Đối thủ cạnh tranh trong nước

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 79 - 81)

Nước ta có khoảng trên 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, theo nghị định 109/2010, tính đến cuối tháng 9/2012, cả nước có khoảng trên 100 doanh nghiệp hội đủ các điều kiện để xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Điều này cho thấy, doanh nghiệp muốn thật sự đứng vững thì cần phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu chất lượng, đảm bảo nguồn nguyên liệu, cơ sở vật chất,…theo luật định.

Riêng trên địa bàn Kiên Giang cũng có khá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Trong đó, các công ty cạnh tranh lớn của công ty có thể kể đến là: Công ty TNHH MTV Du Lịch – Thương mại Kiên Giang, Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang và Công ty Cổ Phần Nông Lâm Sản Kiên Giang.

* Công ty TNHH MTV Du Lịch – Thương mại Kiên Giang: Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kiên Giang được thành lập theo Quyết định số 1387/QĐ-UBND ngày 24 tháng 06 năm 2010 của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Kiên Giang. Công ty là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề như : kinh doanh xăng dầu, xuất khẩu gạo và nông sản khác, nhập khẩu phân bón, ô tô con các loại, xay xát chế biến gạo, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch lữ hành, dịch vụ ăn uống, vận tải hành khách, mua bán nông sản sơ chế, lương thực, kinh doanh bách hoá tổng hợp,…

- Điểm mạnh: Nguồn tài chính mạnh; máy móc, thiết bị đạt tiêu chuẩn; sản phẩm gạo đa dạng và chất lượng. Thị trường rộng lớn, có quan hệ với nhiều khách hàng lớn và là một doanh nghiệp khá uy tính trên địa bàn.

- Điểm yếu: Chi phí quản lý cao và nghiên cứu sản phẩm cao.

* Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang: Công ty được đánh giá là doanh nghiệp loại 1 theo tiêu chí của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài chính và được Bộ Công thương xếp hạng trong 100 doanh nghiệp cả nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo. Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh, chế biến lương thực xuất khẩu và nội địa; Kinh doanh và chế biến cá cơm xuất khẩu; Kinh doanh xăng, dầu, nhớt các loại; Hệ thống cửa hàng tiện ích.

- Điểm mạnh: Công ty có uy tính, thương hiệu Kigimex được nhiều người biết đến và có nguồn tài chính khá mạnh. Có cơ sở vật chất hiện đại với 5 xí nghiệp chế biến gạo. Đội ngũ nhân viên, cán bộ có đầy đủ tay nghề và kinh nghiệm.

- Điểm yếu: Chưa có nhiều hoạt động xúc tiến trong thương mại.

* Công ty Cổ Phần Nông Lâm Sản Kiên Giang : Thành lập vào ngày 22/10/1992 với tên gọi là Công ty Lâm sản Kiên Giang. Đến ngày 29/11/1997, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang theo quyết định số 2349/QĐ – UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Chế biến, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, kinh doanh bất động sản, chế biến, sản xuất gỗ,…

- Điểm mạnh: Nguồn tài chính mạnh, cở sở vật chất hiện đại với 4 nhà máy chế biến gạo xuất khẩu với sức chứa lớn. Có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quan hệ khách hàng rộng rãi, nguồn nguyên liệu khá ổn định và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

- Điểm yếu: Công ty vẫn chưa chú trọng đến thị trường nội địa và phát triển thương hiệu.

Kigitraco và 3 nhà xuất khẩu gạo lớn trên nắm giữ trên dưới 80% sản lượng xuất khẩu gạo trong tỉnh Kiên Giang. Trong đó Công ty Kigitraco có vị thế quan trọng góp phần mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh nhà. Kigitraco với quy mô sản xuất lớn, uy tính và với đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm là những thế mạnh của doanh nghiệp. Nhìn chung, Công ty vẫn không có điểm mạnh gì khác biệt hơn đối với các đối thủ cạnh tranh nhưng nhờ vào những sự cố gắng và chiến lược đúng đắn của ban lãnh đạo đã đưa Kigitraco trở thành một công ty xuất khẩu uy tính với kim ngạch lớn chỉ đứng sau KTC trong giai đoạn 2011- 2013 (theo xếp hạng của Bộ Công Thương). Điều đó cho thấy mặc

dù được thành lập sau với quy mô còn nhỏ hơn so với KTC, Kigimex, nhưng Kigitraco đang ngày càng vươn đến sự phát triển vững mạnh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 79 - 81)