5. Kết cấu của khóa luận:
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu
Sản lượng hàng hóa xuất khẩu là số lượng, khối lượng hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian (kì kinh doanh) nhất định.
Ý nghĩa của sản lượng hàng hóa xuất khẩu là phản ánh qui mô kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp bằng hiện vật. Ngoài ra, sản lượng hàng hóa xuất khẩu còn là chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để hạch toán các chỉ tiêu khác như giá trị hàng hóa xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu, chi phí xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu cửa doanh nghiệp.
1.2.1.2 Giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là số tiền thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tính theo giá bán điều kiện giao hàng FOB. Giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có thể được tính bằng ngoại tệ hoặc nội tệ. Thông thường, trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được tính bằng đồng ngoại tệ (chủ yếu là
đồng USD) thì thường được gọi là kim ngạch xuất khẩu. Ý nghĩa của chỉ tiêu này là phản ánh tổng hợp qui mô kết quả kinh doanh xuất khẩu bằng giá trị.
1.2.1.3 Doanh thu xuất khẩu
Doanh thu xuất khẩu là doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Đó là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được, hoặc sẽ thu được (đã được khách hàng chấp nhận thanh toán) từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Đó là giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại sau khi đã khấu trừ các khoản giảm trừ như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng hóa bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
Công thức tính chỉ tiêu doanh thu xuất khẩu:
R = R =
Trong đó:
R: Doanh thu xuất khẩu
: Sản lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu loại i
: Giá bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu loại i theo điều kiện giao hàng FOB e: Tỉ giá hối đoái trên thị trường
1.2.1.4 Lợi nhuận xuất khẩu
Theo qui định hiện hành, lợi nhuận được xác định dưới các hình thức: Lợi nhuận trước thuế:
EBT = R – TC
Lợi nhuận sau thuế:
Trong đó:
EBT (Earnings Before Tax income): Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp NI (Net Income): Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
R (Revenue): Tổng doanh thu TC (Total Cost): Tổng chi phí
T (Tax income): Thuế thu nhập doanh nghiệp
Như vậy, lợi nhuận xuất khẩu là lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2.1.5 Thị trường, thị phần xuất khẩua. Thị trường a. Thị trường
Theo quan niệm truyền thống (cách hiểu trong kinh tế học và kinh doanh), thị trường là nơi người mua và người bán (người có nhu cầu và người cung cấp) trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Theo Mc Carthy -một chính trị gia người Mỹ, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa bang Wisconsin (từ 1947 -1957): “Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó”.
Theo quan điểm Marketing hiện đại, thị trường là tập hợp tất cả khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp.
Về mặt ý nghĩa, thị trường là chỉ tiêu phản ánh phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp; là nhân tố quyết định đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, vì thế quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu và giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ.
Thị phần là phần thị trường của doanh nghiệp, được đo bằng tỉ số giữa sản lượng hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cung ứng cho thị trường và tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường đó trong một khoảng thời gian nhất định; hoặc giữa doanh thu của doanh nghiệp và tổng doanh thu của các doanh nghiệp cùng kinh doanh ngành hàng đó trên cùng thị trường.
Trong đó:
MS: Thị phần của doanh nghiệp : Doanh thu của doanh nghiệp
: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng trên cùng thị trường
Về ý nghĩa, thị phần là chỉ tiêu phản ánh mức độ kiểm soát, chi phối thị trường của doanh nghiệp. Do đó, thị phần là chỉ tiêu tổng hợp đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu1.2.2.1 Suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) 1.2.2.1 Suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Suất sinh lợi trên doanh thu là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp thu được trong kì kinh doanh.
ROS =
Trong đó:
ROS (Return On Sale): Suất sinh lợi trên doanh thu
EBT (Earnings Before Tax income): Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp NI (Net Income): Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Suất sinh lợi trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế, suất sinh lợi của doanh thu càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, suất sinh lợi của doanh thu cao hay thấp còn phụ thuộc đặc điểm kĩ thuật của từng ngành kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kì kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng.
1.2.2.2 Suất sinh lợi trên chi phí (ROC)
Suất sinh lợi của chi phí là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp thu được trong kì kinh doanh:
Trong đó:
ROC (Return On Cost): Suất sinh lợi trên chi phí
EBT (Earnings Before Tax income): Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp NI (Net Income): Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
TC (Total Cost): Tổng chi phí của doanh nghiệp trong kì kinh doanh
Suất sinh lợi trên chi phí cho biết một đồng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế, suất sinh lợi của chi phí càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, suất sinh lợi của chi phí cao hay thấp còn phụ thuộc đặc điểm kĩ thuật của từng ngành kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kì kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng.
1.2.2.3 Suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Suất sinh lợi trên tài sản là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thu được và giá trị tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kì kinh doanh đó.
ROA (Return On Assets): Suất sinh lợi trên tài sản
EBT (Earnings Before Tax income): Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp NI (Net Income): Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(Average total assets): giá trị tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kì kinh doanh
Về ý nghĩa, suất sinh lợi trên tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế, suất sinh lợi trên tài sản càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, suất sinh lợi trên tài sản cao hay thấp còn phụ thuộc vào ngành hàng kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kì kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng.
1.2.2.4 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012, tr.81), đứng trên góc độ cổ đông (chủ sở hữu), chỉ số quan trọng nhất là suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thu được và bình quân giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kì kinh doanh đó.
Trong đó:
ROE (Return On Equity): Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
EBT (Earnings Before Tax income): Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp NI (Net Income): Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(Average Equity): Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân trong kì kinh doanh
Về ý nghĩa, suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì thế, suất sinh lợi của vốn chủ càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, suất sinh lợi trên tài sản cao hay thấp còn phụ thuộc đặc điểm ngành hàng kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu này
dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kì kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu
Xét ở bình diện tổng quát, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, từ phía bên trong doanh nghiệp đến các nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường kinh doanh quốc tế.
Xét ở bình diện cụ thể (khả năng đo lường mức độ ảnh hưởng), các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp suy cho cùng được xác định thông qua các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.3.1 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp quyết định nội lực của doanh nghiệp, vì thế đóng vai trò quyết định năng lực cạnh tranh, kết quả và hiệu quả kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố này trước hết và chủ lực bao gồm: nguồn nhân lực và năng lực quản trị, tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất, kĩ thuật và công nghệ, các chiến lược Marketing, hoạt động nghiên cứu phát triển và văn hóa tổ chức.
1.3.1.1 Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi... Trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách...
Dù ở bất cứ xã hội nào vấn đề mấu chốt của quản trị vẫn là quản trị nguồn nhân lực. Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật tư phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không biết hoặc quản trị kém nguồn tài nguyên nhân sự. Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân sự này tạo ra bộ mặt văn hoá của tổ chức, tạo ra bầu không khí có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hay lúc nào cũng căng thẳng bất ổn định. Như vậy
quản trị nhân sự gắn liền với việc tổ chức, bất kỳ doanh nghiệp nào hình thành và hoạt động thì đều phải có bộ phận tổ chức.
1.3.1.2 Tiềm lực tài chính
Được đặc trưng bởi số lượng, chất lượng các khối tài sản tài chính trong doanh nghiệp. Trong đó, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp là số lượng và cơ cấu của khối tài sản và nguồn vốn được huy động để hình thành nên khối tài sản đó.Tiềm lực tài chính có vai trò quyết định năng lực đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; năng lực dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm. Vì thế, tiềm lực tài chính có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện các chiến lược kinh doanh, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, kiểm soát và gia tăng năng lực tài chính là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu.
1.3.1.3 Chiến lược Marketing
Các chiến lược Marketing là cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào nhằm tìm kiếm đầu vào, đầu ra và nâng cao vị thể của doanh nghiệp trên thương trường. Một doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng ở thị trường nước ngoài thì việc sản phẩm có chất lượng thôi chưa đủ mà còn cần phải có chiến lược Marketing đứng đắn vì điều này giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi vậy, các chiến lược Marketing là một bộ phận quan trọng của các chiến lược kinh doanh, là những nhân tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt trong kinh doanh xuất khẩu.
1.3.1.4 Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Theo đà phát triển của xã hội, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng. Vì thế, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển để nâng cao năng lực đổi mới sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này lại càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vì phải đối mặt
với sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ ở các quốc gia phát triển. Bởi thế, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển là cần thiết nhưng đó là một chiến lược phức hợp đòi hỏi một nguồn lực tài chính không nhỏ đối với bất kì doanh nghiệp nào.
1.3.2 Các nhân tố môi trường vi mô1.3.2.1 Khách hàng 1.3.2.1 Khách hàng
Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều lấy khách hàng/sự hài lòng hoặc thõa mãn của khách hàng làm trọng tâm.
1.3.2.2 Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp là một mắc xích quan trọng trong việc đưa giá trị của sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Họ cung cấp cho doanh nghiệp những nguyên vật liệu cần thiết để doanh nghiệp cho ra sản phẩm/dịch vụ. Do đó những vấn đề liên quan đến nhà cung cấp như giá nguyên vật liệu tăng, giao nguyên vật liệu trễ thời hạn, thiếu hụt nguyên vật liệu có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách chiếm giữ khách hàng, vì thế bắt buộc doanh nghiệp phải luôn cải thiện sản phẩm, dịch vụ để duy trì sự thỏa mãn và hài lòng từ khách hàng nhằm giữ vững và tăng cường lượng khách hàng trung thành.
1.3.2.4 Sản phẩm thay thế
Hàng hóa thay thế (hay còn gọi là sản phẩm thay thế) là hàng hóa có thể thay thế các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn. Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn cùng một nhu cầu so với sản phẩm hiện tại, đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp.
Vì vậy, sản phẩm thay thế được coi là mối đe dọa đối với hoạt động của doanh nghiệp trong ngành. Những sản phẩm thay thế có tính năng, công dụng đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn nhưng giá thấp hơn là những sản phẩm thay thế nguy hiểm. Chúng có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán, giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn các sản phẩm hiện tại. Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của việc cải tiến công nghệ hoặc công nghệ mới. Doanh nghiệp cần phải theo dõi xu hướng phát triển của các sản phẩm thay thế để nhận diện hết nguy cơ do sản phẩm thay thế gây ra.
1.3.3 Các nhân tố môi trường vĩ mô1.3.3.1 Môi trường kinh tế 1.3.3.1 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lãi suất, tỉ giá hối đoái, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp, lạm phát... Ví dụ: khi lãi suất cho vay giãm, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay và mở rộng sản xuất, kinh doanh; hoặc khi chính phủ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm, thắc chặt chi tiêu...