Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 25 - 27)

* Môi trường kinh tế: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hàng hóa của mọi quốc gia, trong đó có xuất khẩu gạo. Một khi một thị trường rơi vào tình trạng khủng hoảng, khi đó người dân sẽ không tiêu dùng những sản phẩm có giá trị cao, dẫn đến gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp phải luôn nắm bắt thông tin kịp thời về tình hình kinh tế của từng nước đối tác cũng như thế giới, đó là các chỉ số về thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,…để có những quyết định kinh doanh hiệu quả nhất.

* Môi trường chính trị – pháp luật: Thể hiện ở những chính sách ưu đãi hoặc cản trở của Chính phủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu khi xâm nhập vào một thị trường nào đó, đó có thể là thuế quan, hạn ngạch, bảo hộ, trợ cấp xuất khẩu,…đòi hỏi doanh nghiệp phải năm bắt kịp thời và hiểu biết sâu rộng. Nếu tình hình chính trị giữa các quốc gia có quan hệ xuất nhập khẩu bất ổn thì sẽ khó khăn cho việc mở rộng và phát triển thị trường cho nhà xuất khẩu.

* Môi trường văn hóa – xã hội: Nhân tố này quyết định đến đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, do đó nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

* Nhân tố tự nhiên: Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thới gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu. Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ ví dụ: Việc mua bán hàng hoá với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển. Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài hoặc thất bại do bị thiên tai như bão, động đất, sóng thần…

* Khoa học – công nghệ: Là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhờ vào sự phát triển của bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thông tin liên lạc với đối tác, khách hàng. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, vận tải biển,...

* Cơ sở hạ tầng: Gồm hệ thống giao thông đặc biệt là vận tải biển, hệ thống ngân hàng, hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hóa….càng phát triển và hiện đại thì kinh doanh xuất khẩu càng thuận lợi. Hệ thống cảng biển hiện đại sẽ rút ngắn thời gian bốc dỡ, giao nhận hàng hóa, giảm chí phí; hệ thống ngân hàng phát triển sẽ giúp cho doanh nghiệp thanh toán, huy động vốn nhanh chóng; hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép hoạt động xuất khẩu thực hiện an toàn.

* Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước khác. Thông qua việc ổn định tỷ giá hối đoái, Nhà nước sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu theo hướng khuyến khích hoặc hạn chế, từ đó điều chỉnh quan hệ thu chi quốc tế. Do đó, tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động xuất khẩu.

* Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước: Ảnh hưởng quan trọng đến mục tiêu và chính sách xuất khẩu của doanh nghiệp bởi lẽ thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu.

* Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu: Cạnh tranh là nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp chất lượng và hạ giá thành sản phẩm…Tuy nhiên nó cũng dễ dàng đẩy lùi các doanh nghiệp

không có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 25 - 27)