5. Kết cấu của khóa luận:
2.2.3 Các chế định pháp lý đối với kinh doanh caosu nguyên liệu tại thị
tăng nhẹ trong giai đoạn 2013 – 2015 và giữ trong khoảng 450,000 tấn. Trong đó, thị phần của mủ cao su luôn chiếm đáng kể ở mức gần 90% so với tổng sản lượng và sản lượng cao su khô chiếm phần nhỏ còn lại.
2.2.3 Các chế định pháp lý đối với kinh doanh cao su nguyên liệu tại thị trường Malaysia trường Malaysia
Trong những năm qua, rất nhiều nội dung hợp tác trong lĩnh vực thương mại 2 nước Việt Nam - Malaysia được triển khai hết sức hiệu quả như hợp tác về xuất nhập khẩu, hợp tác trong đàm phán, ký kết, thiết lập khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các đối tác. Tại kỳ họp thứ 2 của Ủy ban hỗn hợp thương mại tháng 3/2013 tại Hà Nội, Việt Nam và Malaysia đã cam kết sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động
xúc tiến thương mại để kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn, trong đó có việc cân bằng giữa hai bên, tức là không có nước nào nhập siêu, xuất siêu.26
Theo thống kê của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, tính đến ngày 10/8/2016, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với 75 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Malaysia. Mục đích ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: Miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của Malaysia; hoặc khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại Malaysia vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, các hiệp định này còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Malaysia trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.27
Về hàng rào thương mại, Malaysia có một hệ thống cấp phép xuất khẩu. Trong một số lĩnh vực, Malaysia duy trì các chương trình thuế dường như cung cấp trợ cấp cho xuất khẩu. Trong các trường hợp khác, mục tiêu là hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cụ thể. Đối với các sản phẩm như cao su, cần phải có giấy phép đặc biệt của các cơ quan chính phủ và thuế đánh vào hàng xuất khẩu này để khuyến khích chế biến trong nước.
Về thuế nhập khẩu, thuế của Malaysia thường được áp đặt trên cơ sở giá bán, với mức thuế áp dụng trung bình là 6.1% đối với hàng công nghiệp. Mức thuế dành cho các dòng thuế nơi có sản lượng địa phương đáng kể thường cao hơn. Nhập khẩu cũng phải chịu thuế hàng hóa và dịch vụ của Malaysia (GST),được áp dụng với tỷ lệ chuẩn 6%. Đối với sản phẩm cao su của Việt Nam, mức thuế nhập khẩu của
Malaysia là 0%
Chứng từ và các yêu cầu cho nhập khẩu của Malaysia: Các giấy tờ sau đây được yêu cầu bởi hải quan Malaysia để xuất khẩu sản phẩm sang Malaysia: Hóa đơn; Danh sách đóng gói; Thư gửi hàng; Tờ rơi, catalogue hoặc các tài liệu liên quan khác; Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu được bảo hiểm; Vận đơn / hàng không; Thư tín dụng (nếu có); Giấy phép, giấy phép / giấy chứng nhận; Bằng chứng về
26http://www.ntpc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=454:thi-truong-xuat-khau- malaysia&catid=6:thi-truong-quoc-te&Itemid=10&lang=zh
27http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/hiep-dinh-tranh-danh-thue-hai-lan-giua-viet-nam-va- malaysia
thanh toán; Mẫu tờ khai (Mẫu Hải quan số 1) cho biết số, mô tả bao bì / thùng, giá trị, trọng lượng, số lượng và loại hàng hoá và nước xuất xứ; Các mẫu đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được nộp cho cơ quan Hải quan tại nơi hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu; Tất cả các khoản thuế / thuế hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu sẽ phải được thanh toán trước để hàng có thể được giải phóng. Thuế phải nộp bao gồm thuế nhập khẩu và thuế bán hàng.
Yêu cầu ghi nhãn/nhãn hiệu của Malaysia: Tổng quan về các yêu cầu ghi nhãn và gán nhãn hiệu là khác nhau, bao gồm bất kỳ quảng cáo hạn chế hoặc nhãn hiệu thực tế và nơi nào để có thêm thông tin.
Cơ quan chứng nhận, kiểm tra và kiểm định hàng đầu tại Malaysia là Sirim QAS, một chi nhánh của SIRIM Bhd. SIRIM Berhad, trước đây gọi là Viện nghiên cứu Công nghiệp và Tiêu chuẩn của Malaysia, là công ty thuộc chính phủ cung cấp cơ sở hạ tầng thể chế và kỹ thuật cho Chính phủ. Nó cũng cung cấp các tiêu
chuẩn cho các chứng nhận khác nhau.
Quy định hải quan bao gồm các quy định hải quan và thông tin liên lạc cho cơ quan hải quan của nước này. Malaysia áp dụng Hệ thống Thuế quan Hài hoà (HTS) để phân loại hàng hoá. Tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vào nước phải được phân loại theo số thuế quan của Malaysia. Bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu phải được chuyển đến các trạm hải quan cụ thể mà hàng hóa đó phải nhập khẩu.
Tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội Malaysia, và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia sử dụng một quy trình đồng thuận để phát triển các tiêu chuẩn mới, cho phép các nhà sản xuất, thương nhân, người tiêu dùng, chính phủ và những người khác cung cấp đầu vào và xem xét đưa vào quá trình phát triển. Malaysia tuân thủ "Mã Tiêu chuẩn" của WTO về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại. SIRIM Berhad, trước đây gọi là Viện Nghiên cứu Công nghiệp và Tiêu chuẩn của Malaysia, là công ty của chính phủ cung cấp cơ sở hạ tầng thể chế và kỹ thuật cho Chính phủ.28
2.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu cao su Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh giai đoạn 2014 - 2017
2.3.1 Phân tích chung về thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh giai đoạn 2014 - 2017
Đơn vị tính: Việt Nam Đồng
Năm 2014 2015 2016 2017 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 57,963,602,100 28,180,726,400 219,849,277,445 29,148,369,00 0
Doanh thu hoạt
động tài chính 135,836,479 58,762,789 322,712,848 143,375,435 Tổng doanh thu 58,099,438,579 28,239,489,189 220,171,990,293 29,291,744,43 5 Giá vốn hàng hóa 57,988,451,420 29,839,500,000 211,785,770,520 19,158,064,53 1 Chi phí bán hàng 264,734,128 99,506,711 1,993,825,854 51,355,670 Chi phí quản lí doanh nghiệp 1,082,014,732 699,045,835 1,044,140,231 3,289,985,247 Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 59,335,200,280 30,638,052,546 214,823,736,605 22,499,405,44 8 Chi phí tài chính 674,893,449 262,898,316 836,598,111 286,043,674 Tổng chi phí 60,010,093,729 30,900,950,862 215,660,334,716 22,785,449,12 2 Lợi nhuận trước
thuế (1,910,662,822) (2,522,860,643) 4,511,615,577 5,665,703,915 Lợi nhuận sau
thuế (1,910,662,822) (2,522,860,643) 4,476,040,453 4,364,444,852
ROS (0.0329) (0.0893) 0.0203 0.1490
Tài sản dài hạn 1,428,463,013 - - - Tài sản ngắn hạn 25,683,299,376 2,396,212,892 30,157,415,338 9,945,290,239 Tổng tài sản 27,111,762,389 2,396,212,892 30,157,415,338 9,945,290,239 ROA (0.0705) (1.0529) 0.1484 0.4388 Nợ phải trả 24,900,000,000 3,006,500,000 26,291,661,993 1,301,259,063 Vốn chủ sở hữu 2,211,762,389 (610,287,108) 3,865,753,345 8,644,031,176 Tổng nguồn vốn 27,111,762,389 2,396,212,892 30,157,415,338 9,945,290,239 ROE (0.8639) - 4.1339 1.1579 0.5049
Bảng 2-7: Kết quả phân tích lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Sao Mai Anh JSC
(Nguồn: Phân tích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Sao Mai Anh JSC các năm 2014, 2015, 2016, 2017) Nhận xét:
Về doanh thu, doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu năm 2015 giảm gần một nửa so với năm 2014, sau đó tăng gấp 5 lần vào năm 2016 và giảm xuống mức tương đương với năm 2015 vào năm 2017.
Về chi phí, phần lớn chi phí đến từ chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và có biến động cùng chiều với doanh thu. Từ năm 2014-2016, giá vốn hàng bán chiếm khoảng 98%chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên đến năm 2017, giá vốn hàng bán chỉ chiếm 85% chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bởi chi phí quản lí doanh nghiệp đã tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó.
Về lợi nhuận, năm 2014 và 2015, lợi nhuận của công ty ở mức âm do chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lớn hơn doanh thu khiến doanh nghiệp bị thua lỗ. Năm 2016, lợi nhuận công ty kiếm được đã bù đắp được khoản thua lỗ từ 2 năm trước, không những thế lợi nhuận của công ty còn lên mức trên 5,6 tỷ vào năm 2017.
Về suất sinh lợi trên doanh thu, suất sinh lợi trên doanh thu năm 2014 và năm 2015 âm do lợi nhuận âm đồng nghĩa với việc trong 2 năm này hoạt động kinh
doanh xuất khẩu của doanh nghiệp không thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, từ năm 2016, suất sinh lợi của doanh thu ngày càng tăng mạnh hay hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Một đồng doanh thu tạo ra lần lượt 0.02 và 0.15 đồng lợi nhuận tương ứng với năm 2016 và 2017.
Về suất sinh lợi trên chi phí, suất sinh lợi trên chi phí năm 2014 và năm 2015 âm do lợi nhuận âm đồng nghĩa với việc trong 2 năm này hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp không thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, từ năm 2016, suất sinh lợi của chi phí ngày càng tăng mạnh hay hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng cao. Điển hình là vào năm 2017, một đồng chi phí tạo ra gần 0,2 đồng lợi nhuận.
Về tài sản và nguồn vốn, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là tương đương nhau. Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tổng nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó, tài sản ngắn hạn là nguồn tài sản chính của doanh nghiệp, nguồn tài sản dài hạn duy nhất của công ty tồn tại vào năm 2014 nhưng chiếm chưa đến 5,3% tổng tài sản. Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2015 chưa bằng 10% số tài sản ở năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2016, số tài sản này đã tăng đáng kể (gấp khoảng 13 lần so với năm 2015) nhưng sau đó lại giảm xuống còn khoảng 1/3 vào năm 2017. Giai đoạn 2014-2016, tổng nguồn vốn chủ yếu đến từ nợ ngắn hạn (vay ngân hàng, nợ tiền hàng…), một phần đến từ vốn chủ sở hữu nhưng không đáng kể, thậm chí năm 2015 nguồn vốn chủ sở hữu còn bị âm. Tuy nhiên đến năm 2017, nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên đáng kể và trở thành nguồn vốn chủ lực trong tổng nguồn vốn của công ty.
Về suất sinh lợi trên tài sản, suất sinh lợi trên tài sản năm 2014 và năm 2015 âm do lợi nhuận âm bởi trong 2 năm này hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp không thật sự hiệu quả. Từ năm 2016 đến năm 2017, doanh nghiệp hoạt động với hiệu quả cao nên suất sinh lợi trên tài sản tăng đáng kể. Năm 2017, một đồng tài sản tạo ra hơn 0,4 đồng lợi nhuận.
Về suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, năm 2014 và năm 2015, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp không thật sự hiệu quả nên lợi nhuận âm dẫn đến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu âm. Năm 2016, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng cao sau đó giảm còn 1/3 vào năm 2017.