Kết hợp SWOT hình thành các phương án xuất khẩu caosu của

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 108 - 117)

5. Kết cấu của khóa luận:

3.2 Kết hợp SWOT hình thành các phương án xuất khẩu caosu của

CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia

3.2.1 Hình thành các phương án giải pháp xuất khẩu

Cho đến nay, phân tích SWOT vẫn là kỹ thuật được sử dụng phổ biến để hoạch định các phương án chiến lược, giải pháp trong các nghiên cứu ứng dụng. Kết quả phân tích SWOT thường cho nhiều phương án chiến lược, giải pháp khác nhau. Vì thế, thông qua phân tích các phương án kết hợp SWOT sẽ lựa chọn được phương án tối ưu (có tính khả thi, tính hiệu quả) trong đề xuất chiến lược, giải pháp.

Chiến lược SO: sử dụng các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tận dụng lợi thế của các cơ hội bên ngoài.

Chiến lược WO: nhằm cả thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

MỤC TIÊU NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY

Top 10 công ty thương mại và xuất khẩu cao su hàng đầu Việt Nam, bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới và phát triển xuất khẩu ở thị trường Malaysia

MỤC TIÊU MARKETING Mở thêm phòng Marketing trong năm nay MỤC TIÊU SẢN PHẨM Tạo dựng thương hiệu của

sản phẩm đến với khách hàng MỤC TIÊU KHÁCH HÀNG Tăng tỉ lệ khách hàng cuối, giảm thiểu khách hàng trung gian MỤC TIÊU KINH DOANH

Tăng hiệu quả kinh doanh lên 30% trong năm

Chiến lược ST: sử dụng những thế mạnh của công ty để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động của các thách thức bên ngoài.

Chiến lược WT: phòng thủ theo chiều hướng giảm điểm yếu bên trong và tránh các nguy cơ bên ngoài.

Dựa vào những cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh đã được xác định ở (chương 2, mục 2.4.2.2), tác giả thực hiện kết hợp SWOT để hình thành các phương án nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su của công ty sang thị trường Malaysia giai đoạn 2018– 2025 như sau:

Điểm mạnh - S Điểm yếu – W

1. Giá cả hợp lí, phù hợp với thị trường 2. Chất lượng sản phẩm ổn định 3. Khả năng hợp tác cao 4. Lãnh đạo có trình độ

chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành 5. Nguồn lực được phân

bổ hợp lí, tính chuyên nghiệp cao

6. Có quan hệ chặt chẽ với các đối tác nước ngoài 7. Năng lực tài chính thích hợp. 8. Quản lý chung và quản lý tổ chức tốt. 9. Có khả năng huy động vốn lớn khi cần thay đổi chiến lược.

1. Sản phẩm thiếu đa dạng, chủ yếu là cao su nguyên liệu tự nhiên

2. Tốn nhiều chi phí, dịch vụ thuê ngoài

3. Không quảng bá được hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường 4. Trình độ nhân viên không

đồng đều

5. Không đầu tư nhiều cho hoạt động nghiên cứu và phát triển

6. Doanh nghiệp không có tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh

7. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh

8. Không có kế hoạch quản lí rủi ro

Cơ hội – O Chiến lược SO Chiến lược WO

1. Nhu cầu cao su nguyên liệu tăng cao

2. Các nước thành viên ANRPC khuyến khích tăng sử dụng cao su thiên nhiên tại các thị trường nội địa 3. Đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh mẽ 4. Các FTA giữa Việt Nam và Malaysia 5. Thị trường cao su đang được duy trì ở mức ổn định 6. Nỗ lực cắt giảm sản xuất dầu mỏ của OPEC và căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông sẽ hỗ trợ giá dầu 7. Ngân hàng Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng kinh

1. Đầu tư nguồn lực để tăng tỉ lệ khách hàng cuối và nhà sản xuất sản phẩm cao su, giảm bớt tỉ lệ khách hàng trung gian (S3, S6, O3, O4, O5)

1. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại (W1, O1, O2)

2. Xây dựng trang web, trang mạng xã hội của doanh nghiệp (W3, W5, O3, O4) 3. Trong dài hạn cần có

phương án chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến có giá trị gia tăng cao (W1, O3)

tế toàn cầu năm 2018 sẽ tăng và đạt mức 3,1%

Thách thức – T Chiến lược ST Chiến lược WT

1. Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt 2. Sản phẩm thay thế (cao su tổng hợp) có giá cả cạnh tranh, thấp hơn tương đối so với cao su tự nhiên 3. Chính sách hạn chế xuất/nhập khẩu cao su nguyên liệu ở một số nước trên thế giới

4. Sự xuất hiện của các đối thủ mới tiềm ẩn trong các nước thành viên CPTPP. 5. Thị trường Malaysia dần ưa chuộng sản phẩm cao su tổng hợp 6. Sự phát triển của cao su tổng hợp 7. Malaysia đang đối

1. Phân loại chất lượng sản phẩm cho đúng với yêu cầu của từng đối tượng khách hàng (S2, S8, T9)

2. Đầu tư tìm hiểu những sản phẩm thay thế, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng cao su tổng hợp (S9, T2, T5, T6) 3. Nâng cao vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (S3, S9, T1, T4)

4. Đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường Malaysia (S4, S5, T3, T7)

5. Tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp theo định vị sản phẩm doanh nghiệp có mức độ giữ cam kết cao,

1. Trong dài hạn cần có phương án chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến có giá trị gia tăng cao (W1, T3) 2. Đào tạo và nâng cấp đội

ngũ cán bộ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên về chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ để tạo thuận lợi cho khách hàng khi tương tác với doanh nghiệp (W4, T1)

mặt với áp lực lãi suất tăng cao hơn, rủi ro tiền tệ và cuộc bầu cử đầy tranh cãi trong năm 2018 8. Các hiện tượng thời tiết thất thường như El Nino và La Nina xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt tại khu vực các quốc gia thuộc ANRPC 9. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau từ các đối tác đáng tin cậy (S1, S2, S7, T4)

Bảng 3-1: Ma trận SWOT cho Sao Mai Anh JSC

(Nguồn: Phân tích từ kết quả tổng hợp các ý kiến đánh giá trong quá trình thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu) Cụ thể, phương thức kết hợp và nội dung của các phương án được xác định như sau: 1. Đầu tư nguồn lực để tăng tỉ lệ khách hàng cuối và nhà sản xuất sản phẩm cao su, giảm bớt tỉ lệ khách hàng trung gian: Nhờ khả năng hợp tác cao và quan hệ hợp tác chặt chẽ với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp tạo được sự chủ động trong nguồn cung cũng như dễ dàng tìm được đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, thị trường cao su đang được duy trì ở mức ổn định trong năm 2018, Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh mẽ cùng với các FTA giữa Việt Nam và Malaysia là thời điểm tốt để doanh nghiệp có thể tiến hành đầu tư. Vì vậy, có thể tận dụng tốt các cơ hội đến từ bên ngoài cũng như sử dụng được những điểm mạnh sẵn có của doanh nghiệp vào hoạt động đầu tư nguồn lực để tăng tỉ lệ

khách hàng cuối và nhà sản xuất sản phẩm cao su, giảm bớt tỉ lệ khách hàng trung gian giúp tăng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Nhu cầu cao su nguyên liệu đang tăng cao cùng với việc các nước thành viên ANRPC khuyến khích tăng sử dụng cao su thiên nhiên tại các thị trường nội địa (trong đó có thị trường Malaysia) là một tín hiệu tích cực giúp doanh nghiệp có thể xâm nhập sâu vào thị trường này bởi sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp là cao su nguyên liệu tự nhiên. Vì vậy doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm cải thiện điểm yếu bên trong của mình.

3. Xây dựng trang web, trang mạng xã hội của doanh nghiệp: Điểm hạn chế của doanh nghiệp là không có bộ phận Markting, vì thế mà hoạt động xây dựng hình ảnh, thưởng hiệu cũng như giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến các thị trường bị hạn chế khá nhiều. Bên cạnh đó, qui mô doanh nghiệp nhỏ và tiềm lực tài chính có hạn nên doanh nghiệp không có khả năng đầu tư nhiều cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh mẽ cùng với các FTA giữa Việt Nam và Malaysia được kí kết, các khách hàng nước ngoài có thể có nhu cầu tìm hiểu thêm về doanh nghiệp để dự định đầu tư cũng như hợp tác trong tương lai. Vì vậy việc xây dựng trang web, trang mạng xã hội của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để tận dụng được những cơ hội này.

4. Trong dài hạn cần có phương án chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến có giá trị gia tăng cao: Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp nhìn chung thiếu đa dạng, chủ yếu là cao su nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, giúp khắc phục được điểm yếu hiện tại, đồng thời cũng giải quyết được thách thức đến từ chính sách hạn chế xuất/nhập khẩu cao su nguyên liệu ở một số nước trên thế giới (trong đó có Malaysia).

5. Phân loại chất lượng sản phẩm cho đúng với yêu cầu của từng đối tượng khách hàng: Các đối tượng khách hàng khác nhau có nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng của mỗi đối tác mà họ sẽ có yêu cầu riêng về chất

lượng sản phẩm. Doanh nghiệp có ưu điểm là chất lượng sản phẩm ổn định, có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt cùng với cách thức quản lí chung và quản lí tổ chức tốt. Vì vậy doanh nghiệp cần tận dụng điểm mạnh vốn có để phân loại chất lượng sản phẩm cho đúng với yêu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau giúp thỏa mãn tối đa như cầu của họ.

6. Đầu tư tìm hiểu những sản phẩm thay thế, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng cao su tổng hợp: Đứng trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cao su tổng hợp cùng với việc giá cao su tổng hợp thấp hơn tương đối với giá cao su tự nhiên khiến các doanh nghiệp Malaysia có xu hướng dần chuyển sang ưa chuộng sản phẩm này là một thách thức rất lớn với ngành cao su tự nhiên nói chung cũng như Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh nói riêng. Vì vậy, công ty cần sử dụng thế mạnh về khả năng huy động vốn lớn của mình giúp thay đổi chiến lược chuyển hướng sang đầu tư, kinh doanh mặt hàng cao su tổng hợp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường Malaysia.

7. Nâng cao vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Áp lực cạnh tranh ngành cao su ngày càng gay gắt ngay cả trong nước cũng như khu vực nước ngoài, nhất là trong thời điểm hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài nguồn lợi kiếm được từ lợi nhuận kinh doanh giúp nâng cao vốn chủ sở hữu thì khả năng hợp tác cao cũng như có thể huy động được nguồn vốn lớn có thể giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế tương đối về vốn chủ sở hữu với các đối thủ cạnh tranh

8. Đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường Malaysia: Đối mặt với chính sách hạn chế xuất/nhập khẩu cao su nguyên liệu ở một số nước trên thế giới trong đó có Malaysia, cùng với việc bất ổn về kinh tế cũng như chính trị của Malaysia, doanh nghiệp cần tận dụng trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành của đội ngũ lãnh đạo, phân bổ nguồn hợp lí để tìm hiểu sâu về thị trường cũng như tìm ra những nguyên nhân sâu xa giúp đánh giá đúng được xu hướng của thị trường trong dài hạn, từ đó định hướng được hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường này trong tương lai.

9. Tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp theo định vị sản phẩm doanh nghiệp có mức độ giữ cam kết cao, đáng tin cậy: Hiệp định CPTPP được kí kết mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng bên cạnh đó những thách thức đến từ các đối thủ mới

tiềm ẩn trong các nước thành viên CPTPP là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh cần tận dụng những thế mạnh mình đang có như giá cả hợp lí, phù hợp với thị trường; chất lượng sản phẩm ổn định; năng lực tài chính thích hợp để từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cũng như thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường Malaysia theo định vị sản phẩm doanh nghiệp có mức độ giữ cam kết cao, đáng tin cậy nhằm tạo được lợi thế cho công ty trước những đối thủ mới nổi.

10. Đào tạo và nâng cấp đội ngũ cán bộ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên về chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ để tạo thuận lợi cho khách hàng khi tương tác với doanh nghiệp: Trong thời điểm áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì việc trình độ nhân viên không đồng đều là một hạn chế rất lớn đối với doanh nghiệp. Yếu tố con người trong tổ chức cần phải được thay đổi ngày một tốt lên để bắt kịp với xu hướng và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, việc đào tạo nâng cấp đội ngũ cán bộ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên được coi là vấn đề cấp thiết và quan trọng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.

3.2.2 Các giải pháp tối ưu 3.2.2.1 Phương pháp đánh giá

Việc lựa chọn phương án nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung gồm một nhóm 6 người (bao gồm ban giám đốc doanh nghiệp; cán bộ, nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) (Phụ lục 4) và được thực hiện theo phương thức được trình bày trong mục (Phụ lục 3).

3.2.2.2 Kết quả đánh giá

Để có thể lựa chọn và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia, tôi đã tiến hành phương pháp thảo luận tập trung kết hợp phỏng vấn chuyên sâu. Với phương pháp này, đầu tiên tất cả 6 người sẽ nhận 1 bảng câu hỏi và có thời gian 5 phút để đọc lướt qua các câu hỏi. Sau đó, tôi sẽ đưa ra ý kiến của mình trước, rồi mời lần lượt các chuyên gia nhận xét và đưa ra ý kiến. Tiếp theo, tôi sẽ tổng hợp lại tất cả câu trả lời dưới dạng bảng và yêu cầu người tham gia phỏng vấn nhận xét và bổ sung. Cuối cùng, sau khi hoàn thiện bảng kết quả, người tham gia phỏng vấn sẽ đánh giá mức độ quan trọng của giải pháp đối để nâng cao hiệu

quả xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia trong tương lai. Các kết quả đánh giá của các chuyên gia được tổng hợp và sắp xếp các phương án có tầm quan trọng được đánh giá từ cao xuống thấp theo điểm số trung bình của chúng, sau đó dựa vào kết quả này để lựa chọn phương án tối ưu để đề xuất chiến lược, giải pháp cho doanh nghiệp. Kết quả lựa chọn những phương án nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh vào thị trường Malaysia giai đoạn 2018 – 2025 được tổng hợp và sắp xếp từ cao xuống thấp theo điểm số trung bình của chúng như sau:

ST T

Các phương án kết hợp SWOT Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhấ t Giá trị lớn nhấ t Mo d

1 Trong dài hạn cần có phương án chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến có giá trị gia tăng cao

4.00 4 4 4

2 Đầu tư nguồn lực để tăng tỉ lệ khách hàng cuối và nhà sản xuất sản phẩm cao su, giảm bớt tỉ lệ khách hàng trung gian

4.00 4 4 4

3 Tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp theo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 108 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w