Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 69 - 80)

Trong các nhân tố thuộc về môi trƣờng vi mô không thể không nhắc đến đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đối thủ cạnh tranh là nhân tố chi phối đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp bởi lẽ các doanh nghiệp luôn phải chịu

tác động từ các đối thủ khác từ việc cạnh tranh thị phần, giá cả đến các hình thức chăm sóc khách hàng,.... Đối với ngành xuất khẩu thủy sản việc cạnh tranh còn gây gắt và khốc liệt hơn vì các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc khác mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ ngoài nƣớc.

Đối thủ cạnh tranh ngoài nước

Việt Nam là nƣớc xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới nhờ chúng ta có lợi thế về điều kiện tự nhiên tuy nhiên chúng ta vẫn phải chật vật để cạnh tranh với các đối thủ sừng sỏ khác, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ....

Thái Lan

Với lợi thế ngƣ trƣờng là vịnh Thái Lan và biển Adaman. Ngoài ra Thái Lan có khoảng 1 triệu ha vùng ven biển rất phù hợp đề nuôi thủy sản nƣớc lợ. Nhờ điều kiện địa lý khí hậu thuận lợi, Thái Lan trở thành một trong những quốc gia đứng hàng đầu về sản xuất, XK thủy sản trên thế giới. Đặc biệt, Thái Lan chiếm tới 30% tổng sản lƣợng XK tôm nuôi toàn cầu (theo Tạp chí Thƣơng Mại Thủy Sản).

Ngành nuôi tôm của Thái Lan xuất phát điểm muộn hơn so với nhiều nƣớc khác. Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu nuôi tôm tại các vùng ven biển vào những năm 1970, ngành tôm Thái Lan nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn đã vƣơn lên ngôi vị tiên phong. Năm 1990, số trại nuôi tôm lên đến 15.060, tăng gấp nhiều lần so với 4.544 trại nuôi năm 1985. Đến năm 1995, số trại nuôi tôm tăng vọt lên 25.210, đối tƣợng nuôi chủ yếu là tôm sú. Ngành tôm Thái Lan đã vƣợt qua nhiều thăng trầm do những biến cố về môi trƣờng, dịch bênh,.... Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của Chính phủ nên Thái Lan vẫn đứng vũng và giữ vị trí hàng đầu về XK tôm hiện nay.

Thị trƣờng xuất khẩu tôm chủ yếu của Thái Lan là Mỹ(25% tổng nhập khẩu của Mỹ, 2012), EU, Hàn Quốc, Anh, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc,.... Chủ yếu là các mặt hàng tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Năm 2011, Thái Lan tăng cƣờng XK sang các thị trƣờng mới nổi nhƣ Hàn Quốc (3,88% thị phần), Hồng Kông (1,26%) và Anh (4,12%)... Tổng sản lƣợng XK tôm chế biến và đông lạnh năm 2011 là 381.147,28 tấn, trị giá 107.277 triệu Bạt. XK tôm tƣơi đạt khối lƣợng 203.484,99 tấn, trị giá 52.671,35 triệu Bạt. XK tôm chế biến đạt 178.662,29 tấn và 54.605,86 triệu Bạt. Năm 2012, XK tôm Thái Lan vào Mỹ đạt 135.557 tấn, chiếm 25% tổng NK tôm 533.497 tấn của nƣớc này. Ngoài ra, còn có các thị trƣờng chính khác nhƣ Nhật Bản, Ôxtrâylia, EU, …

Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản

Ngoài sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về kĩ thuật, phƣơng pháp nuôi trồng tôm nguyên liệu giữa Thái Lan và Việt Nam trong bảng so sánh trên từ việc chọn con giống cho đến mật độ nuôi hay chế độ chăm sóc, trại nuôi,... Về mặt marketing đó là sự khác biệt về việc lựa chọn

và quản lý chất lƣợng sản phẩm. Tôm đƣợc nuôi với kĩ thuật tiên tiến quản lý chặt chẽ, khoa học, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên vì thế sẽ thu đƣợc tôm chất lƣợng hơn góp phần xây dựng thƣơng hiệu, uy tín trên thị trƣờng quốc tế. Thái Lan ngày càng chứng tỏ với các đối thủ trong đó có Việt Nam rằng mình là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn trên trƣờng quốc tế.

Ấn Độ

Ấn Độ với dân số đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc, là một trong những đối thủ sừng sỏ trong ngành xuất khẩu thủy sản thế giới. Với điều kiện tự nhiên thích hợp cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cùng với lực lƣợng lao động dồi dào đã tạo nên nguồn lực giúp Ấn Độ ngày càng phát triển ngành xuất khẩu thủy sản trong đó tôm thẻ chân trắng chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của nƣớc này. Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ là Mỹ, Nhật Bản,EU và các nƣớc Đông Nam Á.

Ấn Độ bắt đầu nuôi tôm sú từ năm 2010 nhằm cạnh tranh với các nƣớc nhƣ Trung Quốc và Thái Lan trên thị trƣờng toàn cầu. Hiện các cơ sở nuôi tôm sú đã chiếm 30% thị phần nuôi tôm. Các đối thủ xuất khẩu tại Châu Á nhƣ Thái Lan, Việt Nam và Indonesia hiện đang có sản lƣợng xuất khẩu tôm sú cao. Theo một quan chức của Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI) cho biết, xuất khẩu thủy sản trong năm tài chính này của Ấn Độ có khả năng đạt mức 4 tỷ USD chủ yếu là do xuất khẩu tôm. Năm nay Ấn Độ có thể đạt sản lƣợng 30 nghìn tấn tôm trắng. Trong năm 2011, Ấn Độ xuất khẩu 813.091 tấn hải sản trị giá 129014 tỷ rupee (khoảng 2,856 tỷ USD) trong đó tôm đông lạnh chiếm 44% tổng lƣợng xuất khẩu. (Bộ Công Thƣơng Việt Nam). XK thủy sản của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục 3.511,67 triệu USD trong năm tài chính 2012 - 2013, tăng 7,68% về khối lƣợng so với năm tài chính trƣớc đó. Tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hàng XK chính, chiếm 51,35% tổng giá trị XK (tính theo USD). Khối lƣợng XK tôm tăng 20,88%; giá trị XK tính theo rupi tăng 18,73% và giá trị XK tính theo USD tăng 3,56%. Năm 2013, Ấn Độ là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ với khối lƣợng XK sang thị trƣờng này tăng 42% đạt 94.211 tấn. Trong khi đó, NK tôm từ Thái Lan – nhà cung cấp lớn thứ 2 của Mỹ - giảm 38% từ 135.550 tấn năm 2012 xuống còn 83.600 tấn năm 2013

(Theo Vasep).

Theo cơ quan Xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nƣớc này đã vƣợt mốc 5 tỷ USD năm 2014. Xuất khẩu thủy sản tăng 5,98% về khối lƣợng (đạt 583.756 tấn) và tăng 42,6% về giá trị so với cùng kì năm trƣớc. Cho thấy Ấn Độ đang và ngày càng chiếm lĩnh vị trí cao trong xuất khẩu

thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng là đối thủ cạnh tranh mà Việt Nam phải hết sức dè chừng.

Indonesia

Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi bao quanh là biển nên Indonesia là nƣớc xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Các thi trƣờng xuất khẩu chính của nƣớc này là Mỹ, Nhật, EU, ... Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, Bộ Biển và Nghề cá Indonesia vừa công bố báo cáo về hoạt động của ngành, trong đó cho biết Mỹ là thị trƣờng chính của xuất khẩu thủy sản nƣớc này trong năm 2011. Theo báo cáo, Mỹ đã nhập khẩu 1,07 tỷ USD các sản phẩm thủy sản của Indonesia trong năm ngoái, hay 30,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011 của đất nƣớc “Vạn đảo". "Điểm đến" lớn thứ hai của thủy sản Indonesia là Nhật Bản với 806 triệu USD, hay 22,9%; tiếp theo là châu Âu với 459,8 triệu USD, hay 13,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Indonesia.Năm 2011, Indonesia đạt tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3,5 tỷ USD, tăng 22,95% so với một năm trƣớc đó và đang hƣớng tới hoàn thành mục tiêu nâng con số này lên 4,2 tỷ USD năm 2012 (vietnamplus.vn, 2014). Xuất khẩu thủy sản của Indonesia đã tăng mạnh trong năm 2011, chủ yếu nhờ sự tăng cƣờng hợp tác giữa chính phủ và các doanh nghiệp thủy sản, cải thiện hệ thống kiểm soát chất lƣợng và cung cấp đảm bảo an toàn cho bạn hàng. Năm 2012 ngành xuất khẩu tôm thế giới lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu chế biến do dịch bệnh EMS làm cho tình tính xuất khẩu tôm thế giới diễn biến khá phức tạp. Tuy nhiên Indonesia không phải đối mặt với "thảm họa" này. Vì thế xuất khẩu tôm năm 2013 của nƣớc này tăng khá mạnh, sản lƣợng tôm nguyên liệu ƣớc tính năm 2013 đạt 600.000 tấn tăng mạnh so với 415.000 tấn năm 2012. Nằm ngoài luồng xoáy của EMS, không bị áp thuế chống phá giá trên thị trƣờng Mỹ, sản lƣợng tôm tăng mạnh và ổn định là điều kiện thuận lợi giúp xuất khẩu của nƣớc này tiếp tục tăng trong năm 2014. Indonesia đang mở rộng diện tích nuôi tôm, cùng với cơ chế quản lý vùng nuôi an toàn chất lƣợng dự đoán năm 2014 xuất khẩu thủy sản của nƣớc này sẽ tiếp tục tăng và sẽ trở thành đối thủ nặng kí đối với các nƣớc xuất khẩu thủy sản trong đó có Việt Nam (VASEP)

Nhìn chung tình hình xuất khẩu thủy sản thế giới hiện nay có nhiều biến động khó lƣờng. Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều đối thủ mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nhƣ : Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,... Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần có các chính sách, chiến lƣợc phù hợp nhằm đứng vũng trên trƣờng quốc tế. Đối với CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là một doanh nghiệp đang đứng đầu trong ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên áp lực cạnh tranh với

các đối thủ ngoài nƣớc càng cao và là doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho ngành xuất khẩu tôm Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Đây vừa là niềm vinh hạnh vừa là một áp lực lớn cho Tập đoàn.

Đối thủ cạnh tranh trong nước

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nƣớc ta đang đẩy mạnh giao thƣơng với các nƣớc trên thế giới bằng nhiều hình thức trong đó có xuất khẩu hàng hóa. Với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nƣớc rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã thành lập và đi vào hoạt động. Số lƣợng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng điều này dẫn đến sức ép cạnh tranh nội quốc ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp thƣờng cạnh tranh nhau về lao động, nguồn nguyên liệu, thị trƣờng tiêu thụ,.... Các doang nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn thƣơng cạnh tranh nhau nhƣ : CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - MPC; CTCP Thủy sản Sóc Trăng - Stapimex; Thủy sản Quốc Việt - Quoc Viet Co., LTD; CTCP Minh Phú - Hậu Giang; CTCP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau - CASES.

Bảng 4.5. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp XK thủy sản quý I 2014

Tên doanh nghiệp

Kim ngạch uất khẩu (Triệu USD) Tỷ trọng (%) MPC 97,8 5,92 STAPIMEX 59,5 3,6 QUOC VIET 50 3.03 MINH PHÚ- HG 46,9 2,84 CASES 43,9 2,66 Các DN khác 1.139,2 81,95 Cả nƣớc 1.600,0 100 Nguồn: cafef.vn

Theo số liệu thống kê của Hải Quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc mở rộng là những bạn hàng lớn nhất của ngành. Ngoại trừ thị trƣờng Nhật Bản, 3 tháng đầu năm 2014 giá trị xuất

khẩu thủy sản vào các thị trƣờng Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc mở rộng, EU đều có tốc độ tăng trƣởng mạnh 18,5%~ 73,9% so với cùng kỳ năm trƣớc, đặc biệt là thị trƣờng Mỹ (tăng 73,9%) và Hàn Quốc (tăng 55,7%).

Tính riêng cho từng mặt hàng, 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 789,1 triệu USD tôm các loại, tăng 87,9%, trong đó tôm chân trắng đạt 481,1 triệu USD, tăng 212% so với cùng kỳ năm trƣớc; cá tra xuất đạt 408,6 triệu USD, tăng 5,2%; cá ngừ xuất 114,6 triệu USD, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm trƣớc;…

Thống kê cho thấy, gần 75% giá trị xuất khẩu thuộc về 99 doanh nghiệp thủy sản, trong đó top 10 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất góp 27,9%.

Dẫn đầu vẫn là CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MCK: MPC) với tỷ lệ 5,92%, nếu tính luôn cả Minh Phú – Hậu Giang, một công ty con của MPC, kim ngạch xuất khẩu của MPC chiếm 8,76% tổng giá trị xuất khẩu của ngành, tƣơng đƣơng 144,7 triệu USD. Giá trị xuất khẩu và vị trí của Minh Phú – Hậu Giang đã tăng khá mạnh so với thời điểm cuối năm 2013 (từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4).Tiếp sau MPC là CTCP Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex với giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 59,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,6% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Xếp thứ 3, 5 lần lƣợt là Thủy sản Quốc Việt – Quoc Viet Co., LTD với giá trị xuất khẩu đạt hơn 50 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,03% và CTCP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau – CASES với giá trị xuất 43,9 triệu USD, chiếm 2,66% tổng giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản.

Nhƣ vậy, top 5 doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản đều thuộc về doanh nghiệp Tôm. Điều này không khó dự đoán khi kim ngạch xuất khẩu Tôm 3 tháng đầu năm tăng gần 88% so với cùng kỳ năm trƣớc, đặc biệt tôm chân trắng tăng hơn 200%. (Theo Q. Nguyễn - Tintucnongnghiep.com)

STAPIMEX

Đƣợc thành lập vào năm 1978, Stapimexhoạt động dƣới hình thức là nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản và luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm sú. Sản phẩm của công ty đƣợc khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất lƣợng tốt, an toàn và ổn định. Từ năm 2003, công ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi. Với thành tựu đạt đƣợc nhƣ vậy, Stapimex đã đi tiên phong trong việc quản lý đƣợc nguồn nguyên liệu tƣơi sạch và an toàn.

Sản phẩm của Stapimex đƣợc khách hàng đánh giá cao nhờ sự ổn định chất lƣợng. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt ở khoảng 20 quốc gia trên thế giới và trong đó Mỹ và Nhật là hai thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất. Bên cạnh giữ cân đối thị trƣờng Mỹ và Nhật, việc mở rộng thị trƣờng và phát triển khách hàng mới đang đƣợc đẩy mạnh rất tốt trong đó thị trƣờng E.U là mục tiêu hƣớng tới nhằm đạt 10% trong tổng doanh số xuất khẩu hàng năm của Công ty. Stapimex chủ yếu là chế biến và xuất khẩu tôm sú với các sản phẩm đa dạng nhƣ tôm Nobasi, Tẩm bột chiên và tƣơi (Breaded shrimp), Sushi, Raw PTO, CPTO, HLSO, RINGshrimp, HLSO, Xuyên que ( Skewer), Raw PD.....Tất cả đều đƣợc đóng gói dƣới dạng block, IQF, hút chân không hoặc hình thức đóng gói bánlẻ theo yêu cầu của khách hàng. Công ty luôn chú trọng nâng cao nhận thức của công nhân về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng nhƣ nâng cao tay nghề chế biến thông qua mở các lớp tập huấn hàng năm. Tuyên truyền cho các hộ nông dân cũng nhƣ đại lý thu mua nguyên liệu không sử dụng các chất kháng sinh cũng nhƣ hoá chất bị cấm trong quá trình nuôi và bảo quản nguyên liệu. Các chƣơng trình quản lý chất lƣợng đang áp dụng tại hai nhà máy vào sản xuất HACCP, ISO 9001:2000, BRC để đảm bảo chất lƣợng theo quy định khắc khe của từng thị trƣờng cũng nhƣ từng khách hàng. Công ty cũng trang bị các thiết bị tiên tiến phát hiện dƣ lƣợng kháng sinh ở mức thấp nhất đối với nguyên liệu đầu vào và thành phẩm chế biến sản phẩm đầu ra. Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cho tất cả các sản phẩm chế biến tại nhà máy. Đây đƣợc xem là đối thủ vô cùng nặng kí của CTCP Tập đoàn Minh Phú bởi lẽ thị trƣờng mà Stapimex phân phối gần nhƣ giống hệt nhƣ thị trƣờng của MPC.

QUỐC VIỆT

Thành lập từ năm 1996, năm 2013, Quốc Việt sản xuất 15.000 tấn tôm. Công ty đặt mục tiêu sản xuất 20.000 tấn trong năm 2014 và năm 2015 đạt 25.000 tấn. Sản phẩm tôm của Quốc Việt đƣợc XK sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, Canada, Hàn Quốc và các thị trƣờng khác.

Mặt hàng chính của công ty là tôm đông lạnh và các sản phẩm chế biến khác nhƣ Nobasi, Susi, sản phẩm hấp. Thị trƣờng xuất khẩu chính của công ty gồm: Mỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc, Canada,.... Nhờ có hệ thống quản lý vùng nuôi hiện đại, sản phẩm đa dang, chất lƣợng đƣợc kiểm soát chặt chẽ công ty đã xuất sang nhiều nƣớc

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)