Quá trình hình thành và phát triển Agribank Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương (Trang 57 - 59)

Agribank Huế là một trong những ngân hàng có mặt sớm nhất tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 22 tháng 02 năm 1990 theo quyết định số 603/NH - QD của

Thống đốc NHNN Việt Nam thành lập các chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam trong đó có Agribank Huế

Thời kỳ đầu thành lập bao gồm 4 huyện (Hương Phú, A Lưới, Hương Điền, Phú Lộc) và TP Huếvới nguồn vốn ban đầu chỉcó 182 tỷ đồng, cùng với vốn vay của ngân hàng cấp trên đãđã đầu tư 314 tỷ. Trong thời kỳ này, Agribank Huếphải đối mặt với muôn vànkhó khăn do hậu quảcủa nền kinh tếbao cấp đểlại. Nhưng dưới sựlãnhđạo của Đảng cộng sản với sự phấn đấu đi lên của chi nhánh, Agribank Huế đã đạt được một sốthành quảquan trọng

Giai đoạn 1991 1996: Vào thời kỳ này có sự thay đổi lớn về tình hình chính trịthếgiới làmảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị- xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên đây có thể coi là chặng đường đổi mới căn bản của Đảng ta. Thông qua chính sách mở cửa phát triển kinh tếnhiều thành phần, vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý nhà nước. Vai trò trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán ngân hàng được khai thông, từ đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế tìm tòi hướng về thị trường nông thôn mở rộng mạng lưới tổ chức. Toàn tỉnh chỉ có 19 điểm giao dịch tiếp cận với kinh tế hộ để cho vay phát triển sản xuất. Lúc này nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 13 lần so với năm 1990 và tổng dư nợ tăng gấp 16 lần. Thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện. Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thoát khỏi khó khăn, kinh doanh có lãi, cóđược niềm tin của khách hàng, được cấpủy đánh giá cao.

Giai đoạn 1997 –2002:Bước vào thời kỳnày, nền kinh tế nước ta phần nào chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á; nó đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Dẫn đến hàng hóa cạnh tranh kém, nợ nần gia tăng, lợi nhuận giảm, hoạt động ngân hàng có hiện tượng co cụm. Đúng lúc này luật tổ chức tín dụng ra đời tạo lập một hành lang pháp lý cho ngân hàng và hoàn chỉnh trên cơ sở địa phương. Chi nhánh đã bước vào củng cố, chấn chỉnh các huyện có hoạt động kém, từ đó mở ra hướng phát triển mới và trở thành đơn vịchủlực cung cấp tín dụng cho sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Với mạng lưới giao dịch rộng khắp từtỉnh xuống cấp huyện và khu vực, vùng kinh tế trọng điểm, bình quân 5 xã có 1 điểm giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ tiếp cận ngân hàng một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển tăng thu nhập cho nông dân.

Giai đoạn 2003 đến nay:Giai đoạn này nền kinh tếcủa tỉnh Thừa Thiên Huếcó những bước phát triển mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏthành lập cần huy động một lượng vốn lớn, lúc này vai trò ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn. Năm 2003 này chính là năm đánh dấu sự ra đời của chiếc thẻATMở Agribank Huế. Hiện nay, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho sựcạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trởnên khốc liệt hơn, số lượng các ngân hàng thương mại trên địa bàn Huếngày càng nhiều, hoạt động của ngân hàng đang đứng trước những khó khăn mới.

2.1.3Cơ cấu tchc bmáy và lĩnh vực hoạt động2.1.3.1Cơ cấu tổchức bộmáy

Một phần của tài liệu Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương (Trang 57 - 59)