Giá xuất khẩu của Công ty qua các năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 69 - 71)

Nhìn chung giá xuất khẩu trung bình chỉ đánh giá ở mức tương đối về tình hình biến động giá cả xuất khẩu tại Công ty vì giá cả thay đổi từng ngày tùy thuộc vào từng thị trường và biến động của thị trường lúa gạo.

Bảng 4.13 Giá trung bình xuất khẩu gạo của Công ty từ 2011 – 6th/2014

Đơn vị tính: USD/tấn

Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014 Gạo 5% 473 431 404 403 399 Gạo 10% - 440 379 379 - Gạo 15% 488 430 372 381 372 Gạo 20% - 407 - - - Gạo 25% 416 380 373 369 384 Tấm ½ 378 354 349 349 - Nếp 625 507 626 626 - Thơm 735 710 551 554 535

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Từ bảng thống kê ta thấy, gạo 5% tấm bán ở giá cao hơn so với các loại gạo còn lại, giá trung bình dao động từ 399- 473 USD/tấn. Cao nhất là vào thời điểm năm 2011, và thấp nhất là 6 tháng đầu năm 2014. Gạo 15% tuy kém chất lượng hơn gạo 5% nhưng giá trung bình vẫn có thể dao động từ 372 – 488 USD/tấn. Năm 2011, giá trung bình tương đối cao hơn các năm, nhưng có xu hướng giảm dần. Gạo có phẩm chất cao như nếp và thơm thì có giá trung bình cao hơn hẳn. Trong đó, nếp có giá trung bình qua các năm ít biến động, ở khoảng 625 - 626 USD/tấn, chỉ riêng năm 2012 có giá trung bình thấp nhất khoảng 507 USD/tấn. Đối với gạo nếp thì, giá trung bình tương đối cao, năm 2011 và 2012 đều trên mức 700 USD/tấn, nhưng lại giảm mạnh sau đó.

Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu trung bình của Công ty có xu hướng giảm từ năm 2011 – 6th/2014. Sự sụt giảm giá gạo trung bình của doanh nghiệp cũng gần như đi theo chiều sụt giảm giá gạo xuất khẩu trung bình trên toàn cầu. Điều này cho thấy sự cạnh tranh về giá đang diễn ra ngày càng gay gắt giữa các nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Tuy nhiên, từ tháng 6 năm 2014 trở đi, giá gạo xuất khẩu trung bình toàn cầu tăng trở lại, nhưng vẫn còn ở mức thấp hơn so với các năm trước. Nhưng dù sao, sự tăng giá này vẫn được doanh nghiệp đặt kỳ vọng cho việc cải thiện tình hình xuất khẩu trong thời gian tới.

Nguồn: Oryza.com

Hình 4.5 Giá gạo trắng xuất khẩu trung bình trên toàn cầu (1/6/2011 – 1/6/2014)

Đối với doanh nghiệp giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Do đó, bên cạnh chú trọng đến chất lượng sản phẩm, Công ty luôn luôn quan tâm đến việc định giá sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. Hiện doanh nghiệp đang dùng phương pháp định giá theo giá của thị trường quốc tế, đảm bảo tính cạnh tranh. Đối với ngành xuất khẩu gạo, việc nắm bắt được thị trường và có những thông tin kịp thời, chính xác là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của Công ty cũng như năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác. Vì thế, Công ty luôn đặc biệt chú trọng đến việc tìm hiểu thị trường một cách kĩ lưỡng để từ đó đưa ra các chính sách giá phù hợp với từng thị trường khác nhau và ở những thời điểm thích hợp. Từ đó đảm bảo được tính cạnh tranh và mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 69 - 71)