Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 85 - 87)

Gạo được xem là nguồn lương thực chính ở Châu Phi và Châu Á. Nhưng do cuộc sống hiện đại ngày nay quá bận rộn cộng thêm lối sống theo kiểu phương Tây đang ngày càng lan rộng, nhiều sản phẩm thức ăn nhanh hay các sản phẩm có nguồn gốc từ khoai, bắp, lúa mì,… đang có nguy cơ thay thế cho các bữa ăn gia đình.

Ở Indonesia, để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực khi dân số nước này đang ngày một gia tăng, các nhà khoa học đã nghiên cứu được sản phẩm “gạo nhân tạo” được làm bằng bột của bắp, lúa miến, sago (một loại cây cọ), bổ sung thêm chất xơ, chất chống ôxy hoá và vài thành phần khác có sẵn ở Indonesia. Loại gạo nhân tạo này có thể được nấu trực tiếp không cần phải vo. Tuy nhiên gạo này chỉ mới đưa vào thị trường từ năm 2011, khá mới mẻ so với người tiêu dùng và giá cả tương đối cao (khoảng từ 18.000 – 28.000 đồng) phù hợp với tầng lớp thu nhập khá trở lên. Mặc dù hiện tại sản phẩm này chỉ được tiêu dùng trong nước nhưng lại có khả năng phát triển mạnh trong tương lai do nguồn lương thực từ lúa gạo ở nước này còn hạn chế. Hơn nữa nhiều nước cũng đang tìm nguồn lương thực thay thế cho nguồn cung gạo thiếu hụt ở quốc gia mình.

Lúa mì là loại cây lương thực phổ biến nhất trên thế giới từ châu Âu, Bắc Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc đến Úc. Hiện toàn thế giới diện tích lúa mì được gieo trồng là hơn 216 triệu ha, lớn hơn rất nhiều so với bất cứ loại cây trồng nào khác. Thương mại lúa mì trong những năm gần đây đạt trên dưới 140 triệu

tấn và đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên nhìn chung đa phần lúa mì có giá khá thấp hơn so với lúa gạo, giá lúa mì nhập khẩu chỉ ở khoảng 243 USD/tấn trong 6 tháng đầu 2014. Giữa lúa gạo và lúa mì, cả 2 đều có vị trí nhất định trong thương mại vì có đặc điểm, điều kiện gieo trồng khác nhau và đáp ứng nhu cầu khác nhau. Tuy vậy, lúa mì cũng là một sản phẩm giá rẻ nên vẫn được nhiều thị trường tiêu thụ mạnh.

Hơn nữa, các loại lương thực như ngô, khoai, sắn có giá rẻ hơn so với các loại gạo. Lúa gạo có khá đầy đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể hơn là ngô, khoai, sắn nên gạo vẫn giữ được vai trò quan trọng thiết yếu hơn. Tuy nhiên, khi thị trường thay đổi làm cho giá gạo tăng cao thì người dân có thể sẽ có khuynh hướng chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm giá rẻ hơn, nhất là các quốc gia Châu Phi sẽ gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH

DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)