Chính trị Pháp luật

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 77 - 78)

Nước ta có một nền chính trị khá ổn định so với các nước khác, với một Đảng cầm quyền và hoạt động tất cả vì lợi ích nhân dân. Việt Nam quan hệ hợp tác với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 5 châu (châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và Nam Thái Bình Dương). Trong đó đối tác trong khối ASEAN, đối tác EU, Nhật, Mỹ, Trung Quốc là những đối tác rất quan trọng. Quan hệ quốc tế nước ta đang ngày càng đi vào ổn định và là một lợi thế cho sự phát triển đất nước cũng như hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, Việt Nam đang thưc hiện những cải cách để hòa nhập với các nước trên thế giới, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Dẫn chứng là Việt Nam đang trong tiến trình kí kết đàm phán Hiệp đinh TPP, hứa hẹn sẽ mạng lại hiệu quả cho ngành xuất khẩu nông sản, đặc biệt là sản phẩm lúa gạo. Nếu TPP trong năm 2014 kết thúc tốt đẹp, thì đó được xem là một điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đi lên và vươn xa hơn nữa trên thương trường quốc tế.

TPP thúc đẩy mở rộng thương mại toàn cầu, hợp tác và đầu tư về chiều rộng lẫn chiều sâu. Khi tham giam TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường hơn như Mỹ, Nhật, Singapore, Australia, New Zealand,… Với mục tiêu xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa giữa 12 nước TPP là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu nước ta nói chung. Hơn nữa, các quốc gia thông thường bảo hộ trong ngành nông nghiệp khá mạnh, nhưng Việt Nam có thể vượt qua điều này khi TPP thật sự có hiệu lực. Một điều đáng lưu ý là khi Hiệp định hoàn tất, một số nước không có thế mạnh về nông nghiệp mà lại phải chịu giảm bảo hộ nông nghiệp thì khả năng cao họ sẽ chuyển sang đầu tư Việt Nam. Khi có đầu tư từ nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư Mỹ và Nhật thì nền nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội thay đổi, tiếp thu công nghệ kĩ thuật mới để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Từ đó giúp doanh nghiệp hòa nhập với chuỗi giá trị toàn cầu và gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Tuy nhiên, TPP lại rất khắt khe trong tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bản quyền liên quan về giống và công nghệ, xứ xuất của hàng hóa… Các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ “nội khối”. Sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên. Doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên liệu từ các nước ngoài khối kể cả chi phí gia công để sản xuất ra sản phẩm. Do vậy trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, doanh nghiệp muốn xuất khẩu thành công trong thời đại TPP thì cần thiết phải bảo đảm mô hình liên kết sản xuất với với nông dân, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, quy trình canh tác và có sự giám sát chặt chẽ.

Như vậy, nhờ vào nổ lực không ngừng cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và những cố gắng hội nhập với nền kinh tế thế giới trong những năm qua là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và ngành xuất khẩu gạo nói riêng phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những thay đổi trong đường lối, chính sách Nhà nước, nắm bắt cơ hội và chuẩn bị kĩ lưỡng để ứng biến và đối phó với những khó khăn, thách thức phía trước. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 77 - 78)