Xây dựng các trang web, tài khoản trên các mạng xã hội của

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 123)

5. Kết cấu của khóa luận:

3.3.4 Xây dựng các trang web, tài khoản trên các mạng xã hội của

nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Năm là, thương hiệu giúp thu hút đầu tư.

Sáu là, thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và xã hội.

3.3.4 Xây dựng các trang web, tài khoản trên các mạng xã hội của doanh nghiệp nghiệp

3.3.4.1 Cơ sở của giải pháp

Thời đại công nghệ thông tin và thương mại điện tử ngày càng phát triển. Ngày nay, nơi đầu tiên mà hầu hết mọi người tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ là trên mạng Internet. Để bắt kịp xu thế thì doanh nghiệp cần phải xây dựng các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử. Trong đó, hiệu quả nhất là xây dựng trang web, tài khoản của công ty trên các trang mạng xã hội để thông qua đó đăng tải được cái nội dung, thông tin của công ty nhằm tăng sự tương tác với khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và liên hệ với doanh nghiệp.Đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Malaysia thì việc thiết kế trang web thương mại điện tử song ngữ càng trở nên quan trọng và cần thiết.

3.3.4.2 Cách thức tiến hành

Bước 1: Hình thành phòng Marketing

Phòng marketing mới sẽ có nhiệm vụ quản lí trang web cũng như các trang mạng xã hội của doanh nghiệp.

Bước 2: Hiện diện trực tuyến:

Thiết lập hiện diện trực tuyến cho doanh nghiệp phù hợp với thương hiệu của doanh nghiệp. Dù đó là trang web hay tài khoản mạng xã hội, điều quan trọng là khách hàng có thể tìm thấy doanh nghiệp trên mạng trực tuyến.

Bước 3: Hiện diện trên thiết bị di động:

Trang web được thành lập của công ty cần thân thiện đối với các thiết bị di động. Theo "Báo cáo Kỹ thuật số, Mạng xã hội và Di động 2015" của We Are Social, lưu lượng chia sẻ web toàn cầu qua các thiết bị di động đã nhảy vọt lên 39% kể từ tháng 1 năm 2014, với 1/3 số trang web đều thân thiện với điện thoại di động. Các doanh nghiệp nhỏ nếu không có trang web thân thiện với thiết bị di động hoặc

thậm chí không có cả một trang web như Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh thì hầu như vô hình đối với các khách hàng chủ yếu sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là tại thị trường nước ngoài như Malaysia.

Bước 4: Hình thành email thương hiệu:

Một email mang tên thương hiệu công ty (tenban@tendoanhnghiep.com) cho thế giới thấy sự hiện diện và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Trong khi đó, một email rất chung chung như tencongty@freeemailaddress.com có thể mang lại cảm giác về sự thiếu kinh nghiệm – hoặc tệ hơn, nó sẽ dấy lên những nghi ngờ về việc doanh nghiệp có thực sự tồn tại không. Hơn nữa, với việc sử dụng email mang tên thương hiệu, mỗi lần gửi email cũng sẽ góp phần giúp quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp.

3.3.4.3 Tác dụng của giải pháp

Xây dựng các trang web thương mại điện tử song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài (đặc biệt là doanh nghiệp ở Malaysia) dễ dàng truy cập và đặt hàng, góp phần cải thiện hoạt động xuất khẩu. Tiếp cận thương mại điện tử, phương thức kinh doanh qua thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.

3.4 Kiến nghị

Để có thể phát triển sản xuất các sản phẩm cao su cần phải tiến hành huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tăng cường và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước, phát huy những lợi thế và tiềm năng phát triển, đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững. Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số sản phẩm cao su có lợi thế cạnh tranh, đồng thời từng bước phát triển các sản phẩm chất lượng cao, các sản phẩm ứng dụng trong các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Tận dụng lợi thế cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế. Việc xây dựng Quy hoạch phát triển sản xuất sản phẩm cao su nhằm phát huy các nguồn lực để phát triển sản xuất sản phẩm cao su Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm tỷ trọng nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu. Dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su.

3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu cao su cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động:

Thứ nhất, nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trường.

Thứ hai, xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường vụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả.

Thứ ba, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã được xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền... tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài, ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Thứ tư, cung cấp các thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chất chuyên sâu chứ không chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ mang tính khảo sát thị trường nước ngoài. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thông tin thị trường vì thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội thị trường. Nhưng để thực hiện tốt công tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công Thương và Bộ quản lý chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp những hướng xuất khẩu mới có hiệu quả hơn.

3.4.2 Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến sản phẩm cao su

Trên thực tế, thu hút đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất các sản phẩm cao su xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài. Nhà nước cần hoàn thiện chính sách rõ ràng nhất quán với ngành cao su và các ngành liên quan. Bởi vì theo một số chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc các công ty Hoa Kỳ chưa đầu tư vào Việt Nam là do môi trường đầu tư thiếu ổn định trong chính sách thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu. Với tình hình này, Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng, nhất quán đối với ngành công nghiệp cao su và chiến lược phát triển sản xuất để thay đổi cơ cấu sản phẩm và chính sách công nghiệp nhằm phát triển các mặt hàng mới hướng về xuất khẩu với quy mô lớn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, có nghĩa là cần hoàn thiện chính sách không chỉ trong phạm vi ngành cao su mà còn cả chính sách liên quan đến ngành sản xuất ô tô. Do bảo hộ cao đối với ngành sản xuất ô tô nên nhu cầu săm lốp ô tô tăng chậm, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư vào ngành sản xuất săm lốp ô tô ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhập khẩu đối với các nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm cao su mà trong nước chưa sản xuất được như hoá chất, thiết bị… để kích thích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp cao su không những có giá trị gia tăng cao hơn cao su nguyên liệu mà còn có cơ hội và khả năng để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, điều này lại vượt quá khỏi tầm giải quyết của các cơ sở sản xuất do đó Nhà nước cần tập trung thu hút đầu tư để phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc ngành cao su và có chính sách vay vốn ưu đãi đối với người sản xuất, các nhà đầu tư để phát triển sản xuất, chế biến cao su.

3.4.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội cao su

Hiệp hội cao su Viêt Nam đã được thành lập vào năm 2004. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng trên 50 hội viên là các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân, cổ phần. Hiệp hội có mối quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội cao su của các nước Thái Lan, Indonexia, Malaysia. Hiệp hội cao su Việt Nam đã tham gia chính thức vào hội

đồng doanh nghiệp cao su Đông Nam Á từ đầu năm 2005 và là thành viên thứ 5 của hội đồng.

Trong thời gian qua, ngành cao su Việt Nam ở trong tình trạng không có sự quản lý thống nhất của một cơ quan chức năng nào nên hiện tượng phát triển sản xuất một cách tự phát, tranh mua, tranh bán, tranh bán mủ và các sản phẩm cao su diễn ra khá phổ biến, làm giảm hiệu quả xuất khẩu cao su. Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu cao su chủ yếu trên thế giới cho thấy, họ có một tổ chức có chức năng quản lý thống nhất toàn ngành và tổ chức này thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết, phổ biến chính sách của nhà nước đối với ngành cao su. Do vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội và phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc rà soát lại chiến lược và quy hoạch phát triển, theo dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch đất trồng cao su, góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao giá trị và điều chỉnh hợp lý cơ cấu các mặt hàng cao su xuất khẩu.

Thứ hai, mở rộng mạng lưới hội viên đến các doanh nghiệp mạnh để làm chỗ dựa phát triển cao su tiểu điền và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ ba, thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại trong Chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia, tập trung xây dựng và phát triến thương hiệu cao su Việt Nam.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường, cần tập trung vào các thông tin và dự báo chiến lược về tình hình thị trường và giá cả cao su trên thế giới để các doanh nghiệp có các giải pháp chiến lược cho phù hợp.

Thứ năm, tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, xuất khẩu cao su Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Các kết quả phân tích ở chương 2 là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản trị, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của các quyết định quản trị; là căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình hiện tại; đồng thời hoạch định tương lai của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội và hiện thực hóa mục tiêu của doanh nghiệp được nêu ở chương 3. Các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cùng với các cơ hội thách thức mà thị trường mang lại được nghiên cứu ở chương trước được kết hợp phương pháp SWOT để hình thành các phương án, giải pháp xuất khẩu của công ty trong chương này. Ngoài ra, một số kiến nghị về phía Nhà nước cũng được đưa ra để góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của ngành nói chung cũng như của doanh nghiệp nói riêng.

KẾT LUẬN

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đưa sản phẩm của mình thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường các quốc gia trên toàn thế giới, đồng thời nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Ngành cao su Việt Nam luôn được đánh giá cao về chất lượng và luôn khẳng định được giá trị và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân với mục tiêu đưa đất nước trở thành một đất nước phát triển, hội nhập với kinh tế thế giới, đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm cao su trong nước và tăng cường xuất khẩu. Tuy nhiên, trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, ngành cao su Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cao su nói riêng cần phải đổi mới chính sách và cải thiện hoạt động kinh doanh. Nói về chiến lược của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh để tiếp cận sâu rộng và đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào thị trường Malaysia trên quan điểm xuất phát từ tầm quan trọng của thị trường này, việc nhận diện các thách thức cũng như cơ hội đối với thị trường Malaysia là công việc quan trọng hàng đầu doanh nghiệp. Thông qua thực trạng kinh doanh xuất khẩu cao su nguyên liệu của doanh nghiệp vào thị trường Malaysia giai đoạn 2014 – 2017, đề tài làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu và những tồn tại, hạn chế mà doanh nghiệp đang gặp phải. Cuối cùng, đưa ra một số giải pháp phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào thị trường Malaysia.

Trong những năm tới, doanh nghiệp nên khắc phục dần tình trạng bất hợp lý về cơ cấu xuất khẩu cao su, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tăng dần quy mô để đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu tiêu thu của thị trường Malaysia, nâng cao năng lực của hệ thống phân phối, tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà sản xuất và nhà phân phối để giúp doanh nghiệp có được vị thế vững vàng trong quá tình hội nhập.

Thị trường Malaysia đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội lớn, giúp doanh nghiệp tăng cường vị thế và uy tín trong Hiệp hội cao su Đông Nam Á cũng như các Hiệp hội, diễn đàn quốc tế khác, nắm bắt được những cơ hội và chủ động đối phó với những thách thức trong tiến trình hợp tác khu vực nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi liền cùng những thách thức lớn như sự cạnh

tranh gay gắt hơn không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, thị trường mà còn cạnh tranh cả về giá cả. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội, chủ động thay đổi, áp dụng công nghệ tiên tiến, xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng, giá thành phù hợp với khách hàng, như vậy mới có thể cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này không chỉ cần những nổ lực từ bản thân doanh nghiệp mà còn cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp từ phía Nhà nước.

Malaysia là thị trường xuất khẩu lâu đời và chủ lực của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh. Bên cạnh đó, Malaysia cũng là quốc gia có quan hệ hợp tác chiến lược – kinh tế, lịch sử gắn bó từ lâu đời với Việt Nam. Hi vọng rằng nội dung của đề

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w