Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 40 - 41)

5. Kết cấu của khóa luận:

1.4 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về xuất khẩu

1.4.1 Doanh nghiệp trong nước

Nằm trong khu vực có nhiều công ty tư nhân thu mua và chế biến mủ cao su, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận xác định việc gia tăng sản lượng thu mua là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược và góp phần xây dựng giá mua thỏa đáng cho các hộ tiểu điền. Nhờ sự nỗ lực và linh hoạt trong cơ chế thu mua như: mở rộng và phát triển mạng lưới trải rộng và đi sâu xuống các cơ sở, nhà vườn...; giá cạnh tranh, có hợp đồng chặt chẽ, giữ uy tín với nhà vườn cung cấp; thiết lập đường dây nóng, cập nhật, công bố thông tin thị trường và giá cả thường xuyên, kịp thời nên sản lượng thu mua của Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch.

Để đẩy mạnh công tác kinh doanh, Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng cao su, tận dụng mọi điều kiện hiện có, phát huy tối đa năng lực để sản xuất cao su tờ (sản phẩm truyền thống của đơn vị) và các loại cao su khác theo nhu cầu thị trường. Công tác kiểm phẩm ngày càng được chú trọng nâng cao, hầu hết sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng. Trong năm 2017, Công ty đã kiểm nghiệm 7.580 lô (53.067 mẫu), tăng hơn năm 2016 là 1.578 lô; kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu đầu vào ngay từ vườn cây; xây dựng, quản lý và triển khai thực hiện ISO 9001 phiên bản 2015, ISO/IEC 17025:2005 (mã số VILAS 704). Công ty cũng đã tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm để quảng bá đến khách hàng trong và ngoài nước. Năm 2016, Công ty vinh dự được Bộ Khoa học & Công nghệ trao tặng “Giải Bạc chất lượng quốc gia năm 2016”. Năm 2017, Công ty đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu Cao su Việt Nam đối với 04 sản phẩm: SVR 3L, SVR 10 (Nhà máy chế biến Suối Kè) và SVR CV60, SVR 3L (Nhà máy chế biến Suối Kè 2).4

1.4.2 Doanh nghiệp nước ngoài

Các nước sản xuất cao su chủ chốt trên thế giới đã tổ chức Hội nghị Cao su Toàn cầu diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 12 đến ngày 14/9/2017. Kết quả hội nghị là 3 nước sản xuất hàng đầu – Thái Lan, Malaysia và Indonesia – quyết định không hạn chế sản xuất mặt hàng cao su. Mặc dù giá cao su đang giảm nhưng

4https://www.vra.com.vn/thong-tin-hoi-vien/cong-ty-tnhh-mtv-cao-su-binh-thuan-tung-buoc-no- luc-xay-dung-hinh-anh-thuong-hieu-san-pham.10501.html

nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng trong tương lai của mặt hàng này. Đó là một trong lý do khiến các nước sản xuất chủ chốt không quyết định cắt giảm sản lượng trong Hội nghị vừa qua.

Trước đó, nhóm 3 nước sản xuất nói trên – chiếm khoảng 70% nguồn cung cấp cao su tự nhiên toàn cầu – đã rất nỗ lực nhiều năm liền trong việc kiềm chế sản lượng dư thừa, song hiệu quả được đánh giá là chỉ ở mức hạn chế. Mới đây nhất, vào tháng hai, 3 nước cho biết sẽ giảm sản lượng tổng cộng 615.000 tấn, tương đương khoảng 6% nguồn cung toàn cầu. Thông tin này cũng chỉ có thể đẩy giá tăng lên trong một thời gian ngắn.

Malaysia, nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 6 thế giới, dự báo sẽ trồng 50.000 ha cao su mới trong năm nay, bổ sung thêm 700 tấn cao su vào thị trường, và như vậy năm 2017 sẽ có tổng cộng 545.000 ha cao su cho thu hoạch mủ. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Chatchai Sarikulya tại Hội nghị cũng khẳng định tổ chức các nước sản xuất cao su sẽ theo dõi chặt chẽ xu hướng diễn biến giá để đưa ra những biện pháp khi cần thiết. “Nếu giá giảm tới mức gây lo ngại, biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể là cần thiết để đẩy giá tăng lên”, ông Chatchai khẳng định.5

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w