TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 36 - 38)

Kiên Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh góp phần quan trọng làm nên “bồ lúa lớn” của vựa lúa to nhất nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Kiên Giang liên tục là tỉnh dẫn đầu các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long về gạo xuất khẩu.

loại, đạt kim ngạch 445 triệu USD, tăng 35,69% về kim ngạch và tăng 17,24% về sản lượng so cùng kỳ năm 2010. Năm 2011, Kiên Giang cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về xuất khẩu gạo, chiếm 13,53% tỷ trọng sản lượng gạo xuất khẩu.

Bảng 3.1 Sản lượng gạo xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 Năm Cả nước (nghìn tấn) Kiên Giang (nghìn tấn) Tỷ trọng của Kiên Giang so với cả nước (%) 2011 7.105,00 961,00 13,53 2012 7.563,00 1.015,00 13,42 2013 6.587,00 1.020,00 15,49 6th/2013 3.485,00 537,81 15,43 6th/2014 3.003,00 331,67 11,04

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Website Kiên Giang

Hoạt động xuất khẩu gạo của tỉnh Kiên Giang năm 2012 gặp nhiều khó khăn. Mặt hàng gạo chịu áp lực cạnh tranh về giá bán với các nước có xuất khẩu trong khu vực, mặt hàng gạo xuất khẩu đạt được sản lượng 1,015 triệu tấn, chiếm 13,42% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Bước sang năm 2013, gạo xuất khẩu đạt 1,020 triệu tấn, chiếm 15,49% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước và tăng 0,49% so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng này không đáng kể. Nguyên nhân là do nguồn cung thừa và nhu cầu giảm trên thị trường thế giới, sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung cấp. Trong 6 tháng đầu năm 2014, do ảnh hưởng bởi sức ép cạnh trạnh thị trường và áp lực bán hạ giá của Thái Lan, tình hình xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mặt hàng gạo xuất khẩu chỉ đạt 331.670 tấn (chiếm 11,04% sản lượng cả nước), sụt giảm đáng kể so cùng kỳ, giảm 38,33%.

Tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo giữa các doanh nghiệp trên địa bàn cũng diễn ra khá sôi nổi. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xuất khẩu gạo trong tỉnh khá lớn, tuy nhiên đa phần chỉ là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhỏ. Trong đó các doanh nghiệp có thế mạnh và khả năng xuất khẩu hàng đầu trong tỉnh có thể kể đến như Công ty TNHH MTV Du lịch – Thương mại Kiên Giang (KTC), Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang (Kigimex) và Công ty Cổ phần Nông Lâm Sản (Kigifac).

Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, KTC là một trong những đơn vị xuất khẩu gạo xuất sắc của Việt Nam với thị trường xuất khẩu gạo rộng lớn như châu Phi, Philippine, Indonesia, Malaysia, Singapore, châu Âu , Nga,... Năm 2008 -2009 kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty đứng thứ 3 cả nước (sau Tổng công ty lương thực miền Nam và Tổng công ty lương thực miền Bắc). Năm 2010, với doanh thu đạt trên 4.700 tỷ đồng, KTC là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về doanh thu. Sản lượng xuất khẩu gạo của KTC hàng năm đạt trên dưới 300.000 tấn gạo. Công ty Cổ phần Kinh doanh Nông sản Kiên Giang trước khi thực hiện cổ phần hóa là một nhánh con của KTC, đến nay công ty đã hoạt động một cách độc lập, tuy nhiên vị thế của Kigitraco vẫn còn thua kém đàn anh của mình về quy mô cũng như khả năng xuất khẩu gạo.

Đối với Công ty Kigimex có thế mạnh ở dây chuyền sản xuất hiện đại. Khả năng cung ứng: 30.000 tấn đến 50.000 tấn gạo thành phẩm/tháng, tương đương 360.000 tấn đến 600.000 tấn/năm. Còn Công ty Kigifac là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, trong đó chủ yếu là chế biến, kinh doanh, xuất khẩu gạo các loại. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Kigifac là: Philippine, Malaysia, Thái Lan, Châu Phi, Châu Âu, Trung Đông. Cả Kigimex và Kigifac hàng năm đều cung ứng trên dưới 200.000 tấn gạo xuất khẩu các loại sang nước ngoài.

Tóm lại, trong thời gian tới Kigitraco sẽ tiếp tiếp đối đầu với những khó khăn do nguồn cung thừa cũng như là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)