5. Kết cấu của khóa luận:
2.4 Dự báo xu thế ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình xuất khẩu
2.4.1 Các nhân tố chính và xu thế ảnh hưởng của chúng đến tình hình xuất
khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia
2.4.1.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệpa. Tình hình cung – cầu cao su a. Tình hình cung – cầu cao su
Theo báo cáo triển vọng mới nhất của International Rubber Study Group (IRSG) tháng 12/2017, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2018 dự báo tăng 2,4% so với năm 2017 lên 13,34 triệu tấn, tương đương mức tăng trong năm 2017. Do giá cao su tự nhiên quốc tế vẫn ở mức thấp do dư cung, các nước sản xuất cao su tự nhiên lớn như Thái Lan đang triển khai các chính sách nhằm giảm nguồn cung trên thị trường quốc tế và đẩy giá tăng. Theo các báo cáo trên các phương tiện truyền thông, Thái Lan có kế hoạch giảm nguồn cung cao su tự nhiên hàng năm tới 1 triệu tấn, xuống chỉ còn 3,3 triệu tấn trước năm 2019. Bên cạnh đó, Thái Lan, Indonesia, và Malaysia – 3 nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, đã đồng thuận giảm xuất khẩu trong quý I/2018 và đồng thuận này có thể lặp lại trong những quý tới nếu giá không tăng như dự kiến.
Đồng thời, nhu cầu cao su tự nhiên từ nước tiêu dùng lớn nhất thế giới, Trung Quốc, có thể giảm. Hàng loạt chính sách thuế mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc, bao gồm lốp xe, có thể khiến sản xuất lốp xe tại Trung Quốc giảm theo.39
Theo Hiệp hội Các quốc gia Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC), sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên tăng trong 2 tháng đầu năm 2018. Cụ thể, sản xuất cao su tự nhiên tăng 4,3% lên 2,2 triệu tấn trong khi nhu cầu tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2 triệu tấn. ANRPC dự báo sản xuất cao su tự nhiên sẽ chậm lại trong những tháng sắp tới, vì mùa lá cao su rụng tại hầu hết các quốc gia thành viên. Triển vọng nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2018 được dự báo tăng 4,5% so với mức 13,196 triệu tấn ghi nhận năm 2017, lên 13,784 triệu tấn.
Tăng trưởng sản xuất cao su thiên nhiên năm 2018 chậm lại chủ yếu do sản xuất cao su thiên nhiên tại Thái Lan được dự báo giảm 1,2%, xuống còn 4,375 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2018 dự báo tăng 2,8%, từ 12,964 triệu tấn năm 2017 lên 13,327 triệu tấn năm 2018. Các nước thành viên ANRPC sẽ tiếp tục các nỗ lực để khuyến khích tăng sử dụng cao su thiên nhiên tại các thị trường nội địa, nhằm cân đối tốt hơn cung – cầu cao su thiên nhiên và tính bền vững về dài hạn của ngành cao su thiên nhiên.
Tiến sĩ Smit – nguyên Tổng thư ký Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), dự báo tiêu thụ cao su thiên nhiên sẽ tăng liên tục từ 2017 – 2035 với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 0,5 triệu tấn. Dư cung sẽ đạt đỉnh trong giai đoạn
2020 – 2022 với hơn 3 triệu tấn, chiếm 25% sản lượng. Tình trạng dư thừa có thể chuyển sang thiếu hụt bắt đầu từ năm 2030 tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản lượng. Do đó, nếu các nước không hạn chế khai thác mủ, giá cao su thiên nhiên có thể chỉ đạt 1.000 – 2.000 USD/tấn từ 2017 – 2020, trước khi phục hồi dần và vượt ngưỡng 2.000 USD/tấn sau năm 2025 đến 2030.
ANRPC dự báo nguồn cung tăng trưởng nhanh 2017 – 2019 (từ 5 đến 5,9%/năm). Tuy nhiên sẽ tăng chậm lại từ 2020 – 2023 (0,5 – 2,6%/năm), do đó, ANRPC dự báo giá cao su sẽ phục hồi dần kể từ 2020.40
b. Giá cao su trên thế giới
Những động thái từ ITRC được trình bày ở trên được kỳ vọng sẽ giúp giá cao su tự nhiên tăng trong những tháng sắp tới. Sự cải thiện về giá phản ánh sự phục hồi cả ở giá dầu thô và thị trường chứng khoán toán cầu.41 Tuy nhiên, theo các biến động về cung – cầu ở thị trường Trung Quốc thì ngay cả khi giá cao su tự nhiên tăng nhờ giảm nguồn cung, giá có thể cũng sẽ không tăng mạnh.42
Trong dài hạn, giá cao su được dự báo phục hồi dần và trở về mức trên 2.000 USD/tấn từ năm 2025 trở đi. Tuy nhiên, giá cao su thiên nhiên còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tình hình phát triển kinh tế thế giới, giá dầu thô, đầu cơ của một số quỹ tài chính, xu hướng giá của những hàng hóa chủ lực khác, giá đồng đôla Mỹ, biến động chính trị của một số nước…43
c. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là thị trường Malaysia. Malaysia đang đối mặt với áp lực lãi suất tăng cao hơn, rủi ro tiền tệ và cuộc bầu cử đầy tranh cãi trong năm nay.
Theo khảo sát của Bloomberg, sự phục hồi thương mại toàn cầu, tăng chi tiêu tiêu dùng trong nước đã hỗ trợ GDP của Malaysia đạt mức 5,8% trong năm
40 http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/thi-truong-cao-su/thi-truong-the-gioi/gia-cao-su-trong-xu-huong- phuc-hoi.html 41 https://thitruongcaosu.net/2018/04/06/bao-cao-nganh-hang-cao-su-thang-3-2018/ 42 https://thitruongcaosu.net/2018/05/02/nguyen-nhan-gi-khien-gia-cao-su-giam-va-trien-vong/ 43 http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/thi-truong-cao-su/thi-truong-the-gioi/gia-cao-su-trong-xu-huong- phuc-hoi.html
2017, giảm nhẹ xuống 5,3% trong năm 2018. Tuy nhiên, quốc gia này đang đối mặt với một số thách thức trong năm nay.
NHTW Malaysia có thể sẽ là ngân hàng đầu tiên tại Đông Nam Á tăng lãi suất trong năm nay. Còn nhớ vào tháng 11 năm ngoái, NHTW Malaysia cảnh báo sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ cho phù hợp với tình hình tăng trưởng kinh tế của nước này. Sau đó, Thống đốc NHTW Malaysia, ông Ibrahim đã đính chính lại rằng, điều chỉnh chính sách tiền tệ có nghĩa là bình thường hóa chính sách tiền tệ, chứ không phải là thắt chặt tiền tệ. Nếu áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng như dự báo, thì việc NHTW Malaysia tiếp tục tăng lãi suất là lẽ đương nhiên.
Theo dự báo của CIMB Group Holdings Bhd, tỷ lệ lạm phát của Malaysia có thể sẽ đạt mức 2,9% trong năm nay, trong khi Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát trong khoảng 2,5- 3,5%. “Chúng tôi dự báo NHTW Malaysia có thể sẽ tăng lãi suất qua đêm vào quý 1/2018, sau đó sẽ tạm dừng và tiếp tục tăng lãi suất trở lại trong năm 2019”, CIMB cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, kinh tế Malaysia đang phục hồi sẽ kích thích chi tiêu tiêu dùng trong nước, khiến áp lực lạm phát của quốc gia này gia tăng. Bởi vậy, NHTW Malaysia có thể sẽ tăng lãi suất ít nhất 2 lần trong năm nay.
Các chuyên gia nhận định việc ấn định thời gian tổ chức bầu cử của Malaysia cũng sẽ tác động đến triển vọng lãi suất của quốc gia này trong năm nay. Tuy nhiên, NHTW Malaysia sẽ chưa thể tăng lãi suất trước cuộc bầu cử này.
Ông Rahul Bajoria, Chuyên gia kinh tế của Barclays Plc ở Singapore, cho biết các nhà đầu tư có thể sẽ thận trọng khi đầu tư vào Malaysia trong thời gian trước khi diễn ra tổng bầu cử trong năm nay. “Việc cải cách kinh tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tài khóa, chỉ có thể được giải quyết sau bầu cử”, ông Rahul Bajoria nhấn mạnh.
Đồng Ringgit đã tăng 10,9% so với USD trong năm 2017, đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 năm nay và cũng là đồng tiền tăng mạnh thứ 2 trong khu vực châu Á. Ông Sook Mei Leong, Trưởng phòng nghiên cứu chiến lược toàn cầu của Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ nhận định, với giá đồng tiền này còn thấp và NHTW Malaysia có thể tiếp tục tăng lãi suất, thì đồng Ringgit có thể sẽ tăng khoảng 4% so với USD trong năm nay.
Trong khi đó, ông Ray Choy, Trưởng phòng chiến lược của Ngân hàng CIMB ở Kuala Lumpur, cũng cho rằng, tăng trưởng kinh tế cao hơn, thâm hụt tài khóa giảm, thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tăng, và dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao, sẽ hỗ trợ tích cực cho Ringgit trong năm 2018. Tuy nhiên, đồng Ringgit tăng giá quá mạnh lại tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của quốc gia này, nhất là một số sản phẩm chủ lực, như dầu cọ, thiết bị bán dẫn, máy tính…44
d. Tăng trưởng nền kinh tế thế giới
Do mặt hàng cao su chủ yếu mà doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Malaysia là cao su SVR 10, loại cao su chủ yếu dùng để sản xuất săm lốp, bên cạnh đó, tăng trưởng nền công nghiệp ô tô gắn liền với tăng trưởng nền kinh tế thế giới, vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiệu thụ cao su của thế giới nói chung cũng như Malaysia nói riêng.
WASHINGTON, ngày 9/1/2018 - Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ tăng và đạt mức 3,1% tiếp tục thời kỳ tăng trưởng cao hơn dự đoán trong năm 2017 nhờ đầu tư, công nghiệp chế tạo và thương mại đều hồi phục và do các nền kinh tế xuất khẩu nguyên vật liệu được hưởng lợi từ xu thế tăng giá các loại mặt hàng này.
Tuy vậy nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là xu thế tăng tốc ngắn hạn. Tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống mức 2,2% trong năm 2018 do các ngân hàng trung ương sẽ giảm dần các biện pháp kích cầu sau khủng hoảng và xu thế tăng trưởng đầu tư bị chậm lại. Tăng trưởng tại thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển dự báo sẽ đạt 4,5% nhờ tăng trưởng tại các nước xuất khẩu nguyên vật liệu.45
Ngày 22/1/2018, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của năm 2018 và 2019, cho rằng kế hoạch cắt giảm thuế được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế số một thế giới này cũng như giúp các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Theo đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt
44http://enternews.vn/dieu-gi-tac-dong-toi-moi-truong-kinh-doanh-o-malaysia-nam-2018- 123051.html
45http://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2018/01/09/global-economy-to-edge-up-to- 3-1-percent-in-2018-but-future-potential-growth-a-concern
mức 3,9% trong năm 2018 và 2019, tăng 0,2% so với dự báo cập nhật hồi tháng 10/2017.
Tuy nhiên, trong báo cáo cập nhật về Triển vọng Kinh tế Thế giới, IMF cảnh báo tăng trưởng của Mỹ có thể bắt đầu yếu đi sau năm 2022 do những biện pháp kích thích chi tiêu tạm thời được đưa ra nhờ chính sách cắt giảm thuế bắt đầu hết hiệu lực.46
e. Sản phẩm thay thế
Bên cạnh cao su tự nhiên, cao su tổng hợp (hay còn gọi là cao su nhân tạo) là sản phẩm có đặc tính và ứng dụng tương tự như cao su tự nhiên nên được xem là sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên và ngày càng được ưa chuộng do giá cả cạnh tranh.
f. Giá dầu thế giới
Cao su nhân tạo được sản xuất từ dầu mỏ, vì vậy biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng đến giá cao su tổng hợp cũng như giá cao su tự nhiên.
Nỗ lực cắt giảm sản xuất dầu mỏ của OPEC và căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông sẽ hỗ trợ giá dầu. Tình hình này dẫn đến khả năng giá cao su thiên nhiên phục hồi trong năm 2018.47
g. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và thu hút các nhà đầu tư. Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; Thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác; Tạo thêm nhiều việc làm; Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có bước trưởng thành đáng
46https://www.vietnamplus.vn/imf-nang-du-bao-tang-truong-toan-cau-trong-nam-2018-va- 2019/485290.vnp
kể... Đặc biệt, năm 2018 là thời điểm quan trọng trong việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế và là năm bản lề cho hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.48
Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và liên tục kí kết những Hiệp định song phương, đa phương của Việt nam với các quốc gia trên thế giới đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam nói chung và của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh nói riêng. Các chính sách thuế quan cũng như phi thuế quan được qui định trong các Hiệp định sẽ giúp Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường. Đầu tư vào Việt Nam đang phát triển mạnh sẽ làm tăng giá trị cho ngành cao su, giảm tỉ lệ xuất khẩu cao su nguyên liệu thô và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cao su có giá trị kinh tế cao.
Gần đây nhất, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa chính thức được 11 quốc gia thành viên ký kết tại Chile vào ngày 08/3/2018. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá CPTPP giúp GDP Việt Nam tăng thêm 3,5%, còn giới doanh nghiệp cũng phần đa kỳ vọng vào lợi ích của hiệp định mậu dịch tự do này và khẳng định CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn, bổ sung động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam.49 Nhận định về tác động CPTPP đối với Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson dự báo CPTPP sẽ giúp Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei tăng trưởng thêm hơn 2% GDP vào năm 2030.50
Được biết Malaysia có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng cao su, nhất là các mặt hàng chế biến sâu. Hiện Malaysia đang nhập khẩu cao su thô của Việt Nam để sản xuất săm lốp và găng tay y tế - sản phẩm lớn nhất của ngành cao su
Malaysia. 48 http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-va-mot-so- de-xuat-136453.html 49 https://tuoitre.vn/cptpp-se-giup-gdp-viet-nam-tang-them-35-20180309131827368.htm 50http://www.trungtamwto.vn/tpp/cptpp-se-giup-viet-nam-tang-truong-them-hon-2-gdp-vao- nam-2030
Hiện Malaysia đang là Chủ tịch Hội đồng Ba bên Cao su quốc tế, gồm có: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, được thành lập với mục đích giữ giá cao su bình ổn. Ông Datuk Seri Mah Siew Keong - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Trồng trọt
Malaysia cho biết bày tỏ mong muốn mời Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng này.51
Tuy nhiên, sự cạnh tranh xuất khẩu sang các nước CPTPP và cạnh tranh đối với nguồn cao su nguyên liệu ngay trên sân nhà ngày càng gay gắt, khi thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên từ các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Indonesia… vào Việt Nam về 0%. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế quan luôn kèm theo điều kiện, một trong số các điều kiện cần và rất quan trọng đối với hàng hóa đó là việc đáp ứng quy tắc xuất xứ.