5. Kết cấu của khóa luận:
1.3.3 Các nhân tố môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lãi suất, tỉ giá hối đoái, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp, lạm phát... Ví dụ: khi lãi suất cho vay giãm, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay và mở rộng sản xuất, kinh doanh; hoặc khi chính phủ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm, thắc chặt chi tiêu...
Yếu tố kinh tế tác động gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân. 2 yếu tố này tác động đến khách hàng của doanh nghiệp và gián tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, khi thu nhập hàng tháng của người tiêu dùng giảm do khủng hoảng kinh tế, họ sẽ có xu hướng tìm đến các sản phẩm, dịch vụ có giá thành rẻ, tương đối nhằm tiết kiệm chi tiêu, vì thế, lượng khách hàng mua các sản phẩm, dịch vụ cao cấp sẽ giảm đi.
1.3.3.2 Môi trường chính trị, luật pháp và chính phủ
Môi trường chính trị, luật pháp và chính phủ bao gồm: luật pháp, thể chế ban hành bởi chính phủ quốc gia và các quy tắc về đạo đức được xây dựng bởi xã hội. Môi trường chính trị, luật pháp và chính phủ tác động nhiều mặt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Luật pháp, thể chế sẽ quy định cách thức thành lập doanh nghiệp, các công việc giấy tờ trong quá trình hoạt động, các quyền lợi và điều cấm kỵ trong sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng về mặt đạo đức trong sản xuất, kinh doanh: không sản xuất, hàng giả, hàng nhái, hàng
hóa/dịch vụ kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân trong xã hội.
1.3.3.3 Môi trường văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa, xã hội bao gồm các giá trị về nhận thức, hành vi được hình thành và gìn giữ qua thời gian. Ta có thể thấy rõ tác động của môi trường văn hóa, xã hội đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp qua việc đối chiếu các chương trình quảng cáo ở Hoa Kỳ so với các chương trình quảng cáo ở Việt Nam: Ở Hoa Kỳ, người dân không mấy câu nệ về mặt hình thức, do đó những quảng cáo với hình ảnh vui nhộn, đột phá thường tạo sự bắt mắt, thích thú. Trong khi đó, Việt Nam rất chú trọng về mặt hình thức, những quảng cáo với ngôn từ bừa, hình ảnh sử dụng bãi thường bị chỉ trích, phê bình; những quảng cáo với nội dung mang tính nhân đạo thường được đánh giá cao. Cùng là một sản phẩm/dịch vụ, nhưng khi ở môi trường văn hóa khác nhau, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ khác nhau.
1.3.3.4 Môi trường khoa học công nghệ
Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, yếu tố công nghệ gắn liền với sự ra đời của các thiết bị, máy móc nhằm cho ra các sản phẩm mới, hoặc nhằm nâng cao năng suất cũng như là giảm chi phí nguyên vật liệu.
1.3.3.5 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm: nguyên liệu thô (quặng mỏ, rừng, đất đai...), nước, không khí. Môi trường tự nhiên tác động đến: Nguồn nguyên liệu cho sản xuất và phương thức sản xuất của doanh nghiệp.
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp: Khi hoạt động sản xuất ngày càng gia tăng hoặc khi xảy ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán…, nguồn nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp sẽ giảm dần và dẫn đến thiếu hụt.
Phương thức sản xuất của doanh nghiệp: Khi hoạt động sản xuất ngày càng gia tăng sẽ kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới cách thức, công nghệ sản xuất để giảm lượng chất thải nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên.
1.4 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về xuất khẩu1.4.1 Doanh nghiệp trong nước 1.4.1 Doanh nghiệp trong nước
Nằm trong khu vực có nhiều công ty tư nhân thu mua và chế biến mủ cao su, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận xác định việc gia tăng sản lượng thu mua là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược và góp phần xây dựng giá mua thỏa đáng cho các hộ tiểu điền. Nhờ sự nỗ lực và linh hoạt trong cơ chế thu mua như: mở rộng và phát triển mạng lưới trải rộng và đi sâu xuống các cơ sở, nhà vườn...; giá cạnh tranh, có hợp đồng chặt chẽ, giữ uy tín với nhà vườn cung cấp; thiết lập đường dây nóng, cập nhật, công bố thông tin thị trường và giá cả thường xuyên, kịp thời nên sản lượng thu mua của Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Để đẩy mạnh công tác kinh doanh, Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng cao su, tận dụng mọi điều kiện hiện có, phát huy tối đa năng lực để sản xuất cao su tờ (sản phẩm truyền thống của đơn vị) và các loại cao su khác theo nhu cầu thị trường. Công tác kiểm phẩm ngày càng được chú trọng nâng cao, hầu hết sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng. Trong năm 2017, Công ty đã kiểm nghiệm 7.580 lô (53.067 mẫu), tăng hơn năm 2016 là 1.578 lô; kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu đầu vào ngay từ vườn cây; xây dựng, quản lý và triển khai thực hiện ISO 9001 phiên bản 2015, ISO/IEC 17025:2005 (mã số VILAS 704). Công ty cũng đã tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm để quảng bá đến khách hàng trong và ngoài nước. Năm 2016, Công ty vinh dự được Bộ Khoa học & Công nghệ trao tặng “Giải Bạc chất lượng quốc gia năm 2016”. Năm 2017, Công ty đã đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu Cao su Việt Nam đối với 04 sản phẩm: SVR 3L, SVR 10 (Nhà máy chế biến Suối Kè) và SVR CV60, SVR 3L (Nhà máy chế biến Suối Kè 2).4
1.4.2 Doanh nghiệp nước ngoài
Các nước sản xuất cao su chủ chốt trên thế giới đã tổ chức Hội nghị Cao su Toàn cầu diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 12 đến ngày 14/9/2017. Kết quả hội nghị là 3 nước sản xuất hàng đầu – Thái Lan, Malaysia và Indonesia – quyết định không hạn chế sản xuất mặt hàng cao su. Mặc dù giá cao su đang giảm nhưng
4https://www.vra.com.vn/thong-tin-hoi-vien/cong-ty-tnhh-mtv-cao-su-binh-thuan-tung-buoc-no- luc-xay-dung-hinh-anh-thuong-hieu-san-pham.10501.html
nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về triển vọng trong tương lai của mặt hàng này. Đó là một trong lý do khiến các nước sản xuất chủ chốt không quyết định cắt giảm sản lượng trong Hội nghị vừa qua.
Trước đó, nhóm 3 nước sản xuất nói trên – chiếm khoảng 70% nguồn cung cấp cao su tự nhiên toàn cầu – đã rất nỗ lực nhiều năm liền trong việc kiềm chế sản lượng dư thừa, song hiệu quả được đánh giá là chỉ ở mức hạn chế. Mới đây nhất, vào tháng hai, 3 nước cho biết sẽ giảm sản lượng tổng cộng 615.000 tấn, tương đương khoảng 6% nguồn cung toàn cầu. Thông tin này cũng chỉ có thể đẩy giá tăng lên trong một thời gian ngắn.
Malaysia, nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 6 thế giới, dự báo sẽ trồng 50.000 ha cao su mới trong năm nay, bổ sung thêm 700 tấn cao su vào thị trường, và như vậy năm 2017 sẽ có tổng cộng 545.000 ha cao su cho thu hoạch mủ. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan Chatchai Sarikulya tại Hội nghị cũng khẳng định tổ chức các nước sản xuất cao su sẽ theo dõi chặt chẽ xu hướng diễn biến giá để đưa ra những biện pháp khi cần thiết. “Nếu giá giảm tới mức gây lo ngại, biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể là cần thiết để đẩy giá tăng lên”, ông Chatchai khẳng định.5
1.4.3 Bài học kinh nghiệm về xuất khẩu
Những bài học kinh nghiệm về xuất khẩu cao su trong nước cũng như nước ngoài đã kể trên là những bài học đáng giá, giúp doanh nghiệp có thể đúc rút những kinh nghiệm quí báu trong hoạt động xuất khẩu, góp phần hoàn thiện những bất cập còn tồn tại, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong tương lai. Dựa vào đó, doanh nghiệp cần biết kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi pha trộn tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng mủ cao su. Bên cạnh đó, cần suy nghĩ kĩ càng và hợp lí trước khi đề ra những giải pháp cố gắng giảm giá thành và cân đối cung – cầu để tránh tình trạng giá cao su xuất khẩu giảm sâu. Đặc biệt, tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước sản xuất cao su lớn (Thái Lan, Malaysia, Indonesia) nhằm giữ giá cao su xuất khẩu không xuống quá thấp để đảm bảo lợi nhuận cho cả doanh nghiệp lẫn người trồng cao su. Ngoài ra, xác định việc gia tăng sản lượng thu mua là một
5http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/thi-truong-cao-su/thi-truong-the-gioi/cac-nuoc-san-xuat-cao-su-lon- quyet-dinh-khong-han-che-nguon-cung.html
nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược và góp phần xây dựng giá mua thỏa đáng cho các hộ tiểu điền cũng như tạo dựng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước cũng như trên trường quốc tế. Những nỗ lực và linh hoạt trong cơ chế thu mua như: mở rộng và phát triển mạng lưới trải rộng và đi sâu xuống các cơ sở, nhà vườn...; giá cạnh tranh, có hợp đồng chặt chẽ, giữ uy tín với nhà vườn cung cấp; thiết lập đường dây nóng, cập nhật, công bố thông tin thị trường và giá cả thường xuyên, kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, cùng với đó, lượng mủ thu mua ổn định cũng góp phần đảm bảo kế hoạch sản xuất và kinh doanh. Để đẩy mạnh công tác kinh doanh, công ty cần chú trọng nâng cao chất lượng cao su thu mua, tận dụng mọi điều kiện hiện có, phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp vào các sản phẩm cao su khác nhau theo nhu cầu thị trường. Công tác kiểm phẩm phải ngày càng được chú trọng nâng cao kết hợp tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm để quảng bá đến khách hàng trong và ngoài nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 trọng tâm vào cơ sở lí thuyết, những vấn đề cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu như đặc điểm, hình thức, vai trò và sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu; các chỉ tiêu, phương pháp và kĩ thuật được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng. Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu bao gồm nhóm các nhân tố môi trường bên trong, các nhân tố môi trường vi mô và vĩ mô cũng được trình bày một cách cụ thể và rõ ràng. Cuối cùng là các kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu trong và ngoài nước để từ đó có thể học hỏi và rút ra bài học quí báu cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CP ĐT&PT SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 - 2017
2.1 Tổng quan về Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp 2.1.1.1 Quá trình hình thành
Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh được thành lập vào ngày 01/02/2010. Tên giao dịch: SAO MAI ANH JSC.
Mã số thuế: 0309611117.
Địa chỉ: 21 Nguyễn Trung Ngạn – Phường Bến Nghé - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện pháp luật: Lương Anh Kỳ. Ngày cấp giấy phép: 02/12/2009.
Ngày hoạt động: 01/02/2010 (Đã hoạt động 8 năm). Điện thoại:0839321259.
2.1.1.2 Quá trình phát triển
Công ty chính thức hoạt động vào ngày 01/02/2010 với vốn điều lệ 5.000.000.000 đồng. Sáu tháng sau, tổng số vốn của công ty đã tăng lên
6.000.000.000 đồng để gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản (bởi theo qui định của Luật kinh doanh bất động sản 2006, vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tối thiểu là 6 tỷ đồng).6
Thời điểm mới thành lập, giá cao su trên thị trường tăng nhanh hàng ngày,có thời điểm lượng hàng trữ trong kho của công ty trên 1,000 tấn, mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty khi xuất khẩu vì được hưởng sự chênh lệch lớn về giá. Quyết
định đầu từ vào ngành cao su ở thời điểm này là một quyết định vô cùng chính xác của doanh nghiệp bởi lợi nhuận những năm đầu từ việc kinh doanh xuất khẩu cao su đem về cho doanh nghiệp là một con số vô cùng lớn. Tuy nhiên chỉ sau đó một năm, thị trường cao su thế giới đã chững nhẹ trong hai tuần sau đó giảm nhanh. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến công ty nhưng vì chủ yếu thực hiện hoạt động mua đi bán lại và ban giám đốc công ty đã lường trước được sự giảm về giá nên hàng tồn kho của công ty đã được giải quyết nhanh chóng trước đó. Vì vậy, thiệt hại mà biến cố này mang lại dường như không đáng kể. Ở cùng thời điểm đó, rất nhiều doanh nghiệp cao su lớn trên thị trường đã bị thua lỗ bởi trữ hàng, không giải phóng được hàng tồn kho nên nhiều công ty gần như đứng trên bờ vực phá sản.
Đầu năm 2013, thị trường cao su sôi động trở lại, giá cao su tăng mạnh thậm chí còn cao hơn nhiều so với thời điểm 2010. Doanh nghiệp đã nắm bắt được và nhanh chóng thích ứng với thị trường khi xu hướng giá tăng nhanh rồi giảm mạnh tiếp tục lặp lại trong giai đoạn 2013-2015 giúp doanh nghiệp có doanh thu lớn khi giá tăng và cũng không bị tổn thất nặng nề khi giá giảm. Từ năm 2016 đến nay, thị trường cao su thế giới chững lại và giữ ở mức ổn định, cùng với đó doanh nghiệp đang không ngừng phát triển và mở rộng thị trường. Thị trường Singapore, Trung Quốc và Malaysia là ba thị trường xuất khẩu đầu tiên của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp ngày càng khẳng định được thương hiệu và chất lượng các sản phẩm cao su của mình bằng việc mở rộng sang những thị trường mới như Ấn Độ,
Myanmar, Philippines.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.1 Chức năng
Khi được hỏi mục đích của kinh doanh là gì, một doanh nhân thường trả lời là "tối đa hóa lợi nhuận". Một kinh tế gia điển hình có lẽ cũng đưa ra câu trả lời tương tự. Vấn đề là ở chỗ câu trả lời trên không chỉ không chính xác, mà còn không thích hợp, không liên quan nữa. Lợi nhuận và khả năng sinh lời là quan trọng, thậm chí quan trọng đối với xã hội hơn là với doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp là một thành phần của xã hội, nên nếu doanh nghiệp không sản sinh ra giá trị (lợi nhuận) tức là doanh nghiệp đó đang làm hại xã hội. Như vậy lợi nhuận là một chuyện đương nhiên của một doanh nghiệp lành mạnh chứ nó không phải là mục đích của doanh nghiệp.
Vậy mục đích của doanh nghiệp là gì? Theo quan điểm cửa những người đứng đầu Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh, chính khách hàng định nghĩa nên kinh doanh và khách hàng mới chính là mục đích của doanh nghiệp; Và lợi nhuận chính là hệ quả từ việc thõa mãn liên tục các nhu cầu phát sinh mới của khách hàng .
Và để thõa mãn liên tục các nhu cầu mới như vậy, doanh nghiệp chỉ có 2 chức năng chính đó là: “Đổi Mới và Marketing” - Peter Drucker. Bên cạnh đó, công ty có chức năng thu mua, nhập khẩu và kinh doanh cao su nguyên liệu. Thông qua đó, Công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động và tăng thu nhập cho Ngân sách Nhà nước. Hoạt động của Công ty bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: Thu mua, nhập khẩu và kinh doanh các loại cao su nguyên liệu; Xuất khẩu trực tiếp những mặt hàng cao su nguyên liệu và kinh doanh.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh hiện nay là đơn vị xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng mà Công ty kinh doanh. Ngoài ra, Công ty còn có một số nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng và tổ chức thực