Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương (Trang 80 - 83)

Bảng 2. 15Phân tích tương quan Pearson

SD HI XH RR CP CV QD

QD

Tương quan Pearson 0,556 0,447 0,269 0,563 0,547 0,432 1,000

Sig.(2-tailed) 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 -

N 120 120 120 120 120 120 120

(Nguồn: Kết quả điều tra xửlý của tác giả năm 2020)

Dựa vào kết quảphân tích trên, ta thấy:

- Giá trị Sig.(2-tailed) của các nhân tố mới đều bé hơn mức ý nghĩa α = 0,05 cho thấy sự tương quan có ý nghĩa giữa các biến độc lập và biến phụthuộc

- Hệsố tương quan Pearson cũng khá cao (có 3 nhân tốlớn hơn 0,5) và có 3 nhân tố thấp hơn 0,5 nên ta có thể kết luận được rằng các biến độc lập sau khi điều chỉnh có thểgiải thích cho biến phụthuộc “ Quyết định sửdụng”

2.3.5.2Phân tích các tác động của các yếu tố đến quyết định sửdụng dịch vụthanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại chi nhánh Nam sông Hương

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để khám phá các nhân tố mới có ảnh hưởng đến biến phụthuộc “quyết định sửdụng”, nghiên cứu tiến hành hồi quy tuyến tính để xác định được chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mới này đến quyết định sửdụng

Mô hình hồi quy được xây dựng gồm biến phụ thuộc là “Quyết định sử dụng”

(QD) và các biến độc lập được rút trích từphân tích nhân tốkhám phá EFA gồm 6 biến: “Nhận thức tính dễsửdụng” (SD), “ Nhận thức sựhữu ích” (HI), “Ảnh hưởng xã hội”

(XH), “ Nhận thức sựgiảm rủi ro” (RR), “Chi phí sử dụng” (CP) và “Ảnh hưởng của công việc”(CV) với các hệsốBê-ta tương ứng lần lượt làβ1, β2, β3, β4, β5,β6

Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

Dựa vào hệsốBê- ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng với mức độra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. Kết quả của mô hình hồi quy sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của khách hàng tại thành phố Huế đối với dịch vụ TTKDTM của Ngân hàng Agribank chi nhánh Huế.

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được chiều hướng và cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong giai đoạn phân tích hồi quy, nghiên cứu chọn phương pháp Enter, chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những nhân tố có mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Những nhân tố nào có giá trị Sig. > 0,05 sẽ bị xóa bỏ khỏi mô hình và không tiếp tục nghiên cứu nhân tố đó.

Kết quảphân tích hồi quy được thểhiện qua các bảng sau:

Bảng 2. 16 Kết quảphân tích mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sửdụng dịch vụTTKDTM của khách hàng tại chi nhánh Nam sông Hương

Hệsố chưa chuẩn hóa Hệsốchuẩn hóa

t Sig. VIF B Độlệch chuẩn Beta Hằng số -0,233 0,401 - -0,582 0,562 - SD 0,184 0,073 0,207 2,502 0,014 1,665 HI 0,263 0,082 0,226 3,207 0,002 1,207 XH 0,039 0,065 0,041 0,603 0,548 1,143 RR 0,258 0,078 0,268 3,299 0,001 1,607 CP 0,131 0,065 0,167 2,024 0,045 1,656 CV 0,176 0,082 0,156 2,143 0,034 1,293

Giá trị Sig. tại các phép kiểm định của các biến độc lập được đưa vào mô hình: “Nhận thức tính dễ sửdụng”, “Nhận thức sự hữu ích”, “Nhận thức sự giảm rủi ro”, “Chi phí sử dụng”,”Ảnh hưởng của công việc” đều nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ các biến độc lập này có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Riêng đối với biến độc lập “Ảnh

hưởng xã hội” có giá trị Sig. là 0,548 > 0,05 nên bị loại khỏi mô hình hồi quy. Ngoài ra, hằng sốtrong mô hình có giá trịSig. là 0,562 > 0,05 nên cũng sẽbịloại.

Như vậy, phương trình hồi quy được xác định như sau:

QD = 0,207SD + 0,226HI + 0,268RR + 0,167CP + 0,156CV + ei

Nhìn vào mô hình hồi quy, có thể khẳng định: có 5 nhân tố đó là “nhận thức tính dễ sử dụng”, “nhận thức sự hữu ích”, “nhận thức sự giảm rủi ro”, “chi phí sử

dụng”“ảnh hưởng của công việc”của khách hàng tại Thành phốHuế đối với dịch vụTTKDTM của Agribank– Chi nhánh Nam sông Hương

Kết quảphân tích cho thấy:

Hệsốβ1= 0,207 có nghĩa là khi biến “nhận thức tính sử dụng”thay đổi 1 đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Quyết định sử dụng” biến động cùng chiều 0,207 đơn vị. Tương tự với các biến còn lại cũng giải thích như vậy. Hệsốβ2= 0,226

có nghĩa là khi biến“Nhận thức sựhữu ích” thayđổi 1 đơn vịtrong khi các biến khác không đổi thì “Quyết định sử dụng” biến động cùng chiều 0,226 đơn vị. Hệ số β4= 0,268 có nghĩa là khi biến“Nhận thức sựgiảm rủi ro” thay đổi 1 đơn vụtrong khi các biến khác không đổi thì“Quyết định sửdụng” biến động cùng chiều 0,268 đơn vị. Hệ số β5 = 0,167 có nghĩa là khi biến “chi phí sử dụng” thay đổi 1 đơn vịtrong khi các biến khác không đổi thì“Quyết định sửdụng” biến động cùng chiều 0,167 đơn vị. Hệ sốβ6= 0,156 có nghĩa là khi biến“Ảnh hưởng của công việc”thay đổi 1 đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì“Quyết định sửdụng”biến động cùng chiều 0,156 đơn vị. Có một điểm chung của các biến độc lập này là đều ảnh hưởng thuận chiều đến biến phụ thuộc là “Quyết định sử dụng”, quyết định sửdụng của khách hàng đối với dịch vụcủa công ty sẽ được nâng cao khi những yếu tố ảnh hưởng này tăng. Điều này cho thấy Ngân hàng Agribank chi nhánh Huế cần phải có những động thái nhằm kiểm soát các yếu tốnày một cách cẩn thận hơn.

Dựa vào mô hình hồi quy, ta có hệsố Bê-ta chuẩn hóa của biến “Nhận thức sự

giảm rủi ro” có giá trị 0,268. Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng của khách hàng tại thành phố Huế đối với dịch vụ TTKDTM của Ngân hàng Agribank, ngoài ra biến “Nhận thức sựhữu ích” cũng có mức độ ảnh hưởng khá lớn với hệ số Bê-ta tương ứng là 0,226. Các biến còn lại như “Nhận thức tính dễ sử

dụng”, “chi phí sử dụng”“ảnh hưởng của công việc” cũng sẽ được khách hàng xem xét khi quyết định sửdụng với hệ số Bê-ta lần lượt là 0,207; 0,167 và 0,156. Kết quả phân tích hồi quy cũng khá hợp lý so với thực tế khi mà xu hướng phát triển của dịch vụ TTKDTM, người sửdụng càng cân nhắc kĩ lưỡng hơn về độ rủi ro xảy ra và đồng thời tối đa hóa lợi nhuận dịch vụ TTKDTM để đáp ứng nhu cầu.

Một phần của tài liệu Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương (Trang 80 - 83)