động của các TS– NV đối với lãi suất là như nhau, Chi nhánh có thể khắc phục bằng cách nghiên cứu, khảo sát tìm ra mối quan hệ giữa thu nhập lãi và chi phí trảlãi với lãi suất.
+ Với giả định các khoản vay được hoàn trả 1 lần khi đến hạn, Chi nhánh có thể
chia TS và NV ra nhiều thành phần với từng kỳ hạn tái định giá tương ứng.
+ Đối với các tài sản ngắn hạn, không nên đưa hết vào nhóm tài sản nhạy cảm
với lãi suất, mà ngân hàng cần tính một tỷ lệ phù hợp có nhạy cảm với lãi suất, còn lại
- Hoặc là có thể nghiên cứu để áp dụng linh hoạt mô hình tái định giá xen kẽ với
mô hình thời lượng để tận dụng ưu điểm của 2 mô hình bù đắp cho nhau.
- Để áp dụng được các mô hình đo lường rủi ro lãi suất, thì các điều kiện khác
cũng cần được chú trọng nâng cao để tạo tiền đề vững chắc giúp cho việc giám sát
thuận lợi hơn.
3.2.8. Duy trì cân đối giữa TS Có - Nợ nhạy cảm lãi suất
- Hiện nay, khe hở nhạy cảm lãi suất của Chi nhánh âm khá lớn, vì thế nếu thời
gian tới lãi suất thị trường chuyển biến tăng sẽ gây thiệt hại cho Ngân hàng. Để hạn
chế sự tác động của biến động lãi suất, Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TS Có và Nợ nhạy cảm lãi suất.
- Chi nhánh có thể cân đối NV và TS nhạy cảm lãi suất bằng cách giảm NV nhạy
cảm lãi suất, tăng TS nhạy cảm lãi suất hoặc kéo dài kỳ hạn NV nhạy cảm lãi suất, rút
ngắnkỳ hạn TS nhạy cảm lãi suất:
+ Chuyển các khoản vay từ lãi suất thả nổi sang cố định, các khoản cho vay từ lãi suất cố định sang thả nổi.
+ Tăng cường đầu tư, cho vay ngắn hạn, cho vay trên thị trường liên ngân hàng. - Tuy nhiên biện pháp này khá khó áp dụng vì nó còn phụ thuộc nhu cầu vay vốn
và gửi tiền của khách hàng.
3.2.9 Sử dụng các công cụ phái sinh
- Tuy các công cụphái sinhở Việt Nam chưa phát triển, các nghiệp vụkhá phức
tạp, đòi hỏi kỹ thuật công nghệ hiện đại, cán bộ am hiểu tường tận cũng như quy mô
tài chính lớn,… nhưng theo xu hướng phát triển ngày nay, Chi nhánh nên nghiên cứu,
tạo điều kiện để đưa các sản phẩm phái sinh vào sản phẩm, dịch vụ của mình là hết sức
cần thiết nhằmhạn chế rủi ro lãi suất một cách hiệu quả trong hoạt động và kiếm thêm thu nhập từviệckhách hàng sử dụng sản phẩm.
+ Chi nhánh nên tổ chức tuyên truyền, tư vấn về sản phẩm phái sinh cho các
thông tin cần thiết về sản phẩm này trên website của mình, các buổi hội thảo, bảng
quảng cáo,…
+ Cử các cán bộ ra nước ngoài học tập hay tập huấn tại các trung tâm do Ngân hàng Tung ương đào tạo để được trang bị những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ phái sinh để áp dụng vào điều kiện thực tế của Chi nhánh.
3.3. Một số kiến nghị
- Để các NHTM phát triển, không gặp nhiều rào cản, khó khăn trong quá trình hoạt động cũng như thực hiện các công tác quản trị rủi ro lãi suất, đặc biệt là vận dụng
các nghiệp vụ phái sinh vào điều kiện thực tế của Ngân hàng mình. Chính phủ,
NHNN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ở Trung ương cần thực hiện tạo
một số điều kiện sau:
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Hoàn thiên khung pháp lý về thị trường tài chính và tiền tệ, áp dụng đầy đủ các
chuẩn mực khu vực và quốc tế, các thành phần trong khuôn khổ này cần thống nhất, đồng bộ với nhau. Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh, chặt chẽ để phòng ngừa, răn đe, xử lỷ đối với các hành vi vi phạm.
- Nâng cao, đẩy mạnh năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước để xây dụng một
hệ thống thị trường ổn định vững chắc.
- Chính phủ kết hợp với Ủy ban chứng khoán tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động củathị trường chứng khoán
- Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng, hệ thống
thanh toán liên ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam, công nghệ vẫn còn lạc hậu so với