Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 63 - 69)

a) Về sản lượng xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty khá đa dạng đáp ứng tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng. Đóng vai trò chủ lực là các mặt hàng gạo 5%, 15% và 25% tấm. Ngoài ra các mặt hàng gạo 10%, 20%, tấm ½ và các mặt hàng gạo có chất lượng cao như nếp, thơm cũng đóng góp đáng kể về sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Bảng 4.11 Sản lượng gạo xuất khẩu của Công ty theo từng mặt hàng giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Tấn Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th2014/6th2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Gạo 5% 124.368 102.099 75.724 37.574 700 -22.269 -17 -26.375 -26 -36.874 -98 Gạo 10% - 500 9.000 6.500 - - - 8.500 1700 - - Gạo 15% 41.170 43.648 13.700 7.500 4.694 2.478 6 -29.948 -69 -2.806 -37 Gạo 20% - 781 - - - - Gạo 25% 4.005 23.355 34.502 25.500 3.999 19.350 483 11.147 48 -21.501 -84 Tấm ½ 28.484 6.800 6.000 6.000 - -21.684 -76 -800 -12 - - Nếp 500 15.650 2.500 2.500 - 15.150 3030 -13.150 -84 - - Thơm 33 175 7.551 2.000 1.255 142 430 7.376 4215 -745 -37 Tổng 198.560 193.008 148.977 87.574 10.648 -5.552 -3 -44.031 -23 -76.926 -88

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 Năm Thơm Nếp Tấm 1/2 Gao 25% Gạo 20% Gạo 15% Gao 10% Gạo 5%

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Hình 4.4 Cơ cấu mặt hàng theo sản lượng giai đoạn 2011 – 6th/2014

- Gạo 5%:

Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm qua, chiếm hơn 50% tỷ trọng và được xuất khẩu sang hầu hết tất cả thị trường, đứng đầu là Châu Phi, đến Châu Á và một số nước khác. Vì thế sản lượng gạo 5% giảm với tỷ lệ gần tương đương với tổng sản lượng xuất khẩu gạo qua các năm.

Trong đó, năm 2011 đạt sản lượng 124.368 tấn, năm 2012 là 102.099 tấn, giảm 17%. Năm 2012, sản lượng giảm chủ yếu do nguồn cung dư thừa, cạnh tranh gay gắt và thiếu hợp đồng tập trung từ Chính phủ. Năm 2013, sản lượng tiếp tục giảm tương đối còn 75.724 tấn, giảm đi 36.874 tấn. Dù năm 2013 sản lượng sản xuất lúa tuy lớn nhưng chất lượng chưa cao do thời tiết xấu nên hạn chế sản lượng gạo xuất khẩu. Còn nửa đầu năm 2014, chỉ xuất khẩu được 700 tấn, giảm mạnh, 98% so với cùng kì. Giá gạo 5% tấm Thái vào tháng 6/2014 dao động ở mức 370 – 400 USD/tấn, trong khi giá gạo doanh nghiệp là từ 395 -410 USD/tấn, thấp hơn từ 10 – 25 USD. Doanh nghiệp thì không thể bán hàng với giá thấp hơn được vì khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Gạo 15%:

Sản lượng gạo 15% biến động tăng giảm qua các năm. Trái ngược lại với gạo 5% thì mặt hàng này có sự gia tăng sản lượng từ năm 2011 – 2012. Cụ thể, năm 2011 sản lượng xuất khẩu đạt 41.170 tấn thì sang 2012 tăng lên 6%, tăng nhẹ, đạt 43.648 tấn. Sự gia tăng này là do sự nổ lực tìm kiếm thị trường từ các nhà lãnh đạo để bù đắp sự sụt giảm tại thị trường Châu Phi cùng với sự gia tăng xuất khẩu gạo của Trung Quốc. Đến năm 2013, do ảnh hưởng chung của tình trạng biến động giá, sản lượng giảm mạnh, 69% còn lại 13.700 tấn so với năm trước.

Đầu năm 2014 cũng không mấy khả quan, chỉ đạt ở lượng 4.694 tấn giảm 2.806 tấn so với cùng kì. Rõ ràng những ảnh hưởng xấu từ thị trường gạo thế giới sẽ tiếp tục đè nặng lên vai của doanh nghiệp trong thời gian tới.

- Gạo 25%:

Đây là mặt hàng gạo có phẩm chất thấp và chủ yếu được tiêu thụ nhiều nhất là Châu Phi và một số quốc gia Châu Á. Khối lượng mặt hàng này biến động không đều qua các năm. Năm 2011 sản lượng xuất khẩu là 4.005 tấn, đến 2012 tăng khá mạnh, tăng thêm 19.350 tấn đạt ngưỡng 23.355 tấn. Sản lượng tiếp tục tăng 48% đạt 34.502 tấn vào năm 2013. Đến nửa đầu năm 2014, sụt giảm mạnh, 84% đưa sản lượng về mức 3.999 tấn so với 25.500 tấn của cùng kì năm trước.

Mặt hàng gạo này thường xuất khẩu theo hình thức ủy thác thông qua hợp đồng tập trung của Chính Phủ và được điều hành bởi Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Do đó, biến động không ảnh hướng lớn đến hoạt động kinh doanh.

- Gạo phẩm cấp cao và các mặt hàng gạo còn lại:

Các mặt hàng gạo có chất lượng cao như gạo nếp, gạo thơm cũng có sự biến động.

Đối với nếp, năm 2011 chỉ đạt sản lượng 500 tấn, đến 2012 tăng khá mạnh thêm 15.150 tấn đạt 15.650 tấn. Sự gia tăng này là do tình tình sản xuất lúa chất lượng có sự cải thiện. Năm 2013, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh còn 2.500 tấn, giảm 84% so với cùng kì. Do nếp xuất khẩu chủ yếu sang Châu Á, mà đây là thị trường tiêu thụ mạnh của Thái Lan với mặt hàng gạo có chất lượng hơn ta, nên doanh nghiệp khó cạnh tranh.

Đối với Thơm, mặt hàng gạo có chất lượng cao ở nước ta, từ sản lượng xuất khẩu 33 tấn năm 2011 tăng lên 175 tấn năm 2012, tăng thêm 142 tấn. Sang 2013, sản lượng tăng mạnh đạt 7.551, tăng thêm 7.376 tấn. Sở dĩ có sự gia tăng này là do thương hiệu gạo thơm Việt Nam ngon và đang ngày càng có

chất lượng hơn. Đến nửa đầu năm 2014, khối lượng giảm 37% , đạt 1.255 tấn so với cùng kì. Mặt dù có phần sụt giảm nhưng mặt hàng này được dự đoán là sẽ có nhiều tiềm năng trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị chuyển dịch từ xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp sang gạo phẩm cấp cao.

Gạo tấm ½ được xuất sang Châu Phi là chủ yếu do phù hợp với những thành phần có thu nhập thấp vì giá thấp hơn các mặt hàng khác. Gạo 10%, gạo 20% chiếm tỷ trọng thấp hơn và thường xuất khẩu tùy theo yêu cầu của khách hàng.

b) Về kim ngạch xuất khẩu

- Gạo 5%:

Kim ngạch xuất khẩu gạo 5% đóng góp tỷ trọng cao nhất trong các mặt hàng gạo khoảng từ 30 – 60 triệu USD giai đoạn 2011 – 2013. Tuy nhiên nó cũng giảm tỷ lệ thuận với khối lượng. Năm 2011, kim ngạch đạt được là hơn 58,86 triệu USD, khá cao, nhưng năm 2012 bắt đầu giảm với tỷ lệ 25%, đạt gần 44 triệu USD so với cùng kì. Nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh về giá gay gắt giữa các nhà xuất khẩu gạo trong nước và quốc tế. Đến năm 2013, một số vùng trồng lúa bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu nên chất lượng gạo không cao, giá trị thấp đưa kim ngạch của năm giảm 30% so với cùng kì, chỉ đạt gần 30,62 triệu USD.

Đến nửa đầu năm 2014 lai tiếp tục suy yếu mạnh, giảm 98% so với cùng kì, chỉ còn lại 0,279 triệu USD. Sự sụt giảm này là sự cạnh tranh về giá giữa các nhà xuất trên thị trường gạo quốc tế, sản lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh.

- Gạo 15%:

Ở mặt hàng gạo 15%, kim ngạch có sự biến động tăng giảm không đều. Khởi đầu từ hơn 20,1 triệu USD năm 2011, bước sang năm 2012 kim ngạch rớt xuống còn hơn 18,76 triệu USD, giảm nhẹ 7% so với cùng kì. Mặc dù sản lượng tăng so với năm trước, tuy nhiên do giá gạo 15% có những thời điểm giảm mạnh nên kim ngạch giảm trong năm 2012. Năm 2013, do sản lượng giảm mạnh cùng với sự suy yếu về giá nên kim ngạch giảm mạnh chỉ đạt hơn 5,09 triệu USD, giảm 73% so với năm trước.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình giá cả gạo 15% vẫn tiếp tục không tăng trở lại nên thời gian này doanh nghiệp có kim ngạch chỉ đạt hơn 1,74 triệu USD giảm 39% so với cùng kì.

Bảng 4.12 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo từng mặt hàng giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: nghìn USD Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6th2014/6th2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Gạo 5% 58.862 43.999 30.618 15.159 279 -14.863 -25 -13.381 -30 -14.880 -98 Gạo 10% - 220 3.412 2.462 - - - 3.192 1451 - - Gạo 15% 20.102 18.764 5.093 2.860 1.748 -1.338 -7 -13.671 -73 -1.112 -39 Gạo 20% - 318 - - - - Gạo 25% 1.666 8.879 12.886 9.402 1.537 7.213 433 4.007 45 -7.865 -84 Tấm ½ 10.769 2.409 2.095 2.095 - -8.360 -78 -314 -13 - - Nếp 312 7.946 1.564 1.565 - 7.634 2447 -6.382 -80 - - Thơm 25 124 4.158 1.108 672 99 396 4.034 3253 -436 -39 Tổng 91.736 82.659 59.826 34.651 4.236 -9.077 -10 -22.833 -28 -30.415 -88

- Gạo 25%:

Gạo 25%, kim ngạch cũng biến động không đồng đều. Vào năm 2011 kim ngạch trị giá hơn 1,66 triệu USD, sau đó tăng thêm 7.213 nghìn USD đưa kim ngạch năm 2012 lên gần 8,88 triệu USD. Mặc dù giá gạo có xu hướng giảm trong năm 2012 nhưng bù lại nhu cầu gia tăng tại thị trường châu Phi nên sản lượng gạo xuất khẩu doanh nghiệp tăng cao kéo theo sự gia tăng về kim ngạch. Bước sang 2013, giá gạo trung bình ước tính giảm nhẹ so với năm trước nhưng sản lượng xuất khẩu tăng mạnh cũng làm cho kim ngạch tăng lên 45% so với cùng kì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến 6 tháng đầu 2014, kim ngạch tụt dốc 84% so với cùng kì, chỉ đạt hơn 1,53 triệu USD do sản lượng giảm mạnh.

- Các mặt hàng gạo cấp cao:

Nếp và Thơm là các mặt hàng gạo cấp cao, có giá trị kinh tế lớn nhưng sản lượng xuất khẩu hạn chế nên kim ngạch mang lại cho Công ty không lớn. Thêm vào đó, vì là sản phẩm cấp cao nên ít được người nông dân quan tâm, diện tích trồng nhỏ và thời gian thu hoạch thường dài hơn các giống lúa khác. Tình hình kim ngạch thu về qua các năm có sự biến động tăng giảm.

Đối với Nếp, do sản lượng gạo nếp xuất khẩu năm 2012 khá lớn đưa kim ngạch năm 2012 tăng mạnh đạt hơn 7,94 triệu USD, tăng thêm hơn 7,63 triệu USD so với năm 2011. Đến năm 2013, mặt hàng gạo nếp Thái chiếm lĩnh nhiều thị trường, trong khi giá gạo nếp ta kém chất lượng hơn nên giá bán rẻ hơn đưa kim ngạch chỉ còn hơn 1,56 triệu USD, giảm mạnh tới 80% so với cùng kì.

Về mặt hàng gạo Thơm, do doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm đến chất lượng cũng như đề cao việc chế biến các mặt hàng gạo Thơm xuất khẩu nên kim ngạch thu về có sự gia tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012, kim ngạch đạt trị giá 124 nghìn USD, tăng thêm 99 nghìn USD so với 25 nghìn USD năm 2011. Đến năm 2013, kim ngạch bất ngờ tăng mạnh, tăng thêm 4,034 triệu USD, đạt 4,158 triệu USD. Điều này cho thấy những nổ lực thực hiện nâng cao chất lượng gạo của doanh nghiệp đã được đền đáp. Sang 6 tháng đầu năm 2014, do sản lượng giảm nên kim ngạch cũng giảm đi ở mức 39% so với cùng kì.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 63 - 69)