Phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 73 - 74)

Phương thức thanh toán của Công ty đa dạng, linh động, trong đó các phương thức L/C, D/P, TT được sử dụng phổ biến hơn. Việc sử dụng các phương thức khác tùy theo yêu cầu khách hàng.

Trong thanh toán bằng TT, Công ty thường sử dụng cho các đơn hàng nhỏ, dưới 1000 tấn. Trong đó, Công ty thường yêu cầu khách hàng phải ứng trước 10% tiền hàng, sau khi nhận đầy đủ hàng hóa đã đặt mua thì phải hoàn thành thanh toán toàn bộ số tiền còn lại. Phương thức này chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 80% trong cơ cấu các phương thức thanh toán của doanh nghiệp. Vì TT có đặc điểm dễ thực hiện, tốc độ thanh toán rất nhanh (thường là 3 ngày làm việc), chi phí phù hợp với Công ty. Phương thức này Công ty thường áp dụng cho những đối tác có mối quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hay giá trị hợp đồng nhỏ. Có thể kể đến các thị trường như: Nga, Mỹ, Guinea, Liberia,…

L/C được sử dụng thanh toán cho các lô hàng xuất khẩu gạo lớn hơn 2.000 tấn. L/C chiếm khoảng 10% trong cơ cấu phương thức thanh toán của Công ty. Thực tế phương thức này thường áp dụng cho các đối tác đến từ châu Âu, Nga, Mỹ và một số thị trường khác vì sự an toàn của nó mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc sử dụng L/C trong thanh toán cũng có một số điểm hạn chế như chí phí mở tín dụng, tỷ lệ ký quỹ tương đối cao. Thêm vào đó, L/C thường yêu cầu nhiều loại chứng từ hơn nên thời gian thực hiện khá dài. Do đó, để giảm bớt một phần chi phí và thời gian thì bên cạnh L/C, doanh nghiệp còn sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ D/P (documents against payment – nhờ thu trả tiền đổi chứng từ). Công ty thường dùng phương thức thanh toán D/P cho những hợp đồng với sản lượng xuất khoảng từ 1000 – 2000 tấn gạo. Phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn so với phương thức nhờ thu hối phiếu trơn, chiếm tỷ lệ khoảng 7% trong cơ cấu phương thức thanh toán. Tuy nhiên thông qua bộ chứng từ doanh nghiệp chỉ có thể khống chế được hàng hóa nhưng không khống chế được khả năng trả tiền của người nhập khẩu. Vì vậy doanh nghiệp chỉ áp dụng phương thức này cho các khách hàng thật sự quen thuộc với Công ty như các đối tác từ Indonesia, Philippines, Malaysia,…

80% 10% 7% 3% TT L/C D/P Khác

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Hình 4.7 Cơ cấu các phương thức thanh toán của Công ty giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 73 - 74)