Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 28 - 30)

Để đạt được các mục tiêu đề tài sử dụng các phương pháp phân tích sau: - Mục tiêu 1 : Sử dụng phương pháp thống kê mô tả gồm so sánh số tuyệt đối và số tương đối; biểu mẫu, sơ đồ để phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty từ 2011 đến tháng 6 đầu năm 2014.

+ So sánh bằng số tuyệt đối:

Là kết quả của phép trừ của giữa trị số giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, qui mô của các hiện tượng kinh tế.

(2.1) Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm gốc

y1: Chỉ tiêu năm phân tích

y: Phần chênh lệch/tăng giảm giữa các chỉ tiêu kinh tế + So sánh bằng số tương đối:

So sánh bằng số tương đối nhằm thể hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế, hay còn là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu tương đối là kết quả phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ gốc và kỳ phân tích với giá trị ở kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

(2.2) Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm gốc y1: chỉ tiêu năm phân tích

y: Phần chênh lệch/tăng giảm của chỉ tiêu kinh tế

+ Phương pháp biểu mẫu, sơ đồ: Nhằm phản ảnh một cách trực quan các số liệu được phân tích trong bài. Các biểu mẫu, sơ đồ thường dùng thể hiện các mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối liên hệ với nhau. - Mục tiêu 2 : Từ các dữ kiện thu thập được, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu để tìm ra cũng như thấy được các nhân tố tác động đến

y = y1 –y0

y1 - y0

y = *100% y0

tình hình xuất khẩu gạo của Công ty. Từ đó thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty.

- Mục tiêu 3 : Đề tài sử dụng ma trận SWOT và kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng bên trên để tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như các cơ hội và cả những thách thức của Công ty. Từ đó kết hợp với tình hình xuất khẩu gạo cũng như bối cảnh kinh tế để đưa ra giải pháp tăng trưởng gạo xuất khẩu cho Công ty trong thời gian tới.

+ Chiến lược SO: Chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội bên ngoài, là chiến lược “phát triển”.

+ Chiến lược WO: Tận dụng những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu bên trong, gọi là chiến lược “cạnh tranh”

+ Chiến lược ST: Sử dụng các điểm mạnh của công ty để giảm đi hay tránh khỏi những mối đe dọa của bên ngoài, tương ứng với tên gọi “chống đối”.

+ Chiến lược WT: Gọi là chiến lược “phòng thủ” nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những mối đe dọa bên ngoài.

Có 8 bước để lập một ma trận SWOT:

Bước 1: Liệt kê cơ hội lớn bên ngoài của công ty.

Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty. Bước 3: Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của công ty.

Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài để hình thành chiến lược SO.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài để hình thành chiến lược WO.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài để hình thành chiến lược ST.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong và đe dọa bên ngoài để hình thành chiến lược WT.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 28 - 30)