Kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 53 - 59)

5. Kết cấu của khóa luận:

2.2.1.2 Kinh tế, xã hội

a. Nền kinh tế

Kinh tế Malaysia phát triển mạnh dựa vào các lĩnh vực: Cao su, Dầu cọ, Điện tử, Công nghiệp chế tạo và Dầu mỏ.

Malaysia là đất nước khá phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á.

Malaysia là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu cọ và cao su, ca cao và hạt tiêu, đồng thời là nước xuất khẩu về gỗ khối và các sản phẩm từ gỗ. Ngành công nghệ thông tin của Malaysia rất phát triển. Các trường đại học cao đẳng đều có các phòng vi tính, các trung tâm dịch vụ Internet miễn phí cho sinh viên.

Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đường tàu thủy qua eo biển Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt.9 Malaysia là một nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính. 10Malaysia từng là nhà sản xuất lớn nhất các mặt hàng thiếc, 11cao su và dầu cọ trên thế giới. Lĩnh vực chế tạo có ảnh hưởng lớn trong kinh tế quốc gia,12 song cấu trúc kinh tế của Malaysia đang chuyển ra khỏi tình trạng này.13 Malaysia vẫn là một trong các nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới.

Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và công nghiệp hóa mới.14 Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong hướng dẫn

9 “The Security of The Straits of Malacca and Its Implications to The South East Asia Regional Security”. Office of The Prime Minister of Malaysia.

“BNM National Summary Data Page”. Bank Negara Malaysia.

Schuman, Michael (ngày 22 tháng 4 năm 2009). “How to Defeat Pirates: Success in the Strait”. Time.

10 “Malaysia”. United States State Department.

11 “TED Case Studies: Tin Mining In Malaysia - Present And Future”. American University. 12 “BNM National Summary Data Page”. Bank Negara Malaysia.

13 “WHO Western Pacific Region – 2006 – Malaysia – Political and socioeconomic situation”. 14 Boulton, WilliaM; Pecht, Michael; Tucker, William; Wennberg, Sam (tháng 5 năm 1997).

hoạt động kinh tế thông qua các dự án kinh tế vĩ mô, song vai trò này đang giảm xuống. Malaysia sở hữu một trong những hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 1957 đến 2005.

Năm 1991, Thủ tướng Malaysia đương thời là Mahathir Mohamad phác thảo ý tưởng của ông trong "Tầm nhìn 2020", theo đó Malaysia sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp hóa tự túc vào năm 2020.15 Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996-2000) và lần thứ 8 (2001-2005) bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-2020) gọi là “Chương trình Phát triển Mới” hay “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu đưa Malaysia trở thành một nước phát triển vào năm 2020. Đây là giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển toàn bộ, để trong vòng 30 năm sẽ đưa Malaysia thành nước phát triển toàn diện. Nhằm đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao, Chính phủ Malaysia đã đề ra các mục tiêu quan trọng sau đây: Nhanh chóng chuyển nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang nền kinh tế có lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế; Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) vào các nghành kinh tế, tranh thủ vốn và kỹ thuật tiên tiến; Phát triển các nghành công nghiệp có kỹ thuật cao (Hi-tech), không khuyến khích các nghành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như trước đây, vì hiện nay đang thiếu lao động, và chuyển đầu tư các ngành này ra nước ngoài.

Ngày 21/5/2003, Chính phủ Malaysia đã ban hành Chiến lược mới hướng tới kích thích tăng trưởng kinh tế quốc gia, một chiến lược nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững và đảm bảo một thị trường vốn cạnh tranh, linh hoạt và hiệu quả, tạo một nền tảng kinh tế tăng trưởng ổn định cho cả trung hạn và dài hạn. Đây là một chính sách trọn gói tập trung vào 4 chiến lược chính và 90 biện pháp nhằm tăng cường nội lực cũng như giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố bên ngoài, đó là: Kích thích đầu tư tư nhân; Tăng cường năng lực canh tranh quốc gia; Phát triển các nhân tố tăng trưởng mới; Tăng tính hiệu quả của cơ quan quản lý.

“Electronics Manufacturing in the Pacific Rim, World Technology Evaluation Center, Chapter 4: Malaysia”. The World Technology Evaluation Center, Inc.

“Malaysia, A Statist Economy”. Infernalramblings.

15 Mahathir Bin Mohamad (ngày 17 tháng 11 năm 2008). “The Way Forward”. Prime Minister’s Office.

Năm 2005, ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã công bố quyết định hủy bỏ chính sách ấn định tỉ giá hối đoái của đồng Ringgit với đồng USD đã áp dụng từ 1/9/1998, thay vào đó sẽ áp dụng chính sách “thả nổi có quản lý” nhằm kích thích hoạt động kinh tế, thương mại.16 Năm 2016, GDP của Malaysia là khoảng 302 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, lớn thứ 14 châu Á và lớn thứ 38 trên thế giới.17 Thủ tướng thứ sáu là Najib Razak nói rằng Malaysia sẽ đạt đến tình trạng nước phát triển vào năm 2018, sớm hơn so với mục tiêu vào năm 2020, ông đưa vào thực hiện hai chương trình là Chương trình chuyển đổi chính phủ và Chương trình chuyển đổi kinh tế. Hiện kinh tế Malaysia đang phát triển với các nền tảng vững chắc như hệ thống ngân hàng tài chính mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ ngoại tệ cao, cán cân thanh toán hợp lý và thặng dư thương mại cao luôn được duy trì.

Theo kết quả thăm dò của tổ chức đánh giá Korn/Ferry International (KFI), Malaysia được xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ về triển vọng kinh doanh trong 5 năm tới ở khu vực Đông Á.

Theo Asian Development Bank, World Bank, Major Economic Indicators, ta có các

chỉ số kinh tế của Malaysia giai đoạn 2012- 2016 như sau:XChỉ tiêu

201

2 2013 2014 2015

201 6

Tốc độ tăng trưởng GDP (%/năm) 5.5 4.7 6 5 4.2

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu

người (%/năm) 4.1 2.7 3.6 3 2.7

Tốc độ tăng trưởng của GTGT trong Nông

nghiệp (%/năm) 1 1.9 2.1 1.2 -5.1

Tốc độ tăng trưởng của GTGT trong Công

nghiệp (%/năm) 4.9 3.6 6.1 5.2 4.3

Tốc độ tăng trưởng của GTGT trong Dịch

vụ (%/năm) 6.5 5.9 6.6 5.1 5.6

16 http://ecvn.com/ROOTSYS/book/member/GioithieuthitruongMalaysia/TongQuanKTTM.html 17 “Country Comparison: GDP (Purchasing Power Parity)”

Tỉ lệ thất nghiệp ( % ) 3 3.1 2.9 3.1 3.1 Chi tiêu Chính phủ (% GDP) 25.7 24.7 23.3 22.1 20.4

Lạm phát ( %/năm ) 1.7 2.1 3.1 2.1 2.1

Số dư tài khoản vãng lai (% GDP) 5.2 3.5 4.4 3 2

Tỷ lệ tăng trưởng của xuất khẩu hàng hóa

( %/năm) -3 -3.1 2.5 -15.4 -5.8

Tỷ lệ tăng trưởng của nhập khẩu hàng hóa

( %/năm) 1.7 -0.3 0.6 -14.7 -4.4

Tỉ giá ngoại tệ với USD (trung bình hàng

năm) 3.1 3.2 3.3 3.9 4.1

Dân số (triệu người) 29.5 29.9 30.2 30.9 31.6

Bảng 2-3: Chỉ số kinh tế của Malaysia giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Asian Development Bank, World Bank)

b. Cơ sở hạ tầng kinh tế

Malaysia có cơ sở hạ tầng thuộc hàng phát triển nhất tại châu Á. Malaysia rất chú ý phát triển các cơ sở hạ tầng nhằm tạo điền kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, phục vụ tốt sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.18

Đường bộ: Malaysia có hơn 40 nghìn km đường loại tốt, không ngừng được nâng cấp đến tận những vùng mới phát triển. Tuyến đường cao tốc chạy từ Bắc xuống Nam dài 847 km được mở rộng, thông suốt phục vụ phương tiện ô tô rất thuận lợi. Malaysia là một trong số các nước trong khu vực có hệ thống đường bộ tốt nhất. Mạng lưới vận tải công cộng đã được nâng cấp nhiều hơn trong thủ đô Kuala Lampur và các vùng phụ cận để thống nhất các hình thức vận tải công cộng hiện có với hệ thống xe lửa chở hành khách mới và xe điện.19Xa lộ dài nhất

Malaysia là xa lộ Nam-Bắc với chiều dài trên 800 kilômét (497 mi) từ biên giới với

18 “Why Malaysia”. Malaysia Industrial Development Authority.

Thái Lan đến biên giới với Singapore. Hệ thống đường bộ tại Đông Malaysia kém phát triển hơn và có chất lượng thấp hơn so với Malaysia bán đảo.20

Đường sắt: Malaysia có tuyến đường sắt thông suốt từ Bắc đến Nam, nối liền đến phía Bắc Bangkok và phía Nam Singapore. Từ Kuala Lampur đến Bangkok cần khoảng 12 tiếng và đến Singapore cần khoảng 8 tiếng. Malaysia đã phát triển hệ thống chuyển tại bằng đường sắt hạng nhẹ (Light Rail Transit), hệ thống đường xe lửa một ray và dịch vụ chuyên chở đường sắt bán vé tháng. Công ty Keretapi Tanah Melayu Bhd (KTMB) là một trong những công ty hàng đầu của Malaysia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường sắt, với tuyến đường kéo dài từ biên giới Thái Lan ở phía Tây Bắc tới vùng Đông Bắc Johor Baru ở phía Nam. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe lửa được thực hiện với một mạng lưới đến và đi từ các cầu và hải cảng.Các hệ thống đường sắt nhẹ trên cao có giá tương đối rẻ và được sử dụng tại một số thành phố như Kuala Lumpur.21

Đường không: Malaysia có hãng máy bay MAS bay cùng 36 hãng quốc tế đến 75 sân bay và các nước trên thế giới. Malaysia có tổng cộng 37 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế, 15 sân bay nội địa. Sân bay quốc tế chính là Kuala Lampur International Airport (KLIA) cách trung tâm thành phố Kuala Lampur 75 km về phía Nam. Hàng không nội địa của Malaysia có 3 hãng bay đảm bảo đi lại cho hành khách từ bang này tới bang khác.

Đường biển: Malaysia có các cảng biển quốc tế lớn như Klang, Penang. Đặc biệt cảng Klang do tư nhân quản lý, có mức bốc xếp 40 triệu tấn/năm, tương lai sẽ nâng lên 60 triệu tấn/năm. Từ Klang có hơn 600 hãng tàu đến 125 cảng trên thế giới, thuận lợi cho tuyến vận chuyển Viễn Đông và Châu Âu, tầu trọng tải 60 nghìn tấn có thể ra vào dễ dàng. Malayxia đang lên cạnh tranh với Singapore và trở thành một trung tâm vận tải biển trong khu vực.

Các dịch vụ: Điện, nước, thông tin viễn thông không ngừng được cải thiện để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống.Theo truyền thống, sản xuất năng lượng tại Malaysia dựa vào dầu và khí đốt thiên nhiên. Tuy nhiên, Malaysia chỉ có dự trữ khí đốt thiên nhiên 33 năm, và dự trữ dầu 19 năm, trong khi nhu cầu năng

20 Mody, Ashoka (1997). Infrastructure strategies in East Asia: the untold story. The World Bank. tr. 35. ISBN 0-8213-4027-1.

21 Richmond, Simon; Cambon, Marie; Harper, Damian (2004). Malaysia, Singapore & Brunei. Lonely Planet. tr. 10. ISBN 978-1-74059-357-1.

lượng đang gia tăng. Nhằm ứng phó, chính phủ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.22 Năm 1993, điện mới đáp ứng 89,6% nhu cầu trong nước, hiện nay đã ổn định do Chính phủ cho phép tư nhân xây dựng các nhà máy điện và hòa mạng quốc gia.23 Có 3 đơn giá điện – giá điện gia dụng, giá điện thương mại và giá điện công nghiệp. Có mức giá ưu đãi và giảm đối với những người sử dụng điện trong thương mại và công nghiệp.

Ngày nay, dịch vụ bưu điện và viễn thông của Malaysia có thể so sánh với các quốc gia phát triển nhất. Rất nhiều các dịch vụ thư tín và bưu chính đã được đem vào sử dụng. Những dịch vụ viễn thông tư nhân đã cung cấo đường điện thoại trực tiếp quốc gia và quốc tế, điện xe hơi, điện thoại di động, điện thoại cáp, điện tín, telex và telefax. Chính phủ đang tập trung tìm giải pháp cải cách tốt nhất để có thương hiệu cho những sản phẩm dịch vụ truyển thống, giảm bớt chi phí cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ để tăng tính cạnh tranh trong khu vực. Hiện Malaysia là một trong những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển nhất ở Đông Nam Á.24

Những dịch vụ về chất thải quốc gia đã được tư nhân hóa với mức giá khác nhau cho việc sử dụng trong gia đình, trong thương mại và công nghiệp. Những mức giá này phải được chính quyền chấp thuận.

c. Thể chế và cơ cấu hành chính

Tên quốc gia đầy đủ là Liên bang Malaysia (Federation of Malaysia). Thủ đô là Kuala Lumpur (dân số 2 triệu người). Có các thành phố lớn như Ipoh,

Geogetown, Johor Baru, Khôngta Bharum. Putrajaya là thủ đô hành chính.

Malaysia theo chế độ quân chủ lập hiến của Anh. Quốc vương là nguyên thủ quốc gia có nhiệm kỳ 5 năm, do Hội đồng Tiểu vương bầu ra và được lựa chọn trong số 9 Tiểu vương của toàn Liên bang. Ở 9 Bang của Malaysia có 9 Tiểu vương theo chế độ cha truyền con nối. 4 Bang không có tiểu vương là Penang, Melaca, Sabah và Sarawak. Là nguyên thủ quốc gia song Quốc vương chỉ có tính chất tượng

22 Salsuwanda Selamat and Che Zulzikrami Azner Abidin. “Renewable Energy and Kyoto Protocol: Adoption in Malaysia”. Universiti Malaysia Perlis.

23 “National Energy Grid of Malaysia – National Electricity Transmission Grid of Malaysia”. Global Energy Network Institute.

24 “Malaysian Telecommunications Overview”. American University. “Telephones – mobile celluar”. CIA world factbook.

trưng, quyền lực thực chất thuộc về Thủ tướng. Thủ tướng là lãnh tụ phe đa số tại Hạ viện.

Chính phủ: Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, người bắt buộc phải là thành viên của Hạ viện (Dewan Rakyat). Dưới Thủ tướng là một phó Thủ tướng và các Bộ trưởng (khoảng 27 Bộ). Thượng viện (Dewan Nagara) gồm có các Nghị sĩ do Chính phủ chỉ định. Quốc hội Malaysia gồm 69 ghế thượng nghị (nhiệm kỳ 3 năm, trong đó Quốc vương bổ nhiệm 43 bầu 26) và 219 ghế hạ nghị (nhiệm kỳ 5 năm). Thống đốc Ngân hàng không phải là thành viên nội các. Các Bộ trưởng, thứ trưởng có thể là hạ nghĩ sĩ hoặc thượng nghị sĩ. Ngoài Quốc hội Liên bang, tại các Tiểu bang cũng có Quốc hội riêng.

Đảng phái chính trị: Malaysia có nhiều đảng phái chính trị. Thủ tướng Datuk Seri Abdullah Ahmad Badawi hiện nay là Chủ tịch Đảng lớn nhất của người Mã Lai UMNO (Đảng Dân tộc Thống nhất) và đồng thời là Chủ tịch Đảng Liên minh Cầm quyền BN (Đảng Liên minh Quốc gia Barisan Nasional), gồm 14 đảng, trong đó có 4 đảng có ghế trong Quốc hội bao gồm: UMNO: đảng lớn nhất của người Mã Lai; MCA: đảng lớn thứ hai, của người Hoa; MIC: đảng lớn thứ ba, của người Ấn Độ; Gerakan: đảng lớn thứ tư, của người Hoa.

Phe đối lập hợp pháp gồm 7 đảng chiếm 19 ghế trong Quốc hội Liên bang và 53 ghế tại các Hội đồng Lập pháp bang, bao gồm: PAS: Đảng hồi giáo, đảng lớn thứ nhất; DAP: Đảng Dân chủ Hành động, đảng lớn thứ hai.

2.2.2 Tình hình cung – cầu đối với cao su nguyên liệu tại thị trường Malaysia2.2.2.1 Tình hình cung

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w