5. Kết cấu của khóa luận:
2.4.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu những người trực tiếp quản lý công việc, những người liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài khóa luận tại doanh nghiệp. Đối tượng phỏng vấn bao gồm 6 người trong đó có giám đốc doanh nghiệp; cán bộ, nhân viên các phòng ban. (phụ lục 4)
Phương thức thảo luận sử dụng các câu hỏi mở dưới sự điều khiển của tác giả, các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do tác giả soạn thảo (phụ lục 2); các thành viên khác đưa ra quan điểm phản
biện lại ý kiến của các thành viên trước đó, cho đến khi không còn quan điểm của ai, các thành viên cho biết ý kiến bằng văn bản và sắp xếp các phương án theo trình tự từ đặc biệt quan trọng đến ít quan trọng. Tiếp theo các thành viên tham gia thảo luận đánh giá mức độ quan trọng của từng kết quả đạt được và nguyên nhân; những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp và nguyên nhân được đa số (ít nhất 4/6) các thành viên lựa chọn theo thang điểm 4 bậc: (1): ít quan trọng; (2): quan trọng; (3): rất quan trọng; (4): đặc biệt quan trọng. Tác giả tổng hợp kết quả đánh giá lại.
2.4.2.2 Kết quả đánh giá
Để có thể đánh giá một cách chính xác về các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường
Malaysia cũng như là các cơ hội và thách thức; điểm mạnh và điểm yếu, tôi đã tiến hành phương pháp thảo luận nhóm tập trung kết hợp phỏng vấn chuyên sâu. Với phương pháp này, 6 người trong nhóm khảo sát sẽ nhận 1 bản khảo sát và có thời gian 5 phút để đọc lướt qua các câu hỏi. Sau đó, từ phần các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong và xu hướng ảnh hưởng của chúng mà tôi đã tổng hợp từ những bài báo, phân tích của các chuyên gia ở phần trước tôi sẽ đưa ra ý kiến của mình, rồi mời lần lượt các chuyên gia nhận xét và đưa ra ý kiến đánh giá lại. Tiếp theo, tôi sẽ tổng hợp lại tất cả câu trả lời dưới dạng bảng và yêu cầu người tham gia phỏng vấn nhận xét và bổ sung. Cuối cùng, sau khi hoàn thiện bảng kết quả, người tham gia phỏng vấn sẽ đánh giá mức độ quan trọng của từng cơ hội và thách thức; điểm mạnh và điểm yếu đối với tình hình xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia trong tương lai. Kết quả thảo luận nhóm tập trung kết hợp phỏng vấn chuyên sâu được tổng hợp như sau:
Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
1. Tình hình cung – cầu cao su 2. Giá cao su trên thế giới
3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 4. Tăng trưởng nền kinh tế thế giới
5. Sản phẩm thay thế 6. Giá dầu thế giới
7. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 8. Biến đổi khí hậu
9. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam 10. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm
Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên trong
1. Nguồn nhân lực và năng lực quản trị 2. Tiềm lực tài chính
3. Chiến lược Marketing
4. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 5. Chất lượng sản phẩm
6. Chi phí của doanh nghiệp
Các cơ hội
Dù một tổ chức có lớn đến đâu cũng không thể khai thác tất cả các cơ hội xuất hiện trên thị trường mà chỉ có thể khai thác được các cơ hội phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình. Mặt khác những cơ hội xuất hiện trên thị trường có thể có lợi cho tổ chức này nhưng lại đem bất lợi cho tổ chức khác. Chính vì vậy doanh nghiệp, tổ chức chỉ nên khai thác một hoặc một số những cơ hội hiện có trên thị trường, đó là các cơ hội hấp dẫn. Cơ hội hấp dẫn trong thương mại là những khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đã và sẽ xuất hiện trên thị trường được xem là phù hợp mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp có đủ điều kiện thuận lợi để khai thác và vượt qua nó để thu lợi nhuận.Phân tích cơ hội là nhằm xác định đâu là cơ hội tốt, cơ hội hấp dẫn để từ đó có những hướng triển khai nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả hơn những doanh nghiệp khác. Cơ hội của doanh nghiệp có thể khái quát như sau:
1. Nhu cầu cao su nguyên liệu tăng cao
2. Các nước thành viên ANRPC khuyến khích tăng sử dụng cao su thiên nhiên tại các thị trường nội địa
4. Các FTA giữa Việt Nam và Malaysia
5. Thị trường cao su đang được duy trì ở mức ổn định
6. Nỗ lực cắt giảm sản xuất dầu mỏ của OPEC và căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông sẽ hỗ trợ giá dầu
7. Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ tăng và đạt mức 3,1%
Các thách thức
Nguy cơ xuất hiện song song với cơ hội của doanh nghiệp, chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động của doanh nghiệp.Các nguy cơ xuất hiện ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, tổ chức, họ chỉ có thể tránh những nguy cơ có thể xảy đến với mình và nếu phải đối mặt với nó thì cố gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Phân tích nguy cơ giúp doanh nghiệp thực hiện những thay đổi, điều chỉnh cần thiết đối với những thay đổi, biến động có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những nguy cơ có thể kể đến gồm:
1. Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt
2. Sản phẩm thay thế (cao su tổng hợp) có giá cả cạnh tranh, thấp hơn tương đối so với cao su tự nhiên
3. Chính sách hạn chế xuất/nhập khẩu cao su nguyên liệu ở một số nước trên thế giới
4. Sự xuất hiện của các đối thủ mới tiềm ẩn trong các nước thành viên CPTPP 5. Thị trường Malaysia dần ưa chuộng sản phẩm cao su tổng hợp
6. Sự phát triển của cao su tổng hợp
7. Malaysia đang đối mặt với áp lực lãi suất tăng cao hơn, rủi ro tiền tệ và cuộc bầu cử đầy tranh cãi trong năm 2018
8. Các hiện tượng thời tiết thất thường như El Nino và La Nina xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt tại khu vực các quốc gia thuộc ANRPC
Các điểm mạnh
Trong thực tế kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp không biết tận dụng triệt để mọi sức mạnh của mình, phân tích điểm mạnh của Công ty nhằm xác định xem doanh nghiệp có lợi thế gì hơn so với đối thủ cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả lợi thế đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Sức mạnh của Công ty có thể kể đến bao gồm các yếu tố sau:
1. Giá cả hợp lí, phù hợp với thị trường 2. Chất lượng sản phẩm ổn định
3. Khả năng hợp tác cao
4. Lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành 5. Nguồn lực được phân bổ hợp lí, tính chuyên nghiệp cao
6. Có quan hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài 7. Năng lực tài chính thích hợp.
8. Quản lý chung và quản lý tổ chức tốt.
9. Có khả năng huy động vốn lớn khi cần thay đổi chiến lược.
Các điểm yếu
Phân tích điểm yếu của doanh nghiệp để thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện chưa tốt, cần có những thay đổi kịp thời. Doanh nghiệp phải khắc phục hoặc hạn chế điểm yếu của mình trong thời gian trước mắt hay ít nhất là có kế hoạch thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng có những điểm yếu mà doanh nghiệp có thể khắc phục được nhưng cũng có những điểm yếu mà doanh nghiệp không thể khắc phục được hoặc có thể nhưng hiện tại chưa đủ khả năng. Phân tích điểm yếu chính là để thực hiện thành công điều đó. Những yếu tố sau được coi là điểm yếu của công ty:
1. Sản phẩm thiếu đa dạng,chủ yếu là cao su nguyên liệu tự nhiên 2. Tốn nhiều chi phí, dịch vụ thuê ngoài
3. Không quảng bá được hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường 4. Trình độ nhân viên không đồng đều
5. Không đầu tư nhiều cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
6. Doanh nghiệp không có tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh
7. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh 8. Không có kế hoạch quản lí rủi ro
Các kết quả đánh giá của các chuyên gia được tổng hợp và sắp xếp các các nhân tố ảnh hưởng; các cơ hội và thách thức; điểm mạnh và điểm yếu có tầm quan trọng từ cao xuống thấp theo điểm số trung bình của chúng như sau:
STT Các nhân tố ảnh hưởng Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Mod
I Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
1 Giá cao su trên thế giới 4.00 4 4 4
2 Tình hình cung – cầu cao su 3.17 2 4 3
3 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
3.17 2 4 3
4 Giá dầu thế giới 3.17 3 4 3
5 Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
3.00 3 3 3
6 Tăng trưởng nền kinh tế thế giới 2.83 2 3 3
7 Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam
2.83 2 4 3
8 Sản phẩm thay thế 2.5 2 3 2
9 Biến đổi khí hậu 1.83 1 2 2
II Các nhân tố ảnh hưởng của môi trường bên trong
1 Tiềm lực tài chính 3.83 3 4 4
2 Chất lượng sản phẩm 3.83 3 4 4
3 Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
3.50 3 4 3
4 Chiến lược Marketing 3.50 3 4 3
5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển 3.17 2 4 3
6 Chi phí của doanh nghiệp 3.00 3 3 3
III Các cơ hội
1 Thị trường cao su đang được duy trì ở mức ổn định
3.50 3 4 3
2 Nhu cầu cao su nguyên liệu tăng cao
3.17 3 4 3
3 Các FTA giữa Việt Nam và Malaysia
3.17 2 4 3
4 Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh mẽ
2.83 2 3 3
5 Nỗ lực cắt giảm sản xuất dầu mỏ của OPEC và căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông sẽ hỗ trợ giá dầu
2.83 2 3 3
6 Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ tăng và đạt mức 3,1%
2.67 2 3 3
7 Các nước thành viên ANRPC khuyến khích tăng sử dụng cao su thiên nhiên tại các thị trường nội địa
2.50 2 3 2
IV Các thách thức
1 Thị trường Malaysia dần ưa chuộng sản phẩm cao su tổng hợp
2 Sự phát triển của cao su tổng hợp 3.50 3 4 3 3 Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày
càng quyết liệt
3.17 3 4 3
4 Sản phẩm thay thế (cao su tổng hợp) có giá cả cạnh tranh, thấp hơn tương đối so với cao su tự nhiên
3.17 2 4 3
5 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau từ các đối tác
3.00 3 3 3
6 Chính sách hạn chế xuất/nhập khẩu cao su nguyên liệu ở một số nước trên thế giới
2.83 2 4 3
7 Malaysia đang đối mặt với áp lực lãi suất tăng cao hơn, rủi ro tiền tệ và cuộc bầu cử đầy tranh cãi trong năm 2018
2.50 2 3 2
8 Sự xuất hiện của các đối thủ mới tiềm ẩn trong các nước thành viên CPTPP.
2.17 1 3 2
9 Các hiện tượng thời tiết thất thường như El Nino và La Nina xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt tại khu vực các quốc gia thuộc ANRPC
2.17 1 3 2
V Các điểm mạnh
1 Có khả năng huy động vốn lớn khi cần thay đổi chiến lược.
4.00 4 4 4 2 Giá cả hợp lí, phù hợp với thị trường 3.83 3 4 4 3 Chất lượng sản phẩm ổn định 3.83 3 4 4 4 Năng lực tài chính thích hợp 3.83 3 4 4
5 Khả năng hợp tác cao 3.67 3 4 4 6 Quản lý chung và quản lý tổ chức
tốt
3.67 3 4 4
7 Nguồn lực được phân bổ hợp lí, tính chuyên nghiệp cao
3.50 3 4 3
8 Có quan hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài
3.50 3 4 3
9 Lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành
3.17 3 4 3
VI Các điểm yếu
1 Không có kế hoạch quản lí rủi ro 3.83 3 4 4
2 Trình độ nhân viên không đồng đều 3.17 2 4 3 3 Không đầu tư nhiều cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển
3.00 3 3 3
4 Không quảng bá được hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
2.83 2 4 3
5 Doanh nghiệp không có tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh
2.50 2 3 2
6 Sản phẩm thiếu đa dạng, chủ yếu là cao su nguyên liệu tự nhiên
2.17 1 3 2
7 Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh
2.17 1 3 2
8 Tốn nhiều chi phí, dịch vụ thuê ngoài
Bảng 2-13: Các nhân tố ảnh hưởng và tầm quan trọng
(Nguồn: Tổng hợp và sắp xếp các ý kiến đánh giá trong quá trình thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu)
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đi sâu vào phân tích tình hình xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia giai đoạn 2014 - 2017. Những thông tin tổng quan về công ty như quả trình hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức kinh doanh, kết quả kinh doanh cũng như định hướng phát triển của công ty được tìm hiểu một cách rõ ràng, cụ thể tạo tiền đề để hiểu hơn về doanh nghiệp giúp dễ dàng đi vào phân tích một cách hiệu quả và chính xác nhất. Cung với đó, khi tiến hành phân tích tình hình xuất khẩu vào thị trường Malaysia cũng không thể bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội, tình hình cung – cầu cũng như các chế định pháp lí của thị trường này với các sản phẩm cao su của doanh nghiệp.
Các cơ sở lí thuyết về phân tích hoạt động xuất khẩu đã đề cập ở chương 1 được áp dụng triệt để để tiến hành nghiên cứu trong chương này. Bởi theo nghĩa hẹp (tiếp cận từ góc độ kết quả), hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tựu trung ở kết quả và hiệu quả kinh doanh, dưới tác động của các nhân tố ảnh hưởng trong một môi trường kinh doanh nhất định (ở đây là thị trường Malaysia). Vì vậy, toàn bộ tiến trình phân tích hoạt động kinh doanh như đánh giá kết quả, hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được thực hiện ở chương 2. Từ kết quả phân tích đó đưa ra dự báo các xu thế ảnh hưởng của từng nhân tố giúp tạo tiền đề cho việc đưa ra giải pháp xuất khẩu ở chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CP ĐT&PT SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG
MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2018 - 2025