Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng từ xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 117)

5. Kết cấu của khóa luận:

3.3.1 Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng từ xuất khẩu

nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến có giá trị gia tăng cao 3.3.1.1 Cơ sở của giải pháp

Thực tế cho thấy, nhu cầu nhập khẩu cao su của thị trường Malaysia rất đa dạng và phong phú, không chỉ nguyên liệu cao su, săm lốp ô tô mà còn rất nhiều sản phẩm từ cao su như ống cao su, ủng cao su, găng tay từ cao su… Tuy nhiên, một vấn đề bức thiết còn tồn tại trong xuất khẩu cao su của Công ty CP ĐT&PT Sao

Mai Anh sang thị trường Malaysia là xuất khẩu sản phẩm thô chiếm đa số sản lượng cao su xuất khẩu với sản phẩm chủ đạo là cao su SVR 10. Điều này không những làm giảm giá trị xuất khẩu của cao su nói chung mà còn không có điều kiện và khả năng phát triển các sản phẩm mới xuất khẩu của doanh nghiệp.

Để khắc phục hạn chế đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra sự liên kết trong việc đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm cao su kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến có giá trị gia tăng cao, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên một cách bền vững.

3.3.1.2 Cách thức tiến hành

Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải chủ động trong việc tìm kiếm nhà cung cấp. Liên hệ với các đối tác trong và ngoià nước nhằm tìm ra những bạn hàng có sự đổi mới công nghệ chế biến để có thể sản xuất được các loại cao su kỹ thuật cao xuất khẩu sang thị trường Malaysia với khối lượng lớn. Các doanh nghiệp đầu vào phải được xây dựng mới hoặc nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ sẵn có để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm chế biến, tạo điều kiện mở rộng và phát triển các sản phẩm cao su có sức cạnh tranh trong xuất khẩu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động giảm dần xuất thô, thực hiện xuất khẩu các sản phẩm thân thiện thiện với môi trường. Thực hiện liên kết của các hiệp hội ngành hàng cao su ở trong và ngoài nước để tạo sự đồng thuận trong xây dựng giá sàn xuất khẩu sản phẩm mủ cao su thành thẩm.

Cuối cùng, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp bằng cách xây dựng và thực hiện các chiến lược xuất khẩu theo mặt hàng/thị trường, chiến lược marketing xuất khẩu nhằm thực hiện quá trình đưa sản phẩm hàng hoá mới của doanh nghiệp thâm nhập thị trường Malaysia trên cơ sở nghiên cứu toàn diện môi trường kinh doanh và lựa chọn các hình thức tham gia thị trường ban đầu phù hợp, tiến tới việc hợp tác với đối tác Malaysia trong lĩnh vực cao để phát triển hoạt động xuất khẩu sang thị trường này cho doanh nghiệp.

Giúp Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh đa dạng hóa được sản phẩm xuất khẩu, nâng cao giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được như cầu của nhiều khách hàng trên thị trường Malaysia

3.3.2 Tăng tỉ lệ khách hàng cuối và nhà sản xuất sản phẩm cao su, giảm bớt tỉ lệ khách hàng trung gian lệ khách hàng trung gian

3.3.2.1 Cơ sở của giải pháp

Những năm gần đây, nhằm mục đích mở rộng thị trường và có được nguồn hàng một cách nhanh chóng, Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh đã thực hiện rất nhiều hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Malaysia thông qua bên thứ ba cũng như nhập khẩu từ các nhà phân phối. Khi xuất nhập khẩu bằng phương thức này, doanh nghiệp thường phải trả “hoa hồng” cho các công ty trung gian từ 3-5% giá trị hợp đồng.

Bên cạnh việc lợi nhuận bị chia sẻ một phần cho bên thứ ba, nhiều công ty trung gian không chỉ đóng vai trò là người môi giới, là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng quốc tế mà còn thực hiện thành nhà phân phối thương mại, khi đó, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị mất đi, bị thay thế bởi thương hiệu của nhà phân phối này.

Vì vậy mà vấn đề đầu tư nguồn lực để tăng tỉ lệ khách hàng cuối và nhà sản xuất sản phẩm cao su, giảm bớt tỉ lệ khách hàng trung gian là rất cần thiết nhất là khi doanh nghiệp đang dần lớn mạnh và cần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường Malaysia.

3.3.2.2 Cách thức tiến hành

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định việc trực tiếp tìm được nhà cung ứng để đặt hàng, mua hàng là một nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược và góp phần giảm đáng kể các chi phí trung gian không cần thiết. Nỗ lực và linh hoạt trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp đầu vào như giá mua cạnh tranh, có hợp đồng chặt chẽ, giữ uy tín với nhà cung cấp; cập nhật, công bố thông tin thị trường và giá cả thường xuyên, kịp thời… là những bước quan trọng trong việc hạn chế mua hàng qua trung gian.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm đối tác, đầu ra của sản phẩm, hạn chế tối đa việc xuất khẩu qua bên thứ ba hoặc xuất khẩu thông qua môi giới, trung gian.

3.3.2.3 Tác dụng của giải pháp

Việc tăng tỉ lệ khách hàng cuối và nhà sản xuất sản phẩm cao su, giảm bớt tỉ lệ khách hàng trung gian không những giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi khách hàng, hiểu rõ hơn về các đối tác mag còn giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, giảm bớt được những chi phí trung gian tốn kém, không cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu

3.3.3 Tăng cường xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp theo định vị sản phẩm doanh nghiệp có mức độ giữ cam doanh nghiệp theo định vị sản phẩm doanh nghiệp có mức độ giữ cam kết cao, đáng tin cậy

3.3.3.1 Cơ sở của giải pháp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, doanh nghiệp đang đứng trước việc cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước. Vì vậy, điều hết sức cần thiết là phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình.

3.3.3.2 Cách thức tiến hành

Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng

` Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu.

Bước 2: Môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.

Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ. Công cụ: SWOT đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu

Điểm mấu chốt: Nghiên cứu khách hàng. Trả lời câu hỏi "Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy?" và "Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?".

Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu "quy trình trải nghiệm của khách hàng" khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ. Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng: Thương hiệu đại diện cho điều gì? Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng? Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì? Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

Tầm nhìn của thương hiệu mô tả đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.

Bước 6: Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu

Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện...)

Bước 7: Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả. Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.

Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.

Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.

Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu.

Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ. Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như "một bước tiến dài của nhân loại". Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.

Bước 10: Xây dựng lời hứa thương hiệu

Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.

Khi xây dựng đủ 10 bước doanh nghiệp sẽ đạt được định vị thương hiệu: là khái niệm quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu. Định vị hiểu đơn giản là việc tạo nên một vị thế khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trong một thị trường mục tiêu nhất định. Ở đây định vị thương hiệu mà doanh nghiệp muốn hướng tới làsản phẩm doanh nghiệp có mức độ giữ cam kết cao, đáng tin cậy, góp phần thúc đẩy tiêu chuẩn hóa sản phẩm cao su, đăng ký bảo hộ thương hiệu cho cao su xuất khẩu của Việt Nam.

3.3.3.3 Tác dụng của giải pháp

Một là, thương hiệu giúp nhận biết và phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh.

Hai là, thương hiệu có vai trò thông tin và chỉ dẫn.

Bốn là, thương hiệu là một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Năm là, thương hiệu giúp thu hút đầu tư.

Sáu là, thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và xã hội.

3.3.4 Xây dựng các trang web, tài khoản trên các mạng xã hội của doanh nghiệp nghiệp

3.3.4.1 Cơ sở của giải pháp

Thời đại công nghệ thông tin và thương mại điện tử ngày càng phát triển. Ngày nay, nơi đầu tiên mà hầu hết mọi người tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ là trên mạng Internet. Để bắt kịp xu thế thì doanh nghiệp cần phải xây dựng các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử. Trong đó, hiệu quả nhất là xây dựng trang web, tài khoản của công ty trên các trang mạng xã hội để thông qua đó đăng tải được cái nội dung, thông tin của công ty nhằm tăng sự tương tác với khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và liên hệ với doanh nghiệp.Đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Malaysia thì việc thiết kế trang web thương mại điện tử song ngữ càng trở nên quan trọng và cần thiết.

3.3.4.2 Cách thức tiến hành

Bước 1: Hình thành phòng Marketing

Phòng marketing mới sẽ có nhiệm vụ quản lí trang web cũng như các trang mạng xã hội của doanh nghiệp.

Bước 2: Hiện diện trực tuyến:

Thiết lập hiện diện trực tuyến cho doanh nghiệp phù hợp với thương hiệu của doanh nghiệp. Dù đó là trang web hay tài khoản mạng xã hội, điều quan trọng là khách hàng có thể tìm thấy doanh nghiệp trên mạng trực tuyến.

Bước 3: Hiện diện trên thiết bị di động:

Trang web được thành lập của công ty cần thân thiện đối với các thiết bị di động. Theo "Báo cáo Kỹ thuật số, Mạng xã hội và Di động 2015" của We Are Social, lưu lượng chia sẻ web toàn cầu qua các thiết bị di động đã nhảy vọt lên 39% kể từ tháng 1 năm 2014, với 1/3 số trang web đều thân thiện với điện thoại di động. Các doanh nghiệp nhỏ nếu không có trang web thân thiện với thiết bị di động hoặc

thậm chí không có cả một trang web như Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh thì hầu như vô hình đối với các khách hàng chủ yếu sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là tại thị trường nước ngoài như Malaysia.

Bước 4: Hình thành email thương hiệu:

Một email mang tên thương hiệu công ty (tenban@tendoanhnghiep.com) cho thế giới thấy sự hiện diện và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Trong khi đó, một email rất chung chung như tencongty@freeemailaddress.com có thể mang lại cảm giác về sự thiếu kinh nghiệm – hoặc tệ hơn, nó sẽ dấy lên những nghi ngờ về việc doanh nghiệp có thực sự tồn tại không. Hơn nữa, với việc sử dụng email mang tên thương hiệu, mỗi lần gửi email cũng sẽ góp phần giúp quảng cáo cho thương hiệu của doanh nghiệp.

3.3.4.3 Tác dụng của giải pháp

Xây dựng các trang web thương mại điện tử song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh) giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài (đặc biệt là doanh nghiệp ở Malaysia) dễ dàng truy cập và đặt hàng, góp phần cải thiện hoạt động xuất khẩu. Tiếp cận thương mại điện tử, phương thức kinh doanh qua thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp.

3.4 Kiến nghị

Để có thể phát triển sản xuất các sản phẩm cao su cần phải tiến hành huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, tăng cường và sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu trong nước, phát huy những lợi thế và tiềm năng phát triển, đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững. Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào một số sản phẩm cao su có lợi thế cạnh tranh, đồng thời từng bước phát triển các sản phẩm chất lượng cao, các sản phẩm ứng dụng trong các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Tận dụng lợi thế cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế. Việc xây dựng Quy hoạch phát triển sản xuất sản phẩm cao su nhằm phát huy các nguồn lực để phát triển sản xuất sản phẩm cao su Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm tỷ trọng nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu. Dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su.

3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu cao su cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động:

Thứ nhất, nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trường.

Thứ hai, xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường vụ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w