Phân tích thực trạng xuất khẩu caosu của Công ty CP ĐT&PT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 69 - 73)

5. Kết cấu của khóa luận:

2.3.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu caosu của Công ty CP ĐT&PT

Anh vào thị trường Malaysia giai đoạn 2014 - 2017

Từ năm 2014 đến năm 2017, mặt hàng xuất khẩu chính (chiếm 90%) của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia là cao su SVR 10. Đây là loại cao su sản xuất từ mủ đông, mủ tạp và trải qua quá trình thuần thục nên bản chất của cao su là cứng. Vì vậy trong công nghệ lốp xe dùng loại cao su này pha trộn với RSS cấp hạng thấp, CV50 và Latex cho ra sản phẩm rất tốt, đáp ứng yêu cầu cơ bản của công nghệ lốp xe. Nhu cầu sử dụng cao su SVR 10 ở thị trường Malaysia là rất lớn để sản xuất lốp xe nhưng Việt Nam lại ít sản xuất loại cao su này, vì vậy Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh chủ yếu đặt hàng, gia công, nhập khẩu SVR 10 từ các đối tác nước ngoài sau đó xuất khẩu sang Malaysia.

Trong quá trình phân phối trong nội địa, có rất nhiều những đơn vị vận chuyển tràn lan trên thị trường nhưng doanh nghiệp đặc biệt tin tưởng đơn vị phụ trách vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Hàng Hóa Phương Nam bởi chất lượng dịch vụ của công ty này luôn được đảm bảo, tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian. Đồng thời, đây cũng là một công ty có thế mạnh tài chính, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và là đối tác đáng tin cậy của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh. Để hiểu rõ hơn và phân tích một cách chính xác nhất về thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia, dưới đây là các số liệu được tập hợp từ chứng từ chứng minh xuất khẩu của doanh nghiệp:

Năm Sản lượng hàng hóa xuất khẩu (tấn) Đơn giá (USD/ tấn) Kim ngạch xuất khẩu (USD) Tổng chi phí (VNĐ) Doanh thu (VNĐ) Lợi nhuận (VNĐ) 2014 700 1,840 1,288,133 27,011,580,130 27,123,362,800 111,782,670 2015 722 1,323 955,080 21,555,998,470 21,606,000,000 50,001,530 2016 4,057 1,632 7,026,092 152,933,451,20 6 156,598,943,714 3,665,492,50 8 2017 480 1,890 907,200 16,873,516,518 20,602,512,000 3,728,995,48

2

Bảng 2-8: Thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia giai đoạn 2014-2017

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Sao Mai Anh JSC) Nhận xét:

Qui môkết quả kinh doanh xuất khẩu bằng hiện vật và giá trị được thể hiện qua sản lượng và trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp. Giai đoạn đầu của kì nghiên cứu (2014 – 2015), sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia gần như tương tương nhau với khoảng 700 tấn năm 2014 và tăng thêm 22 tấn vào năm 2015. Tuy nhiên, sự chênh lệch về đơn giá ở năm 2015 (thấp hơn 517 USD/tấn so với năm 2014) đã tạo nên sự khác biệt khá lớn trong doanh thu khi doanh thu năm 2015 giảm hơn 5,5 tỷ đồng so với năm 2014. Bên cạnh đó, chi phí năm 2015 gần như bằng với doanh thu gây ra mức giảm hơn 55% về lợi nhuận so với năm 2014. Năm 2015 có thể coi là một năm xuất khẩu không mấy tốt đẹp của doanh nghiệp khi mọi giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường Malaysia nhìn chung đều giảm so với năm trước đó.

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Sao Mai Anh JSC sang thị trường Malaysia đạt giá trị cao nhất vào năm 2016 với 4,057 tấn về lượng do nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu của

Malaysia vào thời điểm này tăng mạnh cùng với mức giá trung bình được đánh giá khá cao giúp thu về doanh thu gần 156 tỷ đồng và sự tăng trưởng đột biến về lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây cũng là năm tài chính mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Malaysia được nâng cao nhất khi thị phần của doanh nghiệp trên thị trương nãy lên đến 0.5141%. Thị phần là chỉ tiêu phản ánh mức độ kiểm soát, chi phối thị trường của doanh nghiệp, vì vậy tuy con số này không phải quả lớn nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng với một doanh nghiệp nhỏ như Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh. Thành quả này không chỉ là động lực khích lệ các nhân viên trong công ty mà còn góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Malaysia.

Đến năm 2017, sản lượng cao su xuất khẩu của doanh nghiệp vào thị trường Malaysia giảm xuống đột ngột chỉ còn 480 tấn khiến doanh thu của doanh nghiệp

đã giảm sâu (giảm gần 87% so với năm 2016). Tuy nhiên, đơn giá xuất khẩu của doanh nghiệp vào thời điểm này lại cao nhất trong 4 năm nghiên cứu cùng với việc công ty dự đoán được xu hướng thị trường trong ngắn hạn đã giúp công ty tiết kiệm được chi phí hơn so với năm ngoái góp phần không nhỏ trong việc mang về mức lợi nhuận gần 3.7 tỷ đồng cho doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu như suất sinh lời của doanh thu, suất sinh lời của chi phí, thị phần của doanh nghiệp… được tính toán từ số liệu ở bảng trên giúp việc phân tích thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia được rõ ràng và cụ thể hơn. Các chỉ tiêu đó cùng với phương thức xuất khẩu, phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán được thể hiện ở bảng dưới đây: Năm ROS (%) ROC (%) Thị phần (%) Tỉ giá (VNĐ/ USD) Phương thức thanh toán Phương tiện vận chuyển Phương thức xuất khẩu 201 4 0.4121 0.4138 0.0773 21,056.33 T/T Tàu CIF 201 5 0.2314 0.2320 0.0754 21,922.77 T/T Tàu CIF 201 6 2.3407 2.3968 1.5141 22,288.20 T/T Tàu CIF 201 7 18.099 7 22.099 7 0.1384 22,710.00 T/T Tàu CIF

Bảng 2-9: Thực trạng xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia giai đoạn 2014-2017

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Sao Mai Anh JSC) Nhận xét:

Từ năm 2014 đến năm 2015 suất sinh lợi trên doanh thu và suất sinh lợi trên chi phí của doanh nghiệp cùng giảm khoảng 0.18% đồng nghĩa với việc trong năm 2015, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự tốt (hiệu quả bị sụt giảm

so với năm ngoái) do mức tăng chi phí lớn hơn mức tăng trong doanh thu. Tuy nhiên, vấn đề này đã được cải thiện nhanh chóng khi chỉ số ROS của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục từ năm 2015 đến năm 2017, đặc biệt trong năm 2017, suất sinh lợi trên doanh thu và suất sinh lợi trên chi phí của doanh nghiệp đã tăng lên trên 18% về suất sinh lợi trên doanh thu và 22% về suất sinh lợi trên chi phí, cao hơn lần lượt là15.76% và 19.70% so với năm 2016. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng của doanh nghiệp và là minh chứng rõ ràng nhất cho sự cố gắng, phấn đấu của toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty.

Nhìn chung, tỉ giá USD/VNĐ liên tục tăng trong suốt 4 năm nghiên cứu. Tính đến năm 2017, tỉ giá USD/VNĐ đã tăng 7.28% so với năm 2014. Tuy liên tục biến động, thay đổi cao dần qua từng năm nhưng ảnh hưởng mà nó mang lại dường như không quá đáng kể. Bên cạnh đó, ngoài mức tăng trưởng về thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Malaysia vào năm 2014 thì nhìn về tổng thể, thị phần của doanh nghiệp ở thị ttường này trong giai đoạn 2014 – 2017 là khá thấp bởi doanh nghiệp có qui mô nhỏ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Malaysia chưa cao. Vì vậy, doanh nghiệp đang không ngừng nỗ lực để cải thiện tình trạng này.

Về phương tiện vận chuyển, các sản phẩm cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh xuất khẩu vào thị trường Malaysia được vận chuyển hoàn toàn bộ bằng đường thủy. Thời điểm mới gia nhập ngành, doanh nghiệp chọn phương thức xuất khẩu là FOB để hạn chế nghĩa vụ người của bán, bởi doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong việc đặt tàu vận chuyển sang thị trường này. Tuy nhiên khi lựa chọn phương thức vận chuyển này, công ty đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội như: Tối đa hóa được nguồn lợi nhuận (bởi xuất khẩu với giá rẻ (giá FOB), trong khi đó nhập khẩu bằng phương thức CIF với giá cao); Giảm được chi phí khi tự thương lượng được với hãng tàu, nhận được giá ưu đãi hơn; Tiếp cận, hiểu và sử dụng các hình thức bảo hiểm trong vận tải quốc tế… Nhận thức được bất lợi này, giám đốc công ty đã trực tiếp đứng ra chỉ đạo, đào tạo giúp đội ngũ nhân viên của phòng xuất nhập khẩu có cơ hội học hỏi và tìm hiểu các phương thức xuất khẩu trong Incoterm cùng với tạo điều kiện cho nhân viên tiếp cận việc thuê, đặt các phương tiện vận tải. Vì thế mà khả năng của nhân viên trong việc đặt tàu cũng như các kiến thức về chứng từ xuất nhập khẩu ngày càng được trau dồi và nâng cao. Kết quả là từ năm 2013 đến nay, hàng hóa của công ty xuất khẩu sang thị trường Malaysia đã được vận chuyển

theo theo phương thức CIF thay vì FOB như trước đây. Điều này đã giúp doanh nghiệp khắc phục được điểm yếu về phương thức giao hàng trước đó, góp phần nâng cao lợi nhuận và tận dụng được những ưu đãi từ phía hãng tàu. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tuyển nhân viên mới thì xuất hiện một số nhân viên chưa thực sự có kinh nghiệm chuyên môn cũng như khả năng tiếng anh không cao, vì vậy cũng đã xảy ra một số rủi ro khi thuê tàu. Điển hình như sự việc xảy ra vào năm 2015, khi doanh nghiệp có tranh chấp với hãng tàu nước ngoài công thêm việc có nhiều ý kiến bất đồng, khác biệt về ngôn ngữ đã gây khó khăn trong việc khiếu nại bồi thường và giải quyết tranh chấp. Trong khoảng thời gian này hàng hóa đã bị tồn đọng làm chậm trễ thời hạn giao hàng, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty. Sau sự việc đó, doanh nghiệp đã quyết định thuê dịch vụ vận tải của bên thứ ba để đảm bảo uy tín và thời gian giao hàng được đúng hạn.

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị phụ trách giao hàng, cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường thủy nhưng ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm cao su sang thị trường Malaysia vẫn là Công ty Cổ Phần Thái Minh (TMC) bởi TMC là công ty cung cấp giải pháp vận tải bằng đường biển hiệu quả với giá cả cạnh tranh cho hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL) từ Việt Nam sang Malaysia. Thêm vào đó, TMC cũng là đối tác lâu năm có rất nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển hàng nguyên container xuất khẩu sang Malaysia bằng đường biển. Ngoài ra, TMC có hệ thống đại lý uy tín trên toàn cầu, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hải quan, lưu kho bãi, vận chuyển và phân phối hàng hóa nhanh chóng và an toàn nhất.

Ưu điểm khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia là đây là một thị trường uy tín và các doanh nghiệp nhập khẩu ở thị trường này có quan hệ lâu năm với doanh nghiệp. Vì vậy nên phương thức thanh toán chủ yếu được cả bên phía Công ty và bên phía nhập khẩu thống nhất lựa chọn khi Công ty xuất khẩu sang thị trường này là phương thức T/T. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nhận được tiền đầy đủ, đúng thời gian qui định, không phải thông qua những thủ tục phức tạp, rườm rà như một số phương thức khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w