Thị trường xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 81 - 83)

* Châu Phi:

Châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo đầy tiềm năng của Việt Nam. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO), tiêu thụ gạo thị trường này đạt mức 24 – 25,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2011 – 2013. Nhu cầu tiêu thụ gạo ngày càng lớn do sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc truyền thống. Hơn nữa giá gạo không còn quá cao so với đại bộ phận người dân châu Phi nên gạo đang trở thành thức ăn phổ biến hàng ngày.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, mặt hàng gạo nước ta gặp nhiều khó khăn. Trong 3 tháng đầu 2014, xuất khẩu gạo nước ta sang châu Phi nói chung và sang Bờ Biển Ngà và Angola nói riêng gặp rất nhiều khó khăn so với cùng kỳ năm 2013 do sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ của Thái Lan, Ấn Độ. Trở ngại thứ hai khi xuất khẩu sang Châu Phi là ở khâu thanh toán do nguồn tài chính vẫn chưa thật sự vững mạnh. Thêm vào đó, doanh nghiệp ta thường thiếu thông tin về thị trường cần thiết vì thế các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu gạo qua các Công ty trung gian quốc tế để hạn chế rủi ro.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu gạo tại thị trường này, Bộ Công Thương đã tổ chức các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại nhiều nước ở thị trường châu Phi trong thời gian qua. Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và Trung tâm Thương mại quốc tế tổ chức cuộc gặp giữa các ngân hàng Việt Nam và châu Phi với hy vọng các ngân hàng sẽ tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Tháng 3/2013, Guinea và Việt Nam đã ký MOU về gạo theo đó Việt Nam cung cấp cho Guinea gần 1 triệu tấn gạo bắt đầu từ năm 2013 đến hết năm 2015. Tháng 8/2013, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Đại sứ Liên bang Comoros đã ký MOU về thương mại gạo, qua đó mỗi năm Việt Nam sẽ cung cấp cho Comoros 60.000 tấn gạo, thời gian tính từ tháng 8/2013 đến hết năm 2015. Vào tháng 6/2014, Việt Nam và Cộng hòa Congo cũng đang trao đổi để tiến hành ký kết Bản ghi nhớ về thương mại gạo giữa hai nước.

* Châu Á:

Châu Á cũng là thị trường xuất khẩu gạo lớn của nước ta mà chủ là các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Theo nhận định từ Bộ Công Thương,

cuối tháng 6/2014, sau sự trở lại của thị trường Philippines, nước ta đã giành được hợp đồng xuất khẩu với 200.000 tấn gạo sang Malaysia. Trước đó các doanh nghiệp nước ta cũng đã ký được hợp đồng với Philippines và Bangladesh. Động thái này cho thấy gạo Việt Nam đang dần quay trở lại thị trường châu Á, tạo nên thế chủ động cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Tình hình thị trường gạo thế giới trong những tháng cuối năm, nhất là là diễn biến chính trị tại Thái Lan đang ảnh hưởng đến thị trường châu Á. Tình hình có sự cải thiện khá nhanh sau khi Thái Lan đảo chính và Hội đồng Hòa bình và trật tự quốc gia của quân đội nắm quyền, chính phủ quân sự tạm ngừng cung cấp gạo để kiểm kê và dự báo thời tiết cho vụ mùa tiếp theo. Thêm vào đó Ấn Độ bị ảnh hưởng chung từ hiện tượng El Nino và được dự báo lượng mưa dưới mức bình thường. Theo Tổ chức FAO, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2014 có thể đạt 7 triệu tấn, chủ yếu là nhờ vào nhu cầu và sản lượng tăng từ các nước như Indonesia, Philippines, Malaysia, Trung Quốc.

* Các thị trường khác:

Các thị trường châu Âu và châu Mỹ họ thường ưa dùng sản phẩm gạo có chất lượng cao, tuy nhiên nước ta chỉ có lợi thế ở các sản phẩm gạo cấp thấp. Nhìn lại quá trình xuất khẩu trong vòng 20 năm trở lại đây tuy lượng gạo xuất khẩu lớn nhưng gạo xuất khẩu của nước ta chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp, với 70% là gạo 25% tấm, xuất cho các thị trường dễ tính là chính. Và chúng ta bán gạo ra thị trường thế giới cũng như bao loại hàng hóa thông thường khác, không hề có thương hiệu, thiếu marketing nên giá cả chẳng những không thể sánh nổi với những thương hiệu gạo nổi tiếng như Basmati của Ấn Độ, Hommali của Thái Lan hay là Japonica của Nhật Bản. Do đó khả năng cạnh tranh từ các loại gạo chất lượng cao từ Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản là một điều khó khăn từ trước đến nay.

Từ đó, nước ta đang có xu hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo, chuyển dịch từ sản xuất gạo cấp thấp sang sản xuất gạo có chất lượng cao. Điều này hứa hẹn sẽ là một cơ hội cho nước ta xâm nhập vào các thị trường đòi hỏi gạo chất lượng cao trong những năm sắp tới. Tuy nhiên để thay đổi được đều này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành và người nông dân, cần phải tăng cường nghiên cứu tạo ra các loại giống lúa chất lượng,…

Về phía Công ty, châu Phi và châu Á là 2 thị trường xuất khẩu chính chiếm từ trên 80% đến 95% trong tỷ trọng sản lượng gạo xuất khẩu, còn lại là các thị trường khác. Thị phần của doanh nghiệp ở 2 thị trường chính này có sự tăng giảm và bù đắp cho nhau qua các năm. Trong đó, đa số qua các năm, châu Á chiếm giữ khoảng trên dưới 50% còn châu Phi là trên dưới 40% trong

thị phần xuất khẩu của Công ty. Đến 6 tháng đầu năm 2014, thị phần tại châu Á tăng mạnh lên 81%, châu Phi chỉ chiếm giữ ở mức 11%. Qua đó ta thấy, bên cạnh thị trường châu Phi, châu Á đang ngày càng trở thành một thị trường đầy tiềm năng đối với doanh nghiệp. Đối với thị trường đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, Công ty cũng vẫn luôn không ngừng nổ lực nhằm tạo nên các sản phẩm gạo chất lượng cao góp phần tăng cường năng lực cũng như vị thế trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 81 - 83)