Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 83 - 85)

* Thái Lan:

Thái Lan từ trước đến nay là đối thủ nặng ký của Việt Nam và là nước có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường gạo thế giới. Gạo Thái Lan chủ yếu phục vụ cho thị trường ưa chuộng các sản phẩm gạo cấp cao, chất lượng cao và đồng đều vì thế gạo Thái thường có giá cao hơn so với Việt Nam.

Trong năm 2013, Thái Lan đã tung ra thị trường một lượng gạo tồn kho lớn với giá rẻ đã làm cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam nhiều phen điêu đứng. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 6/2014, theo VFA, Thái Lan tồn kho khoảng 17 - 18 triệu tấn, nhưng lại không có gạo xuất khẩu do Chính phủ đang tạm ngưng xuất khẩu gạo tồn kho để kiểm kê xác định lại số lượng gạo. Theo thông tin kiểm kê ban đầu, số lượng gạo hao hụt và kém chất lượng khá lớn, nên số lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thông thường có thể sẽ giảm nhiều. Tuy vậy, với số lượng tồn kho này Thái Lan có thể đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào trong ngắn hạn, nhưng tồn kho gạo cũ của Thái Lan chỉ phù hợp với thị trường châu Phi và phải bán với giá rẻ.

* Campuchia:

Campuchia đã có những bước tiến khá kinh ngạc trong những năm gần đây, là một đối thủ tiềm năng của doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta. Gạo Campuchia đang có uy tín về chất lượng cao, khi liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới. Bắt đầu từ thị trường châu Âu, Campuchia đang vươn ra xuất khẩu gạo sang Mỹ và Hàn Quốc. Gạo Campuchia đang tràn sang các nước láng giềng, kể cả Thái Lan và Việt Nam do gạo có lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Trong khi các nước xuất khẩu gạo lớn đang tìm cách duy trì mục tiêu xuất khẩu, hướng đến ngôi vị quán quân về xuất khẩu gạo thì Campuchia đang âm thầm chiếm lĩnh nhiều thị trường gạo chất lượng cao, trong khi Thái Lan nổi tiếng thế giới với gạo Hom Mali cũng phải giật mình với Cammpuchia.

Hiện tại, nước này có khả năng sản xuất khoảng 9-10 triệu tấn lúa/năm (tương đương với 5 triệu tấn gạo chất lượng cao), nhưng chỉ xuất khẩu 370.000 tấn gạo trong năm 2013. Tổng mức tiêu thụ gạo của Campuchia ước đạt 2,1 triệu tấn/năm tương đương với mức dân số khoảng 15 triệu người. Mục tiêu của Campuchia là đến năm 2015 là họ sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn.

Sản lượng gạo của Campuchia vẫn chưa nhiều, công nghệ sản xuất, đều kiện bốc dỡ hàng vẫn còn yếu nhưng với một thị trường đang mở cửa và hội nhập, Campuchia được xem là một đối thủ cạnh tranh hàng đầu đang đe dọa đến thị trường gạo chất lượng cao của các nước xuất khẩu gạo lớn trong đó có Việt Nam.

* Ấn Độ:

Ấn Độ đã soán ngôi Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vào năm 2012, với lượng xuất khẩu hàng năm từ đó tới nay luôn đạt khoảng 10 triệu tấn. Trong báo cáo mới nhất do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, Ấn Độ sẽ vẫn duy trì vị thế là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm thứ ba liên tiếp vào năm 2014, nhờ vào nguồn cung ứng dồi dào và nhu cầu liên tục từ Iran.

Các nhà khoa học Ấn Độ đang khẩn trương nổ lực cải thiện chất lượng lúa bằng cách sử dụng một loại gen kháng thể được tìm thấy trong nhiều giống lúa Việt Nam có khả năng kháng lại các dịch bệnh để phát triển thêm nguồn giống mới. Và họ cũng đã giới thiệu thành công gen kháng thể trong các giống lúa phổ biến tại Ấn Độ mang lại nhiều thuận lợi trong tương lai.

Mặc dù có lượng dự trữ gạo khổng lồ, song quốc gia đông dân này luôn phải cảnh giác đề phòng thiên tai, nên có thể giảm xuất khẩu bất cứ lúc nào nếu thấy nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Đối với Ấn Độ, mặc dù mùa mưa đến chậm và gieo sạ muộn, dự báo sản lượng giảm nhưng Chính phủ vẫn đặt mục tiêu thu mua vụ chính 2014-2015 là 30 triệu tấn, bắt đầu từ tháng 10/2014.

* Myanmar:

Myanmar được mệnh danh là “vựa lúa của châu Á” đang trên đà khôi phục dưới thời của Tổng thống Thein Sein. Tổng thống Thein Sein bắt đầu tiến trình cải cách dân chủ vào năm 2011, hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Myanmar đã bắt đầu có nhiều khởi sắc. Các khách hàng chủ chốt của Myanmar hiện tại có thể kể đến như là: Châu Âu, Singapore, Australia, Trung Quốc và cả Thái Lan. Danh sách các nước nhập khẩu gạo của Myanmar đang ngày càng dài với sự tham gia của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ có thể sẽ trở

thành các khách hàng mới của Myanmar khi hoạt động thương mại qua biên giới giữa hai nước đã được khai thông.

Myanmar là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp với đất đai rộng lớn, nguồn tài nguyên nước dồi dào và điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Hơn nữa, với nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân công rẻ đã góp phần quan trọng cho việc sản xuất các sản phẩm có giá rẻ hơn so với các đối thủ cạnh trạnh trong khu vực.

* Pakistan:

Quốc gia này là một đổi thủ canh trạnh lớn của nước ta, đặc biệt là ở thị trường Châu Phi. Vì Pakistan có vị trí địa lý gần với các nước Châu Phi, nên cước phí vận tải có lợi hơn ta, do đó giá gạo có thể rẻ hơn Việt Nam từ 10 -15 USD/tấn. Chính phủ Pakistan cũng đang nổ lực không ngừng để nâng cao sản lượng gạo xuất khẩu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 83 - 85)