Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 45)

5. Kết cấu của khóa luận:

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Khi được hỏi mục đích của kinh doanh là gì, một doanh nhân thường trả lời là "tối đa hóa lợi nhuận". Một kinh tế gia điển hình có lẽ cũng đưa ra câu trả lời tương tự. Vấn đề là ở chỗ câu trả lời trên không chỉ không chính xác, mà còn không thích hợp, không liên quan nữa. Lợi nhuận và khả năng sinh lời là quan trọng, thậm chí quan trọng đối với xã hội hơn là với doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp là một thành phần của xã hội, nên nếu doanh nghiệp không sản sinh ra giá trị (lợi nhuận) tức là doanh nghiệp đó đang làm hại xã hội. Như vậy lợi nhuận là một chuyện đương nhiên của một doanh nghiệp lành mạnh chứ nó không phải là mục đích của doanh nghiệp.

Vậy mục đích của doanh nghiệp là gì? Theo quan điểm cửa những người đứng đầu Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh, chính khách hàng định nghĩa nên kinh doanh và khách hàng mới chính là mục đích của doanh nghiệp; Và lợi nhuận chính là hệ quả từ việc thõa mãn liên tục các nhu cầu phát sinh mới của khách hàng .

Và để thõa mãn liên tục các nhu cầu mới như vậy, doanh nghiệp chỉ có 2 chức năng chính đó là: “Đổi Mới và Marketing” - Peter Drucker. Bên cạnh đó, công ty có chức năng thu mua, nhập khẩu và kinh doanh cao su nguyên liệu. Thông qua đó, Công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động và tăng thu nhập cho Ngân sách Nhà nước. Hoạt động của Công ty bao gồm một số nội dung chủ yếu sau: Thu mua, nhập khẩu và kinh doanh các loại cao su nguyên liệu; Xuất khẩu trực tiếp những mặt hàng cao su nguyên liệu và kinh doanh.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh hiện nay là đơn vị xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng mà Công ty kinh doanh. Ngoài ra, Công ty còn có một số nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh; Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và quản lý khai thác có hiệu quả các nguồn vốn; Thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng kinh tế có liên quan; Tổ chức khâu bảo quản, đảm bảo quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra thường xuyên liên tục và ổn định trên thị trường; Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh; Không ngừng chăm lo và nâng cao vật chất cũng như tinh thần cho người lao động; Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên.

Để tổ chức hoạt động kinh doanh xuất khẩu được thuận lợi và mang lại hiệu quả, bộ máy của công ty được thành lập trên nguyên tắc: gọn nhẹ, phân quyền, cá

nhận phải tự chịu trách nhiệm và đặt hiệu quả hiệu quả lên hàng đầu. Vì vậy, bộ máy quản lý của công ty chia thành các phòng ban chuyên môn phụ trách từng phần việc riêng. Tuy nhiên các phòng ban này lại được phối hợp với nhau chặt chẽ tạo nhằm tạo nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được nhịp nhàng thuận lợi. Bộ máy công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2-1: Bộ máy quản lý của Sao Mai Anh JSC.

(Nguồn: Công ty cung cấp) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

Giám đốc: là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, quyết định những vấn đề quan trọng, những vấn đề lớn trong công ty, định hướng phát triển của công ty, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm những chức vụ quan trọng nhất của công ty. Giám đốc công ty là người trực tiếp chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu quản trị đề đã đề ra thông qua các phòng ban chức năng của công ty.

Phòng xuất nhập khẩu: là bộ phận chịu trách nhiệm đặt phương tiện vận tải vận chuyển hàng (tàu, xe container…) và làm chứng từ xuất nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu của công ty có 3 thành viên.

Phòng kiểm tra hàng cao su: gồm có 4 thành viên, là những người trực tiếp kiểm tra các sản phẩm cao su xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ở nhà máy trong nước, tại cảng giao dịch và nước ngoài. Khâu kiểm tra hàng của bộ phận này được thực hiện cả trước và sau quá trình xuất, nhập khẩu.

Giám đốc

Phòng xuất

Phòng kế toán: Phòng kế tóan có chức năng thực hiện các phần hành kế toán, tổ chức công tác hạch toán kế toán, cập nhật, báo cáo và tư vấn cho giám đốc về các hoạt động tài chính kế toán trong công ty. Hiện tại công ty đang thuê nhân viên kế toán từ đại lý thuế để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí.

Phòng theo dõi giá giao dịch cao su có 1 nhân viên tập trung theo dõi giá cả, biến động, xu hướng của thị trường cao su trong nước và nước ngoài. Những thông tin này sẽ được cập nhật liên tục để báo cáo lên giám đốc.

Mặc dù chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty đã được phân công rõ ràng, nhưng các phòng ban cũng rất cần thiết phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau thì mới có thể nâng cao hiệu quả. Vì vậy, công ty thường tổ chức họp giao ban giữa các bộ phận mỗi tuần ít nhất một lần để các phòng ban có dịp đóng góp ý kiến, phối hợp với nhau tốt hơn.

2.1.4 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2014-2017 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Việt Nam Đồng

Năm 2014 2015 2016 2017

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

57,963,602,100 28,180,726,400 219,849,277,445 29,148,369,000

Doanh thu hoạt

động tài chính 135,836,479 58,762,789 322,712,848 143,375,435

Tổng doanh thu 58,099,438,579 28,239,489,189 220,171,990,293 29,291,744,435 Lợi nhuận trước

thuế (1,910,662,822) (2,522,860,643) 4,511,615,577 5,665,703,915 Lợi nhuận sau

thuế (1,910,662,822) (2,522,860,643) 4,476,040,453 4,364,444,852

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sao Mai Anh JSC các năm 2014, 2015, 2016, 2017) Từ kết quả kinh doanh trên, các chỉ tiêu của từng năm liền kề được so sánh tuyệt đối và tương đối để làm rõ sự tăng/giảm về giá trị cũng như tỉ trọng.

So sánh tuyệt đối: xác định mức biến động về qui mô, độ lớn (chênh lệch) của chỉ tiêu phân tích ở kì sau so với giá trị kì trước được lựa chọn để so sánh:

Trong đó:

R: Kí hiệu chỉ tiêu phân tích (chẳng hạn chỉ tiêu doanh thu) ∆: Mức biến động tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích

: Giá trị chỉ tiêu phân tích ở kì nghiên cứu

: Giá trị chỉ tiêu phân tích ở kì được lựa chọn để so sánh (thường là kì trước kì nghiên cứu)

Ý nghĩa: So sánh tuyệt đối đánh giá sự tăng trưởng về qui mô, độ lớn của chỉ tiêu phân tích ở kì phân tích so với giá trị ở kì được lựa chọn để so sánh.

So sánh tương đối: xác định quan hệ tỉ lệ (%) giữa giá trị của các chỉ tiêu phân tích ở kì nghiên cứu so với giá trị của chỉ tiêu phân tích ở kì được lựa chọn để so sánh.

Trong đó:

: Mức biến động tương đối của các chỉ tiêu phân tích tăng giảm bao nhiêu % so với giá trị kì được chọn để so sánh

Ý nghĩa: So sánh tương đối (biểu thị bằng số tương đối) đánh giá sự phát triển của chỉ tiêu phân tích so với giá trị được chọn để so sánh.

Kết quả so sánh tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Việt Nam Đồng

Chỉ tiêu 2017/2016 2016/2015 2015/2014 I' I' I' Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -190,700,908,445 -0.8674 191,668,551,045 6.8014 -29,782,875,700 - 0.5138 Doanh thu hoạt động

tài chính -179,337,413 -0.5557 263,950,059 4.4918 -77,073,690

- 0.5674

Tổng doanh thu -190,880,245,858 -0.8670 191,932,501,104 6.7966 -29,859,949,390 - 0.5139

Lợi nhuận trước thuế 1,154,088,338 0.2558 7,034,476,220 -2.7883 -612,197,821 0.3204

Lợi nhuận sau thuế -111,595,601 -0.0249 6,998,901,096 -2.7742 -612,197,821 0.3204

Bảng 2-2: Kết quả phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguồn: Phân tích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sao Mai Anh JSC các năm 2014, 2015, 2016, 2017)

2.1.5 Định hướng phát triển doanh nghiệp đến năm 2025

Xây dựng Công ty CP ĐT&PT Sao Mai Anh ngày càng vững mạnh hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu, sử dụng hợp lý các nguồn lực; Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, liên kết cao hơn về tài chính, công nghệ và thị trường. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và chuyên nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức kinh doanh, quản lí gọn nhẹ của doanh nghiệp vẫn được giữ nguyên qua nhiều năm để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đơn giản trong cơ cấu tổ chức nhưng vẫn tạo được động lực mạnh mẽ cho đội ngũ nhân viên và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp. Để thúc đẩy phát triển ngành xuất khẩu cao su, doanh nghiệp đang không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của

thị trường Malaysia và các nước trong khu vực Đông Nam Á, quan trọng hơn là giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp tới năm 2025 bao gồm chuyển đổi xuất khẩu cao su nguyên liệu và định hướng phát triển xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cùng với cao su nguyên liệu. Doanh nghiệp hướng tới thay đổi cấu trúc kinh doanh theo tiến trình phát triển của ngành để khai thác triệt để những thế mạnh của cây cao su; tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cùng với kế hoạch chung cho toàn ngành đến năm 2020 và định hướng tới năm 2025. Doanh nghiệp chú trọng ưu tiên cho đầu tư và phát triển các sản phẩm cao su có giá trị cao nhằm nâng cao giá trị cây cao su của Việt Nam, việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho sản phẩm cao su công nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất săm lốp xe để phục vụ cho ngành ôtô là những việc làm cấp thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp còn định hướng phải triển khai các hoạt động marketing, phát triển công nghệ và tiến hành đa dạng hoá phương thức kinh doanh xuất khẩu nhằm thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh cao su công nghiệp.

2.2 Tổng quan về thị trường Malaysia

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội của thị trường Malaysia2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Theo Bộ Công Thương - Cổng Thương mại điện tử quốc gia, có thể giới thiệu sơ lược về đặc điểm tự nhiên của thị trường Malaysia như sau:

a. Địa lý

Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á, có hai khu vực địa lý rõ rệt và cách nhau 531 km bao gồm: Khu vực bán đảo Malaysia bao gồm 11 trong tổng số 13 bang, tiếp giáp với Thái Lan ở phía Bắc, Singapore và Indonesia ở phía Nam. Khu vực phía Đông Malaysia và bờ biển phía Tây đảo Borneo gồm 2 bang Sabah và Sarawak và vùng lãnh thổ liên bang Labuan, tiếp giáp với Indonesia và Brunei.

Diện tích: 329.758 km2, trong đó diện tích đất đai là 328.558 km2 và diện tích mặt nước là 1.200 km2. Khu vực bán đảo Malaysia rộng 131.598 km2 và khu vực phía Đông rộng 198.836 km2.

b. Khí hậu

Khí hậu: Nhiệt đới, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình ở mức 2.300mm, thay đổi theo mùa hơn là thay đổi theo nhiệt độ gió. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 2 và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 đem theo nhiều mưa đến Malaysia. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-280C. Vào mùa nóng, nhiệt độ thường ở mức 320C, độ ẩm 80%.7

c. Dân số, dân tộc, và tôn giáo

Dân số Malaysia năm 2005 là 25 triệu người, năm 2011 là 28,9 triệu người. Người Mã Lai và người bản địa chiếm đa số (55%), thứ đến là người Hoa (30%), người Ấn Độ (10%), người Âu và một số dân tộc thiểu số bản địa (5%). Hiện số người cao tuổi của nước này vào khoảng 2,1 triệu người, chiếm khoảng 7,3% của 28 triệu dân. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, Malaysia sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2030, lúc đó, số người trong độ tuổi từ 60 trở lên chiếm khoảng 15% dân số. Trước xu hướng tăng trưởng hiện nay, dân số Malaysia sẽ đạt khoảng 35 triệu người vào năm 2020, với 3,4 triệu người già.8

Tôn giáo: Đạo Hồi (Islam) là quốc đạo chiếm 53%, đạo Phật 17,3%, Thiên chúa giáo 8,6%, đạo Hindu 7%, đạo Khổng 12%. Tuy nhiên theo hiến pháp liên bang, đạo Hồi là quốc giáo. Toàn bộ người Malaysia và một bộ phận người Ấn Độ, Trung Quốc và thổ dân Orang Asli theo đạo Hồi. Phần lớn người Trung Quốc ở Malaysia theo đạo Phật và đạo Lão.

d. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức: Bahasa Melayu. Bên cạnh đó, Tiếng Anh, Tiếng Hoa (Cantonese, Mandarin, Hokkien, Hakka, Hainan, Foochow), Tiếng Tamil, Telugu, Malyalam, Panjabi, Thái cũng được sử dụng. Các thứ tiếng bản địa như Iban và Kadazan được sử dụng nhiều, nhất là ở miền Đông Malaysia.

e. Tài nguyên

7 http://ecvn.com/ROOTSYS/book/member/GioithieuthitruongMalaysia/DKTNVaXH.html 8 http://licogimec.com.vn/chi-tiet-tin/180/thong-tin-thi-truong-malaysia.html

Malaysia có nhiều tài nguyên quý như dầu mỏ, hơi đổt, quặng sắt, boxit magan, vàng và đặc biệt là thiếc (trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, đứng thứ 3 trong khu vực).

2.2.1.2 Kinh tế, xã hộia. Nền kinh tế a. Nền kinh tế

Kinh tế Malaysia phát triển mạnh dựa vào các lĩnh vực: Cao su, Dầu cọ, Điện tử, Công nghiệp chế tạo và Dầu mỏ.

Malaysia là đất nước khá phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á.

Malaysia là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu cọ và cao su, ca cao và hạt tiêu, đồng thời là nước xuất khẩu về gỗ khối và các sản phẩm từ gỗ. Ngành công nghệ thông tin của Malaysia rất phát triển. Các trường đại học cao đẳng đều có các phòng vi tính, các trung tâm dịch vụ Internet miễn phí cho sinh viên.

Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đường tàu thủy qua eo biển Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt.9 Malaysia là một nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính. 10Malaysia từng là nhà sản xuất lớn nhất các mặt hàng thiếc, 11cao su và dầu cọ trên thế giới. Lĩnh vực chế tạo có ảnh hưởng lớn trong kinh tế quốc gia,12 song cấu trúc kinh tế của Malaysia đang chuyển ra khỏi tình trạng này.13 Malaysia vẫn là một trong các nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới.

Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và công nghiệp hóa mới.14 Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong hướng dẫn

9 “The Security of The Straits of Malacca and Its Implications to The South East Asia Regional Security”. Office of The Prime Minister of Malaysia.

“BNM National Summary Data Page”. Bank Negara Malaysia.

Schuman, Michael (ngày 22 tháng 4 năm 2009). “How to Defeat Pirates: Success in the Strait”. Time.

10 “Malaysia”. United States State Department.

11 “TED Case Studies: Tin Mining In Malaysia - Present And Future”. American University. 12 “BNM National Summary Data Page”. Bank Negara Malaysia.

13 “WHO Western Pacific Region – 2006 – Malaysia – Political and socioeconomic situation”. 14 Boulton, WilliaM; Pecht, Michael; Tucker, William; Wennberg, Sam (tháng 5 năm 1997).

hoạt động kinh tế thông qua các dự án kinh tế vĩ mô, song vai trò này đang giảm xuống. Malaysia sở hữu một trong những hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 1957 đến 2005.

Năm 1991, Thủ tướng Malaysia đương thời là Mahathir Mohamad phác thảo ý tưởng của ông trong "Tầm nhìn 2020", theo đó Malaysia sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp hóa tự túc vào năm 2020.15 Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996-2000)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SAO MAI ANH VÀO THỊ TRƯỜNG MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w