Tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 120 - 123)

5. Kết cấu của khóa luận:

3.3.3 Tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương

doanh nghiệp theo định vị sản phẩm doanh nghiệp có mức độ giữ cam kết cao, đáng tin cậy

3.3.3.1 Cơ sở của giải pháp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, doanh nghiệp đang đứng trước việc cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước. Vì vậy, điều hết sức cần thiết là phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình.

3.3.3.2 Cách thức tiến hành

Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng

` Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu.

Bước 2: Môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.

Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ. Công cụ: SWOT đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu

Điểm mấu chốt: Nghiên cứu khách hàng. Trả lời câu hỏi "Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy?" và "Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?".

Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu "quy trình trải nghiệm của khách hàng" khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ. Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng: Thương hiệu đại diện cho điều gì? Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng? Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì? Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

Tầm nhìn của thương hiệu mô tả đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.

Bước 6: Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu

Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện...)

Bước 7: Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả. Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.

Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.

Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.

Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu.

Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ. Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như "một bước tiến dài của nhân loại". Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.

Bước 10: Xây dựng lời hứa thương hiệu

Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.

Khi xây dựng đủ 10 bước doanh nghiệp sẽ đạt được định vị thương hiệu: là khái niệm quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu. Định vị hiểu đơn giản là việc tạo nên một vị thế khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trong một thị trường mục tiêu nhất định. Ở đây định vị thương hiệu mà doanh nghiệp muốn hướng tới làsản phẩm doanh nghiệp có mức độ giữ cam kết cao, đáng tin cậy, góp phần thúc đẩy tiêu chuẩn hóa sản phẩm cao su, đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cao su xuất khẩu của Việt Nam.

3.3.3.3 Tác dụng của giải pháp

Một là, thương hiệu giúp nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh.

Hai là, thương hiệu có vai trò thông tin và chỉ dẫn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w