Bài học kinh nghiệm về xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu của khóa luận:

1.4.3 Bài học kinh nghiệm về xuất khẩu

Những bài học kinh nghiệm về xuất khẩu cao su trong nước cũng như nước ngoài đã kể trên là những bài học đáng giá, giúp doanh nghiệp có thể đúc rút những kinh nghiệm quí báu trong hoạt động xuất khẩu, góp phần hoàn thiện những bất cập còn tồn tại, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong tương lai. Dựa vào đó, doanh nghiệp cần biết kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi pha trộn tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng mủ cao su. Bên cạnh đó, cần suy nghĩ kĩ càng và hợp lí trước khi đề ra những giải pháp cố gắng giảm giá thành và cân đối cung – cầu để tránh tình trạng giá cao su xuất khẩu giảm sâu. Đặc biệt, tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước sản xuất cao su lớn (Thái Lan, Malaysia, Indonesia) nhằm giữ giá cao su xuất khẩu không xuống quá thấp để đảm bảo lợi nhuận cho cả doanh nghiệp lẫn người trồng cao su. Ngoài ra, xác định việc gia tăng sản lượng thu mua là một

5http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/thi-truong-cao-su/thi-truong-the-gioi/cac-nuoc-san-xuat-cao-su-lon- quyet-dinh-khong-han-che-nguon-cung.html

nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược và góp phần xây dựng giá mua thỏa đáng cho các hộ tiểu điền cũng như tạo dựng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước cũng như trên trường quốc tế. Những nỗ lực và linh hoạt trong cơ chế thu mua như: mở rộng và phát triển mạng lưới trải rộng và đi sâu xuống các cơ sở, nhà vườn...; giá cạnh tranh, có hợp đồng chặt chẽ, giữ uy tín với nhà vườn cung cấp; thiết lập đường dây nóng, cập nhật, công bố thông tin thị trường và giá cả thường xuyên, kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, cùng với đó, lượng mủ thu mua ổn định cũng góp phần đảm bảo kế hoạch sản xuất và kinh doanh. Để đẩy mạnh công tác kinh doanh, công ty cần chú trọng nâng cao chất lượng cao su thu mua, tận dụng mọi điều kiện hiện có, phát huy tối đa năng lực của doanh nghiệp vào các sản phẩm cao su khác nhau theo nhu cầu thị trường. Công tác kiểm phẩm phải ngày càng được chú trọng nâng cao kết hợp tích cực xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm để quảng bá đến khách hàng trong và ngoài nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 trọng tâm vào cơ sở lí thuyết, những vấn đề cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu như đặc điểm, hình thức, vai trò và sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu; các chỉ tiêu, phương pháp và kĩ thuật được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng. Bên cạnh đó, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu bao gồm nhóm các nhân tố môi trường bên trong, các nhân tố môi trường vi mô và vĩ mô cũng được trình bày một cách cụ thể và rõ ràng. Cuối cùng là các kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu trong và ngoài nước để từ đó có thể học hỏi và rút ra bài học quí báu cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CP ĐT&PT SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 - 2017

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w