PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH SẮP TỚI CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 41)

a) Mục tiêu của Công ty

Mục tiêu của Công ty là trở thành một trong những nhà xuất khẩu gạo trực tiếp hàng đầu của Việt Nam cũng như là đối tác đáng tin cậy của khách hàng, nhà cung ứng và nhân viên.

Hoạt động kinh doanh của công ty gắn liền với trách nhiệm xã hội và môi trường bao gồm 3 thành tố: Lợi nhuận, nguồn lực xã hội và môi trường với các mục tiêu:

- Xuất khẩu gạo là ngành hàng kinh doanh chủ lực của công ty, duy trì sự phát triển ổn định trong tương lai.

- Tạo dựng thành công thương hiệu trong thị trường xuất khẩu.

- Thành lập một môi trường làm việc thân thiện, rèn luyện và nâng cao sự nhận thức và trình độ chuyên môn của nhân viên.

- Sản phẩm được định hướng sản xuất theo chất lượng cao. - Duy trì những thị trường xuất khẩu hiện hành.

- Đa dạng hóa phương thức mua bán quốc tế.

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phải đạt tối thiếu trong phạm vi từ 25% - 30% trên một năm.

b) Kế hoạch xuất khẩu gạo của Công ty

- Tổng doanh thu kế hoạch 2014 là 1.100 tỷ đồng so với 1.034 tỷ đồng thực hiện năm 2013.

- Kim ngạch xuất khẩu theo kế hoạch năm 2014 là 64,6 triệu USD so với 59,83 triệu USD thực hiện năm 2013.

- Sản lượng gạo xuất khẩu kế hoạch cả năm 2014 là 170.000 nghìn tấn so với 149.000 nghìn tấn đạt được vào năm 2013.

- Lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch là 6,5 tỷ đồng so với mức 1,9 tỷ đồng thực hiện năm 2013.

c) Các biện pháp thực hiện

Năm 2014 và thời gian tới được dự đoán xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu và thay đổi chất lượng gạo để có hiệu quả cao nên việc đầu tư, nâng cấp thiết bị là một yếu tố hết sức cần thiết.

Nâng cao năng lực tự sản xuất của các xí nghiệp, đồng thời duy trì và mở rộng các nhà cung ứng có uy tín, đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng nhanh chóng. Các xí nghiệp phải tăng cường tiết kiệm, nâng cao chất lượng, hạn chế tối đa việc tái chế, thực hiện tốt tỷ lệ thu hồi thành phẩm được ban hành.

Bộ phận tài chính – kế toán cần tập trung hơn nữa các quyết toán tài chính, các hồ sơ hoàn thuế, hoàn lãi suất…giám sát số liệu và các đợt kiểm kê định kỳ. Tiếp tục liên hệ thường xuyên với các ngân hàng để tìm kiếm nguồn vay với lãi suất thấp và tỷ giá tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ban điều hành phải nâng cao hơn nữa năng lực dự đoán thị trường và yếu tố giá, nhất là dự báo các thị trường tập trung. Nghiên cứu đề xuất hội đồng quản trị mở thêm ngành, mặt hàng hoặc liên kết với các đơn vị khác mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh, tạo thế đứng vững chắc khi thị trường gạo gặp nhiều khó khăn. Quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt cán bộ trẻ, có năng lực vào các vị trí lãnh đạo.

d) Công tác đầu tư xây dựng cơ bản

Để đảm bảo cạnh tranh được với các nhà cung cấp khác và tăng cường chế biến gạo thơm, nâng cao phẩm chất gạo trắng. Năm 2014 cần đầu tư mạnh vào việc mở rộng, nâng cấp kho tàng và bổ sung một số thiết bị như nâng mái kho, lắp băng tải ngang lộ, lắp đặt máy tách màu, tăng cường đầu lau bóng,… Tổng trị giá đầu tư ước 5,24 tỷ đồng (trị giá 3 đầu lau bóng khoảng 1,2 tỷ, máy tách màu 1,6 tỷ, băng tải ngang lộ 1,2 tỷ). Cụ thể như sau:

+ Chi nhánh I: Ước trị giá đầu tư 365 triệu đồng - Lắp đặt máy lau bóng công suất 8 tấn/giờ - Láng nền sân bê tông trước kho

+ Chi nhánh II: Ước trị giá đầu tư 2,67 tỷ đồng

- Nâng mái kho sau, tổng diện tích nâng mái kho 768m2

- Thực hiện phần nâng mái phái sau; tiến hành di dời, sắp xếp lại giàn máy lau bóng gạo cho phù hợp với hệ thống băng tải ngang quốc lộ - Lắp đặt máy lau bóng công suất 8 tấn/ giờ

- Lắp đặt băng tải ngang quốc lộ 80 và băng tải treo - Láng nền sân bê tông kho diện tích 700m2

- Lắp đặt thùng chứa gạo nguyên liệu 300 tấn, chia làm 3 ngăn chứa - Thùng đấu trộn 50 tấn, chia làm 3 ngăn

- Cân nhập gạo nguyên liệu tự động, công suất 60 tấn/giờ - Nâng cấp thùng chứa gạo cũ từ 70 tấn -> 120 tấn

- Láng nền bê tông sân bến nhập hàng và xuất hàng, diện tích 340m2 + Chi nhanh IV: Ước trị giá đầu tư 295 triệu đồng

- Sửa chữa lại bến nhập hàng kho cũ

- Lắp đặt 2 thùng chứa lúa tạm trữ công suất 35 tấn/thùng - Lắp đặt 2 bù đài đôi công suất 8 tấn/giờ chiều dài 7m - Lắp đặt 1 bù đài đôi công suất 8 tấn/giờ chiều dài 9m + Chi nhánh V: Ước trị giá đầu tư 1,91 tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lắp đặt máy lau bóng công suất 8 tấn/giờ - Láng nền bê tông kho diện tích 216m2

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CẢ NƯỚC

4.1.1 Tình hình xuất khẩu gạo

a) Về sản lượng và kim ngạch

Kể từ sau năm 1989, sản xuất gạo nước ta không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đưa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự tăng trưởng về kim ngạch và sản lượng, Việt Nam nhiều năm liền là nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan. Tuy nhiên với tình hình cạnh tranh và diễn biến thị trường ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang phải đối đầu với ngày càng nhiều khó khăn.

Bảng 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2011 – 6th/2014 Năm Sản lượng (triệu tấn) Chênh lệch Kim ngạch (tỷ USD) Chênh lệch Tuyệt đối % Tuyệt đối % 2011 7,105 - - 3,507 - - 2012 7,563 0,458 6,446 3,376 -0,131 -3,735 2013 6,587 -0,976 -12,904 2,923 -0.453 -13,418 6th/2013 3,485 - - 1,504 - - 6th/2014 3,003 -0,482 -13,831 1,296 -0,208 -13,830

Nguồn: Tổng hợp từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Tổng Cục Hải Quan Việt Nam

Từ bảng thống kê ta thấy, trong năm 2011, xuất khẩu gạo đạt 7,105 triệu tấn, tương đương 3,507 tỷ USD trị giá FOB, chiếm 3,77% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Có thể nói năm 2011, sản lượng và kim ngạch đạt mức kỷ lục từ trước đến nay đã đưa Việt Nam trở thành quán quân trong ngành xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh là nhờ vào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, công tác điều hành linh hoạt, chất lượng gạo đang ngày càng cải thiện và quan trọng nhất là thị trường được mở rộng hơn do giá gạo Việt Nam bán rẻ hơn gạo Thái

Lan. Giá gạo thường của nước ta được bán với giá 500 - 525 USD/tấn và gạo thơm là 655 - 665 USD/tấn, trong khi đó gạo Thái Lan loại thường tăng từ 550 USD lên 850 USD/tấn và loại gạo thơm từ 1.050 USD lên 1.400 USD/tấn.

Trong năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu tăng từ 7,1 triệu tấn năm 2011 lên hơn 7,5 triệu tấn gạo xuất khẩu, chênh lệch tăng 6,4%, nhưng kim ngạch lại giảm 3,7%, còn 3,376 tỷ USD. Giá thị trường gạo năm này sụt giảm mạnh do sản lượng tăng, nguồn cung dồi dào, tồn kho lớn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu gạo. Mặc dù hợp đồng tăng cao so với năm 2011, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhưng số lượng hợp đồng tập trung lại giảm mạnh, được thay thế bằng các hợp đồng thương mại nhưng số lượng phân tán, giá thấp. Về sản lượng xuất khẩu năm 2012 tăng là nhờ vào sự nổ lực của người nông dân, chính sách đúng đắn của Chính phủ và sự phối hợp giữa các bộ, ngành. Nông dân nước ta đã nỗ lực trồng lúa đạt diện tích 7,753 triệu ha, tăng 98.000 ha, năng suất ước đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha, làm sản lượng lúa cả năm tăng 1,26 triệu tấn, tăng 3% so với mùa vụ trước, là nguyên do quan trọng làm sản lượng gạo xuất khẩu tăng mạnh. Cùng với sự phát triển của khoa học và nghiên cứu đã tạo cho nông dân giống lúa mới, năng suất cao, ngắn ngày, kháng gầy nâu và các biện pháp canh tác hiện đại mang lại một mùa lúa bội thu cho đất nước. Bên cạnh đó, những năm qua, nhiều mô hình sản xuất lúa gạo được áp dụng có hiệu quả cao như: Khoán 100, Khoán 10, cánh đồng mẫu lớn....đã làm cho sản lượng lúa cũng gia tăng đáng kể.

Bước qua năm 2013, xuất khẩu gạo giảm còn gần 6,6 triệu tấn, giảm 12,9% so với cùng kì. Kim ngạch giảm đáng kể 13,4%, chỉ còn hơn 2,9 tỷ USD. Nguyên do chủ yếu là các thị trường truyền thống của Việt Nam như Philippines, Indonesia, Malaysia tăng cường sản xuất, thực hiện chính sách tự túc lương thực, đã cản trở ngành xuất khẩu gạo Việt Nam: Indonesia không nhập khẩu gạo vào 6 tháng cuối năm 2013; còn Philippines và Malaysia giảm nhập khẩu. Kim ngạch giảm là vì giá xuất khẩu giảm chủ yếu cũng do chất lượng lúa vụ thu đông rất kém vì trời mưa liên tục và sản lượng xuất khẩu giảm mạnh. Mặc khác, việc Thái Lan tung gạo ra bán với số lượng tồn kho lớn 17 – 18 triệu tấn gạo đã làm tăng lượng gạo cung cấp ra thế giới khiến giá lao dốc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ta. Ta có thể thấy sự cạnh tranh quyết liệt của gạo Thái Lan đã đẩy Việt Nam xuống vị trí thứ 3 về xuất khẩu gạo (6,6 triệu tấn), sau Ấn Độ (9,6 triệu tấn), Thái Lan (6,8 triệu tấn). Như vậy, năm 2013 là một năm khó khăn của ngành gạo do áp lực cạnh tranh cao và nhu cầu lương thực trên thế giới giảm.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu gạo lại tiếp tục sụt giảm. Về sản lượng đạt 3,003 triệu tấn giảm 13,83% so với cùng kì, kim ngạch đạt gần 1,3

tỷ USD, giảm 13,83 %. Xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm, nguyên nhân quan trọng là do Thái Lan đẩy mạnh bán gạo tồn kho làm giá giảm quá sâu. Ngoài ra, những tháng đầu năm 2014, Trung Quốc, một thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam cho biết họ chỉ cho phép nhập khẩu gạo Việt Nam qua đường chính ngạch và Mỹ đang xem xét khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam khiến cho xuất khẩu gạo Việt Nam gặp quá nhiều trắc trở. Có thể nói, năm 2014 sẽ tiếp tục là năm chồng chất những khó khăn.

b) Về thị trường xuất khẩu

- Năm 2011:

Thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam từ trước đến nay vẫn là các quốc gia châu Á (chiếm khoảng 63,6%), sau đó là châu Phi (24,8%), châu Mỹ (7,1%), các tỷ lệ này gần tương đương năm 2010.

Bảng 4.2 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2011 Thị trường xuất khẩu Khối lượng (tấn) Kim ngạch (USD)

Indonesia 1.882.971 1.019.301.068 Philippines 975.144 476.320.359 Malaysia 530.433 292.092.027 Cu Ba 430.150 230.415.801 Singapore 385.957 197.908.212 Bangladesh 339.600 180.379.500 Senegal 410.109 169.728.907 Trung Quốc 309.003 160.688.540 Bờ Biển Ngà 291.751 138.811.440 HongKong 149.949 89.181.710 Nguồn: http://vinanet.vn

Trong năm 2011, Việt Nam xuất khẩu gạo sang tận 30 thị trường chính, là năm đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động xuất khẩu gạo. Trong đó, dẫn đầu là Indonesia với 1,88 triệu tấn, tương đương 1,02 tỷ USD, đây là một trong những thị trường tiêu thụ gạo truyền thống và tiềm năng của nước ta. Thị trường lớn thứ 2 là Philippines với 975.144 tấn, trị giá 476,32 triệu USD. Đứng thứ 3 là xuất khẩu sang thị trường Malaysia 530.433 tấn, trị giá 292,09

triệu USD; tiếp sau đó là thị trường Cu Ba 430.150 tấn, tương đương 230,42 triệu USD).

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm này đã mở rộng thêm được rất nhiều thị trường mới so với năm 2010 như: Bangladesh, Senegal, Bờ biển Ngà, Gana, Thổ Nhĩ Kỳ, Angola, Hoa Kỳ,... Trong đó một số thị trường mới đạt kim ngạch cao trên 100 triệu USD như: Bangladesh 180,38 triệu USD, Senegal 169,73 triệu USD và Bờ biển Ngà 138,81 triệu USD.

- Năm 2012:

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường xuất khẩu năm 2012 phần lớn là thuộc về các nước châu Á, chiếm 67,5%, gồm: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines,… Về nhì là thị trường châu Phi chiếm 24,7%, kế là châu Mỹ với 4,7% sản lượng gạo xuất khẩu. Trong năm 2012, nước ta chỉ xuất khẩu gạo sang 25 thị trường chính, giảm 5 thị trường so với năm 2011.

Bảng 4.3 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2012 Thị trường xuất khẩu Khối lượng (tấn) Kim ngạch (USD)

Trung Quốc 2.085.686 898.430.092 Philippines 1.112.326 475.264.484 Indonesia 929.905 458.392.226 Malaysia 764.692 403.157.905 Bờ Biển Ngà 479.590 203.373.535 Gana 307.749 149.625.081 Singapore 268.531 131.359.973 HongKong 213.418 120.778.890 Senegal 182.323 66.146.574 Angola 121.693 54.639.602 Đài Loan 111.843 52.409.042 Nguồn: http://iasvn.org

Đáng chú ý trong năm 2012 sự tăng bậc tại thị trường Trung quốc, từ hạng thứ 8 năm 2011 trở thành nước nhập khẩu gạo cao nhất trong năm 2012 với sản lượng hơn 2 triệu tấn, đạt 898,43 triệu USD. Đứng thứ hai là Philippines với 1,1 triệu tấn, tương đương 475,26 triệu USD, tăng mạnh so với

năm ngoái. Về thứ ba là Indonesia gần 930 nghìn tấn với kim ngạch 458,39 triệu USD, kế đến là Malaysia với 764,69 nghìn tấn, tương đương 403,16 triệu USD.

Các nước, Bờ biển Ngà, Gana, Senegal, Singapore, HongKong, Angola, Angieri,…cũng là những thị trường nhập khẩu gạo tương đối của Việt Nam trong năm 2012.

- Năm 2013: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tổng kết năm 2013 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 cũng phần lớn là các quốc gia châu Á chiếm 60,15% gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông; kế đến vẫn là sự gia tăng ở thị trường châu Phi lên tới 28% mà tiêu biểu nhất là Bờ Biển Ngà. Châu Mỹ cũng tăng hơn năm trước, chiếm 6,85%, còn lại là thị trường khác. Thị trường xuất khẩu chính nước ta trong năm này tăng hơn so với năm trước, gồm 27 thị trường chính.

Bảng 4.4 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2013 Thị trường xuất khẩu Khối lượng (tấn) Kim ngạch (USD)

Trung Quốc 2.152.726 901.861.233 Malaysia 465.977 231.433.189 Bờ Biển Ngà 561.333 228.534.316 Philippines 504.558 225.435.754 Gana 380.718 182.784.266 Singapore 356.537 162.072.891 HongKong 184.763 106.456.056 Indonesia 156.853 91.324.867 Angola 116.738 47.783.084 Nga 92.965 41.714.673 Angieri 95.494 39.933.942 Nguồn: http://www.tintucnongnghiep.com

Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu trong nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm này, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta. Sản lượng gạo xuất khẩu sang Bờ biển Ngà đứng thứ 2 thị

trường, với 561.33 tấn, trị giá 228,53 triệu USD (tăng trên 17% về lượng và tăng 12,37% về kim ngạch so cùng kì).

Kế đến là thị trường Philippines với 504.558 tấn, tương đương 225,44 triệu USD (giảm 54,64% về lượng và giảm 52,57% về kim ngạch). Tiếp đến là xuất sang thị trường Malaysia 465.977 tấn, đạt 231,43 triệu USD (giảm 40% cả về lượng và kim ngạch so năm 2012). Tại Indonesia xuất khẩu gạo cũng giảm mạnh (giảm 83,13% về lượng và giảm 80,08% về kim ngạch). Mặc dù Phillipines, Indonesia, Malaysia là các thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, nhưng với chính sách tăng cường khả năng tự sản xuất, hạn chế nhập khẩu gạo đã làm tình hình xuất khẩu sụt giảm mạnh tại các nước này.

Nhìn chung, xuất khẩu gạo sang Châu Á giảm mạnh, chủ yếu tăng ở thị trường Trung Quốc nhưng cũng không đủ bù đắp phần giảm ở thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty cổ phần kinh doanh nông sản kiên giang (Trang 41)