Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông,…
4.1.5. Tình hình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc marketing hỗn hợp của công ty của công ty
Marketing-mix là một tập hợp các biến số mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý đƣợc, nó đƣợc sử dụng nhằm đạt đƣợc những phản ứng mong muốn từ phía các khách hàng mục tiêu. Các công cụ của chính sách Marketing-mix là: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị.
Tuy công ty chƣa xây dựng chính sách Marketing-mix một cách có hệ thống nhƣng trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh, công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú cũng đã đề cập đến các công cụ của chính sách Marketing-mix.
4.1.5.1. Chính sách sản phẩm
Sản phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên của Marketing-mix, các yếu tố còn lại của chính sách này đƣợc xác định trên yếu tố sản phẩm đã đƣợc xác định. Quyết định về sản phẩm của công ty là đƣa ra các quyết định về cơ cấu chủng loại sản phẩm, chất lƣợng, bao bì và nhãn hiệu của sản phẩm xuất khẩu.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty đƣợc căn cứ vào: khả năng, tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu của công ty và của các nhà cung cấp.
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty chủ yếu là các mặt thuộc hai nhóm là nhóm hàng truyền thống và nhóm hàng giá trị gia tăng cao, bao gồm:
Nhóm hàng truyền thống gồm các mặt hàng nhƣ tôm tƣơi đông lạnh, tôm hấp,… Các mặt hàng tôm truyền thống chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm của công ty Mỹ là nhà nhập khẩu hàng đầu về mặt hàng này. Các sản phẩm mà thị trƣờng này tiêu thụ nhiều nhất nhƣ: bƣớm HLSO, Nobashi Black Tiger, tôm ƣớp,… Ngoài ra các mặt hàng này còn xuất khẩu sang các nƣớc EU, Canada, Úc,…, và một số nƣớc Châu Á. Tuy nhiên, khi xuất khẩu mặt hàng này thì công ty phải cạnh tranh rất nhiều với các loại tôm của Thailand, Indonesia, Ấn Độ vốn có chất lƣợng tôm cao hơn nhƣng giá lại rẻ hơn việt Nam.
Nhóm hàng giá trị gia tăng cao nhƣ tôm tẩm bột, Tempura, ƣớp nƣớng xiên tôm, Sushi,… Nhật bản là bạn hàng tiêu thụ lớn nhất các mặt hàng giá trị gia tăng cao trên. Các mặt hàng này thƣờng có giá trị cao hơn mặt hàng truyền thống, tuy nhiên thị trƣờng tiêu thụ của nó vẫn còn hạn chế vì giá cả chế biến của các sản
phẩm này cao dẫn đến giá bán cũng cao. Rất khó để tìm đƣợc thị trƣờng dễ dàng để xuất khẩu mặt hàng này.
Ngoài ra trong năm 2014 công ty đã phát triển thêm cá rô phi thƣơng phẩm. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty đánh giá nuôi trồng và chế biến cá rô phi không đem lại hiệu quả cao. Mục đích chính của việc nuôi trồng thêm con cá rô phi thƣơng phẩm là để tận dụng nƣớc nuôi cá bơm vào ao nuôi tôm để diệt các đối tƣợng gây bệnh. Nguyên nhân là nhớt cá rô phi có kháng thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh EMS cho tôm. Đây là chiến lƣợc sản phẩm rất có lợi cho công tác phòng chống dịch hại trên tôm.
Chất lƣợng sản phẩm
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thƣơng trƣờng đầy cạnh tranh thì cũng phải đặt chất lƣợng sản phẩm lên hàng đầu. Nhận thức đƣợc điều này thì công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú luôn chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu của công ty mình và luôn cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lƣợng sản phẩm: kích thƣớc, chất bảo quản, điều kiện bảo quản….
Chất lƣợng tăng kéo theo sự tăng sản lƣợng thủy sản xuất khẩu của công ty. Một số bạn hàng đã đánh giá cao về chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu của công ty hơn trƣớc. Tuy nhiên, hiện nay chất lƣợng thủy sản xuất khẩu của công ty vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu nƣớc ngoài, mà nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm. Công ty cũng đã nỗ lực đạt đƣợc những chứng nhận quốc tế nhƣ: HACCP, GMP,SSOP, ISO 9001: 2000, BRC, GLOBAL GAP,….
Kế hoạch của năm nay là sẽ xuất khẩu tôm sinh thái thân thiện với môi trƣờng. Triển vọng sẽ có đƣợc sản phẩm sạch từ lúc nôi cho đến khi trở thành thành phẩm. Ngoài ra nuôi tôm sinh thái còn góp phần thân thiện với môi trƣờng, bảo vệ đƣợc nguồn lợi thủy sản tự nhiên, làm cho không khí trong lành, việc nuôi tôm ít bị ô nhiểm, tăng lợi nhuận, tạo việc làm cho nông dân.
Bao bì, nhãn hiệu: Tuy công ty đã có nhiều cải biến về chất lƣợng và mẫu mã bao bì nhƣng hầu hết các bao bì rất giản đơn, không có gì là đặc sắc. Trên các bao bì đều cung cấp cho khách hàng biết xuất xứ và các thông tin chi tiết về sản phẩm. Mặt khác công ty vẫn đang phụ thuộc vào các nhà cung cấp bao bì bên ngoài. Tuy nhiên kế hoạch cuối năm 2014, công ty sẽ xây dựng nhà máy sản xuất bao bì.
4.1.5.2 Chính sách giá
nói là đang dẫn đầu về sản lƣợng cũng nhƣ kim ngạch xuất khẩu trong ngành. Với việc sở hữu quy trình sản xuất khép kín từ con giống đến sản phẩm cuối cùng, kiểm soát tốt dịch bệnh đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu có nhiều bạn hàng gắn bó lâu dài nên việc định giá cũng ít phụ thuộc vào thị trƣờng. Tuy nhiên chính sách giá của công ty vẫn thay đổi theo từng thời điểm để phù hợp với từng chuyển biến của thị trƣờng. Giá cả đƣợc quyết định bởi chất lƣợng sản phẩm và kích cỡ của từng mặt hàng. Công ty thƣờng xác định giá cho khách hàng theo giá DDP (Delivered Duty Paid). Khi tiếp cận thị trƣờng mới chấp nhận bán giá cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần.
Thực tế thì giá bán của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan nhƣ: ảnh hƣởng của giá thế giới dẫn đến sự bất ổn về giá của các nhà cung ứng trong nƣớc, các quy định về chất lƣợng hàng hoá, tác động từ sự bất ổn của tỷ giá hối đoái, chiến lƣợc giá cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành, yếu tố cung-cầu của hàng thủy sản xuất khẩu. Vì vậy công ty nên đề ra biện pháp nhằm đảm bảo tối thiểu hóa chi phí sản xuất để có thể đảm bảo khả năng chống đỡ đƣợc những rủi ro mang tính khách quan.
4.1.5.3. Chính sách phân phối:
Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì việc lựa chọn kênh phân phối vừa thuận lợi nhƣng cũng vừa là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp. Thuận lợi ở chỗ doanh nghiệp có nhiều khả năng lựa chọn kênh phân phối để rút ngắn khoảng cách giữa ngƣời xuất khẩu và ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nhƣng vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể lựa chọn đƣợc kênh phân phối phù hợp với mục đích yêu cầu và khả năng của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú xuất khẩu theo cả hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Hiện nay công ty có đặt công ty trung gian đại diện là Mseafood đƣợc đặt tại Mỹ nhằm kiếm khách hàng dễ dàng và việc giao chuyển hàng hóa đƣợc thuận lợi hơn. Ngoài ra, công ty còn tăng cƣờng hợp tác với các đối tác ở các nƣớc sở tại, sử dụng một phần nhân sự của đối tác là ngƣời địa phƣơng để làm công tác marketing.
4.1.5.4. Chính sách chiêu thị
Chiêu thị là những nỗ lực nhằm truyền thông, kích thích nhu cầu và gia tăng mức tiêu thụ trong một giai đoạn nhất định trên thị trƣờng thế giới.
Các hoạt động công ty thường tham gia:
- Các xuất bản phẩm của ngành, các tạp chí thủy sản cung cấp các thông tin cần thiết về thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
- Thông qua các chuyến đi công tác nƣớc ngoài, các cán bộ tranh thủ giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về công ty cho khách hàng.
- Tham gia các gian hàng hội chợ triển lãm quốc tế tại một số nƣớc.
Công ty không áp dụng chính sách khuyến mại bằng sản phẩm hoặc giá, chỉ áp dụng chính sách hỗ trợ dịch vụ nhƣ hỗ trợ khách hàng quảng bá sản phẩm, hỗ trợ hồ sơ pháp lý, hỗ trợ chi phí quảng cáo…
Nhìn chung công tác Maketing – mix của công ty đã tƣơng đối đạt đƣợc những thành công nhất định với việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với từng thị trƣờng, liên kết với các nƣớc sở tại để đặt văn phòng đại diện trung gian nhằm dễ dàng thâm nhập thị trƣờng, các chính sách hỗ trợ khách hàng cũng đƣợc phía công ty quan tâm đúng mực. Tuy nhiên để phát triển một cách vững bền hơn nữa trong tƣơng lai thì công ty phải không ngừng đầu tƣ hơn nữa trong công tác Marketing nhất là Marketing – mix nhằm tạo nội lực vững trãi trong một thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay.