Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 53 - 63)

a) Về sản lượng xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu gạo của doanh nghiệp đa dạng và rộng lớn từ châu Á, Phi, Âu đến châu Mỹ. Trong đó châu Phi là thị trường quan trọng nhất, kế đến là châu Á cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Ngoài năm 2012, châu Phi luôn chiếm tỷ trọng trên 50% sản lượng gạo xuất khẩu. Châu Á giữ vị trí từ 30 – đến 40% tỷ trọng, trong năm 2012 là gần 78%, và đến 6 tháng đầu 2014 là 81%. Có thể thấy châu Á đang vươn lên như một thị trường đầy tiềm năng trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty. Châu Âu chiếm tỷ trọng khá thấp, chỉ dao

động từ 0.1 – 13% từ năm 2011 đến đầu năm 2014. Châu Mỹ chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Riêng thị trường Nga, đây là thị trường xuất khẩu gạo tương đối của Công ty, từ năm 2011 trở về trước doanh nghiệp thường xuất khẩu trên 10.000 tấn gạo. Năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014, sỏ dĩ Công ty không xuất khẩu được gạo sang Nga là do gặp khó khăn về phương thức thanh toán (Nga yêu cầu khắt khe hơn) và Nga thì lại đang bị Mỹ và Châu Âu cấm vận do tranh chấp ở Ukraine.

Bảng 4.9 Sản lượng xuất khẩu gạo theo thị trường của Công ty giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Tấn

Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th2014/6th2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Châu Phi 99.314 42.665 70.423 40.100 1.255 -56.649 -57 27.758 65 -38.845 -97 Châu Âu 1.350 273 19.362 7.975 - -1.077 -80 19.089 6992 - - Châu Á 87.862 146.145 51.692 34.899 8.693 58.283 66 -94.453 -65 -26.206 -75 Philippines 29.005 13.292 4.902 2.400 7.098 -15.713 -54 -8.390 -63 4.698 196 Malaysia 10.047 9.605 7.290 1.499 1.595 -442 -4 -2.315 -24 96 6 Trung Quốc 7.000 110.400 38.750 31.000 - 103.400 1477 -71.650 -65 - - Indonesia 35.612 12.348 - - - -23.264 -65 - - - - Bangladesh 6.198 - - - - Arabia Saudia - 500 - - - - Timor - - 750 - - - - Châu Mỹ 34 3.925 7.500 4.600 700 3.891 11444 3.575 91 -3.900 -85 Mỹ 34 - - - - Chile - 3.925 7.500 4.600 700 - - 3.575 91 -3.900 -85 Nga 10.000 - - - - - - - - - - Tổng 198.560 193.008 148.977 87.574 10.648 -5.552 -3 -44.031 -23 -76.926 -88

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Hình 4.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty theo sản lượng giai đoạn 2011 – 6th/2014

- Châu Phi:

Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Guinea, Nigeria, Senegal, Nam Phi, Ghana, Tanzania, Algeria, Cameroon,…Với dân số hơn 1 tỷ người, mức tiêu thụ gạo bình quân trên đầu người khoảng 22,1 kg/năm, cộng với người dân nơi đây đa phần ưa chuộng sản phẩm gạo cấp thấp hơn nên phù hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Như đã nói ở phần trên kết hợp với bảng số liệu, thị trường xuất khẩu gạo tại Châu Phi có sự tăng giảm không đều. Cụ thể, vào năm 2011, sản lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 99,31 nghìn tấn, nhưng đến 2012 lại giảm mạnh ở mức 57% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do Công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ Ấn Độ trên thị trường châu Phi. Mặt khác, để bảo đảm an ninh lương thực, nhiều quốc gia châu Phi đẩy mạnh việc triển khai các chương trình tự túc lương thực, trong đó có việc phát triển trồng lúa nước.

Sang năm 2013, tình hình xuất khẩu được cải thiện tăng 65% so với cùng kì, đạt hơn 70,42 nghìn tấn. Có được kết quả này là nhờ Bộ Công Thương đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường châu Phi, tổ chức các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại nhiều nước của châu Phi từ đó đã gián tiếp làm gia

tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty. Thêm vào đó là do nhu cầu tiêu thụ gạo châu Phi năm 2013 tăng trở lại và gạo của doanh nghiệp cũng ngày càng chiếm được cảm tình của các thị trường khu vực này nhờ chất lượng tốt.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sang thị trường châu Phi gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ từ Thái Lan, Ấn Độ. Thái Lan đã xuất khẩu sang châu Phi hơn 1 triệu tấn gạo với giá thấp hơn gạo Việt từ 5 đến 10 USD/tấn. Trong khi đó gạo của Ấn Độ và Pakistan có được lợi thế về cước phí vận tải thấp hơn nên giá rẻ hơn gạo doanh nghiệp từ 30 đến 40 USD/tấn. Vì thế sản lượng xuất khẩu gạo sang thị trường này trong nửa đầu năm 2014 giảm nghiêm trọng, giảm tới 97% so với cùng kì năm ngoái.

- Châu Á:

Đây là thị trường nhập khẩu gạo quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc,…mang lại giá trị cao.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 Philippines Malaysia Trung Quốc Indonesia Thị trường còn lại

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Hình 4.3 Sản lượng xuất khẩu gạo tại thị trường Châu Á của Công ty 2011- 6th/2014

+ Philippines: Thị trường Philippines là thị trường tập trung của Chính phủ và thường được xuất khẩu thông qua hình thức ủy thác. Thị trường chiếm tỷ lệ khoảng từ 10 - 30% trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Công ty sang Châu Á. Nhập khẩu gạo của nước này giảm dần trong giai đoạn 2011 - 2013. Cụ thể, năm 2011, sản lượng từ hơn 29 nghìn tấn, giảm xuống còn gần 13,3 nghìn tấn 2012 và còn hơn 4,9 nghìn tấn năm 2013. Nguyên nhân là do Chính phủ Philippines từ nhiều năm nay đã có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, mặt khác

trước đây doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu gạo thông qua các Hợp đồng Chính phủ nhưng nay Philippines chuyển sang chế độ doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu gạo nên họ tìm sang những nguồn cung cấp giá rẻ hơn càng khiến xuất khẩu gạo của doanh nghiệp sang nước này gặp nhiều khó khăn.

Trong năm 2013, Philippines đặt mục tiêu tự cung cấp đủ lúa gạo. Tuy nhiên, siêu bão lịch sử Haiyan đã tàn phá mùa màng ở khu vực miền Trung của nước này, buộc Chính phủ phải quay lại với nhập khẩu gạo. Từ đó, sản lượng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng nhanh đột biến so với cùng kì, tăng 196% với gần 7,1 nghìn tấn.

+ Malaysia: Đối với Malaysia, sản lượng gạo xuất khẩu nhỉnh hơn so với Philippines, có giảm qua các năm nhưng nhìn chung không thấy biến động lớn. Năm 2011 từ hơn 10 nghìn tấn, giảm xuống còn hơn 9,6 nghìn tấn năm 2012. Do Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu tự cung tự cấp, tăng cường sản xuất trong nước để giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu đến năm 2020 nên khi bước sang năm 2013, sản lượng gạo nhập khẩu từ doanh nghiệp cũng giảm đáng kể ở mức 24% so với cùng kì.

Đến 6 tháng đầu 2014, do Việt Nam giành đã ký được hợp đồng xuất khẩu 200.000 tấn gạo sang Malaysia đưa sản lượng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp tại thị trường này tăng lên 6% so với cùng kì, tuy vậy mức độ tăng khá nhẹ chỉ dừng lại ở 1.595 tấn gạo.

+ Trung Quốc: Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt tại thị trường Trung Quốc so với các thị trường còn lại ở châu Á kể từ năm 2012 đến 2013. Năm 2011, Trung Quốc nhập khẩu 7 nghìn tấn gạo của doanh nghiệp và sản lượng tăng đột biến lên đến 110,4 nghìn tấn vào năm 2012. Điều này được giải thích là do Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lương thực vì tác động xấu của thời tiết tại nhiều vùng khác nhau. Thêm vào đó giá lúa trong nước của họ năm 2012 tăng mạnh nên các thương nhân Trung Quốc tích cực tìm kiếm nguồn cung gạo từ Việt Nam. Bước sang năm 2013, sản lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này bắt đầu sụt giảm mạnh, giảm 65% so với cùng kì. Mặc dù, sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước sang Trung Quốc trong năm 2013 vẫn tiếp tục tăng còn doanh nghiệp lại giảm là do Công ty chú trọng việc xuất khẩu gạo sang châu Phi và nguyên do khác là áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cùng ngành.

Đầu năm 2014, Công ty không có hợp đồng xuất khẩu nào từ phía Trung Quốc. Nguyên nhân là do Công ty không có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các thương nhân ở thị trường này cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các

doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác. Thêm vào đó, trong đầu năm 2014, Thái Lan cũng đã ký được hợp đồng 1 triệu tấn gạo xuất sang Trung Quốc cũng đã cản trở không nhỏ cho hoạt động của doanh nghiệp. Quan trọng hơn hết Trung Quốc là một thị trường được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro nên doanh nghiệp không tập trung quá nhiều vào xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.

+ Indonesia: Còn về Indonesia, do vươn lên sản xuất để tự cung trong nước đã gây cản trở lớn cho doanh nghiệp. Năm 2011, Indonesia nhập khẩu từ Công ty hơn 35,61 nghìn tấn gạo, nhưng đến 2012 thì giảm 65% chỉ còn gần 12,35 nghìn tấn.

Các thị trường còn lại, chiếm tỷ lệ khác nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Công ty sang châu Á. Sản lượng nhập khẩu gạo không liên tục qua các năm nên không đáng kể.

- Các thị trường còn lại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Châu Âu, châu Mỹ, Nga là các thị trường khó tính, đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao nên việc xuất khẩu gạo sang thị trường này có phần hạn chế và bấp bênh do doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu.

Tại châu Âu, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2011 là 1,35 nghìn tấn, đến 2012 giảm 80% còn 273 tấn. Sản lượng tăng cực mạnh lên hơn 19,36 nghìn tấn, tăng gần 19,1 nghìn tấn. Sự tăng mạnh sản lượng tại thị trường này cho thấy chất lượng gạo của Công ty đang ngày càng cải thiện và dần chiếm được lòng tin từ các khách hàng. 6 tháng đầu 2014 Công ty không xuất khẩu gạo sang thị trường này. Nguyên nhân là do chất lượng gạo cung ứng vào thị trường này thường là gạo mới, xuất phát từ vụ lúa đông xuân, thời điểm thu hoạch xong thường là cuối tháng 4. Những giống lúa chất lượng cao hơn như nếp, thơm thời gian trồng kéo dài hơn cộng với khoảng thời gian thu mua, chế biến và tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu từ thị trường khó tính này doanh nghiệp thường có xu hướng xuất khẩu gạo sang châu Âu trong 6 tháng cuối năm.

Ở thị trường châu Mỹ, Chile được xem là thị trường có tiềm năng để xuất khẩu lâu dài của Công ty. Năm 2012, doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu xuất khẩu sang Chile hơn 3,9 nghìn tấn gạo. Đến năm 2013, mặt dù mặt bằng chung xuất khẩu ở các thị trường đều giảm thì Chile vẫn nhập khẩu 7,5 nghìn tấn gạo, tăng 91% so với cùng kì do nhu cầu tăng. Bước sang nửa đầu năm 2014, Chile giảm nhập khẩu gạo từ Việt Nam, doanh nghiệp chỉ đạt 0,7 nghìn tấn gạo xuất khẩu giảm 85% so với cùng kì.

Đối với Mỹ, đây là hai thị trường đòi hỏi chất lượng cao và khó tính hơn hẳn nên doanh nghiệp chỉ bước đầu thâm nhập vẫn chưa có những hợp đồng với số lượng cao.

b) Về kim ngạch xuất khẩu

- Châu Phi:

Đây là thị trường mang lại kim ngạch khá lớn cho Công ty. Cụ thể năm 2011, kim ngạch đạt gần 44,13 triệu USD, đến năm 2012 giảm 61% còn gần 17,3 triệu USD. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm kim ngạch ở giai đoạn là do sản lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi trong năm 2012 giảm.

Sang năm 2013, do tốc độ đô thị hóa, cộng với thu nhập tăng nhanh khiến người dân châu Phi có nhu cầu gạo lớn hơn, sản lượng gạo xuất khẩu tăng cao kéo theo kim ngạch tăng đạt gần 28,32 triệu USD tăng 64% so với năm trước. Sự gia tăng này còn phải kể đến chất lượng gạo của doanh nghiệp ngày càng cải thiện và bán với giá cả trạnh tranh hơn.

Đến nửa đầu năm 2014, kim ngạch tiếp tục suy giảm mạnh 96% chỉ còn 0,672 triệu USD so với cùng kì. Kim ngạch giai đoạn này giảm mạnh là do gạo doanh nghiệp cạnh trạnh không bằng với giá gạo rẻ của Thái Lan và Ấn độ nên sản lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh, từ đó nguồn kim ngạch ngạch thu về cũng giảm theo với tỷ lệ tương ứng.

- Châu Á:

+ Philippines: Thị trường này đóng góp quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu nhưng kim ngạch giảm trong giai đoạn 2011- 2013 nguyên do chính là Chính phủ Philippines hướng đến tự sản xuất trong nước làm sản lượng giảm. Kim ngạch đạt hơn 12,66 triệu USD trong năm 2011, giảm còn hơn 5,38 triệu USD năm 2012, kim ngạch tiếp tục xuống dốc còn 1,85 triệu USD trong năm 2013.

Đến đầu năm 2014, kim ngạch có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đạt hơn 2,68 triệu USD, tăng 202% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do Philippines tăng cường nhập khẩu gạo trở lại và giá gạo ở Philippines những tháng đầu năm 2014 tăng mạnh do nhà chức trách nước này tấn công mạnh vào hoạt động buôn lậu gạo.

+ Malaysia: Thị trường này có kim ngạch giảm dần qua các năm do sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm. Hơn nữa, Malaysia cũng đang tự hướng tới việc bảo đảm nguồn lương thực, mở rộng khu vực trồng lúa để giảm nhập khẩu từ khu vực láng giềng. Từ gần 5,06 triệu USD năm 2011, giảm xuống hơn 4,54 triệu USD và còn 2,87 triệu USD năm 2013.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, do sự cạnh tranh mạnh về giá từ các nước xuất khẩu khác (đặc biệt là Thái Lan) và sự thay đổi về chính sách thu mua gạo thông qua đầu mối nhập khẩu gạo theo hợp đồng Chính phủ với Việt Nam làm kim ngạch xuất khẩu gạo doanh nghiệp giảm 9% mặc dù sản lượng có phần tăng nhẹ.

+ Trung Quốc: Đây cũng là một trong những thị trường mang lại giá trị cao cho Công ty. Năm 2012, do nhu cầu nhập khẩu gạo tăng đột biến, các thương nhân Trung Quốc ráo riết tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu gạo từ Việt Nam kéo theo sự gia tăng kim ngạch của doanh nghiệp cũng đạt ở mức kỷ lục, trị giá kim ngạch là 47,44 triệu USD.

Năm 2013 mặt dù Trung Quốc là một thị trường đứng đầu trong việc mang lại nguồn kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này của doanh nghiệp có sự tụt dốc. Cụ thể trong năm 2013, kim ngạch giảm mạnh 68% so với cùng kì, đạt 15,22 triệu USD. Sở dĩ như vậy là do Công ty đang tập trung lấy lại thị phần từ các thị trường truyền thống. Mặt khác, doanh nghiệp cũng đang ngày càng thận trọng hơn khi xuất khẩu sang thị trường đầy rủi ro khó lường này.

+ Indonesia: Sản lượng tuột dốc là nguyên nhân chính gây nên sự giảm mạnh của kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này. Cụ thể, năm 2011 kim ngạch là hơn 17,57 triệu USD, nhưng sang năm 2012 lại giảm mạnh 67% còn hơn 5,77 triệu USD.

Bảng 4.10 Kim ngạch xuất khẩu gạo theo thị trường của Công ty giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Nghìn USD

Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th2014/6th2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 53 - 63)