Về phía công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 102)

Quản lý và sử dụng vốn hiệu quả:

- Tuy hàng tồn kho sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc diễn biến liên tục nhƣng nếu lƣợng hàng tồn kho quá lớn sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn. Vì vậy công ty cần

phải có kế hoạch phù hợp và thực hiện tốt công tác kiểm kê hàng tồn kho nhằm tránh tình trạng hàng tồn kho quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Thực hiện các biện pháp kích thích tiêu thụ sản phẩm nhƣ khuyến mãi, giảm giá hàng bán, chiết khấu… để giảm ứ đọng hàng tồn kho, nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh.

- Công ty cần thƣờng xuyên theo dõi tình hình tài chính cũng nhƣ công nợ của khách hàng để có những biện pháp xử lý thích hợp, đồng thời nâng cao số vòng quay của vốn lƣu động, giảm khoản nợ phải trả của công ty.

- Đối với các tài sản cố định, công ty cần thẩm định giá hàng năm để lập kế hoạch khấu hao, thanh lý các tài sản cố định không còn sử dụng góp phần bổ sung cho nguồn vốn lƣu động.

- Ổn định nguồn nguyên liệu chế biến:

Song song với quyết định chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, công ty cần phải chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu, các nhà cung cấp có uy tín. Càng nhiều bạn hàng trong nƣớc thì cơ hội lựa chon nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty càng lớn. Công ty có thể lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất để tạo ra những sản phẩm chất lƣợng cao, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Tuy nhiên cơ cấu đầu vào phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu cơ cấu sản phẩm của thị trƣờng.

Công ty cũng cần phải có những biện pháp đối phó với tình trạng cung cấp nguyên liệu theo mùa vụ của nền sản xuất trong nƣớc.

Xây dựng thêm các vùng nuôi tôm nguyên liệu, mở rộng mô hình nuôi tôm sinh thái, tăng diện tích nuôi cá rô phi thƣơng phẩm.

Cải tiến công nghệ:

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều công nghệ, thiết bị tiên tiến ra đời, tạo ra nhiều cơ hội phát triển đối với tất cả các ngành nghề nói chung và các doanh nghiệp thủy sản nói riêng. Điều này đòi hỏi công ty Minh Phú không ngừng tìm tòi và ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất chế biến và nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trƣờng, nhờ đó chu kỳ sống của sản phẩm đƣợc kéo dài, tạo tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Phát triển nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi công ty, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi công ty. Do đó công ty cần có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Công ty cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên và nâng cao tay nghề cho công nhân của công ty.

- Tạo môi trƣờng làm việc thân thiện, sáng tạo, năng động và phúc lợi xã hội cao để thu hút nhân tài cho công ty.

- Công ty cần có những chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần để động viên các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu. Hoàn thiện cơ chế tài chính, phân công phân nhiệm giữa các bộ phận, giữa các vị trí công tác.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế tuyển dụng thu hút nhân tài cũng nhƣ tạo động lực cho ngƣời lao động nỗ lực cống hiến và yên tâm gắn bó với công ty.

6.2.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc:

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển ngành:

Hiện nay các công ty sản xuất và chế biến thủy hải sản đang hoạt động đơn lẻ và chƣa có định hƣớng rõ ràng nên chƣa khai thác hết tiềm năng phát triển. Đã đến lúc cần có chiến lƣợc phát triển tổng thể ngành thủy hải sản nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này. Chiến lƣợc sẽ định hƣớng hoạt động và khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển phù hợp với điều kiện khách quan, khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong ngành sản xuất và chế biến thủy hải sản. Nhà nƣớc cần có những chính sách khuyến khích xuất khẩu, thành lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu. Đồng thời Nhà nƣớc cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp về việc cung cấp thông tin qua các thƣơng vụ, cơ quan quản lý Nhà nƣớc, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.

Đối với những doanh nghiệp “ăn xổi ở thì” bán hàng kém chất lƣợng, mua bán để trục lợi, gây mất uy tín chung cho ngành thì phải bị loại trừ.

Nƣớc ta tuy có diện tích nuôi trồng khai thác thủy sản lớn nhƣng nhƣng việc quy hoạch vẫn còn bất cập, do đó Nhà nƣớc nên có quy hoạch cụ thể vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, có đầu tƣ thuỷ lợi hoàn chỉnh để tránh tình trạng nuôi tự phát, thải nƣớc tràn lan gây dịch bệnh. Song song đó cần có chính sách phát triển nguồn giống căn cơ, chất lƣợng; khuyến khích mở rộng diện tích bắp, khoai mì, đậu…để làm nguyên liệu chế biến thức ăn, nhằm giảm nhập khẩu hạ giá thành.

Kiến nghị về cơ chế, chính sách:

 Nhà nƣớc cần đề ra các chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc nhằm tập trung vốn để đầu tƣ xây dựng các trung tâm chế biến thủy sản, hình thành các chợ thủy sản ở các vùng và địa phƣơng trọng điểm, hiện đại hoá thông tin nghề cá.

 Nhà nƣớc cần sử dụng ngân sách để hỗ trợ cho công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hình thành các tổ chức

xúc tiến đầu mối tại các thị trƣờng trọng điểm, thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.

 Cơ chế quản lý của Nhà nƣớc phải đƣợc thống nhất, đồng bộ, thủ tục phải đƣợc đơn giản hoá. Các quy định về thuế suất, hạn ngạch…phải phù hợp với tình hình mới.

Kiến nghị về an toàn vệ sinh thực phẩm:

 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm trong cộng đồng mà đặc biệt chú trọng tới ngững ngƣời sản xuất và cung ứng nguyên liệu

 Cần phải có một sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động liên ngành nhằm thực hiện công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác phòng chống đƣa tạp chất vào nguyên liệu hải sản, công tác kiểm soát dƣ lƣợng chất kháng sinh trong thủy sản.

 Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng cách mã hoá các vùng nuôi trồng thủy sản và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống này.  Hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm từ Trung

ƣơng đến địa phƣơng. Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm.

6.2.3. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ ngành liên quan: Bộ ngành liên quan:

Uỷ ban nh n d n các tỉnh, thành phố:

 Hƣớng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển sản xuất trên các lĩnh vực ngành thủy sản theo đúng quy hoạch của ngành, địa phƣơng.

 Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phƣơng tổ chức hƣớng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát chất lƣợng vệ sinh thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

 Hƣớng dẫn, chỉ đạo các địa phƣơng phát triển sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đã đƣợc phê duyệt.

 Tổ chức cung cấp thông tin, dự báo, theo dõi, cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện nội dung kế hoạch; tổng hợp, báo cáo đề xuất các chính sách, cơ chế cần thiết để thúc đẩy thực hiện kế hoạch.

 Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng Nhà nƣớc có nhiệm vụ cân đối, phân phối ngân sách và nghiên cứu các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các địa phƣơng thực hiện các giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính - tín dụng và đầu tƣ, đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch đƣợc diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.

 Tuỳ theo chức năng của mình, các Bộ, ngành có liên quan phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong tiến trình thực hiện các giải pháp phát triển ngành thủy hải sản khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

---

1. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2006.Chiến lược và chính sách kinh doanh. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

2. Trần Minh Đạo và Vũ Trí Dũng, 2002. Giáo trình Marketing quốc tế. Nhà xuất bản Thống Kê: Trƣờng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

3. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, 2009. Dự báo thị trường thủy sản thế giới tới năm 2015. Tạp chí khoa học thƣơng mại.

4. Nguyễn Hữu Khải, 2005. Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

5. Philip Kotler, 1994. Những nguyên lý tiếp thị. HCM: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Philip Kotler, Vũ Trọng Hùng, 2001. Quản trị Marketing. Nhà xuất bản Thống Kê.

7. Nguyễn Thị Mão, 2006. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thủy sản. Tạp chí khoa học thƣơng mại.

8. John A. Quelch 2008. Marketing hiện đại- Kinh nghiệm toàn cầu. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri Thức.

9. Trần Thị Ngọc Trang và cộng sự, 2006. Marketing quốc tế, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

10. Lê Khƣơng Ninh. “Giáo trình Kinh Tế Học Vĩ Mô”, lƣu hành nội bộ, Đại Học Cần Thơ, Tp. Cần Thơ.

11. Lê Khƣơng Ninh. “Giáo trình Kinh Tế Học Vi Mô”, lƣu hành nội bộ, Đại Học Cần Thơ, Tp. Cần Thơ.

12. Lƣu Thanh Đức Hải, 2006. Marketing ứng dụng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Thống Kê.

Một số website tham khảo:

 Minh Phu Seafood Corp: http://www.minhphu.com  Cục quản lý cạnh

tranh:http://www.vcad.gov.vn/Web/Default.aspx?lang=vi-VN  Cục xúc tiến thƣơng mại: http://www.xttm.gov.vn/

 Hội chợ thƣơng mại: http://www.vietnamtradefair.com

 Thƣơng vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: http://www.vietnam-ustrade.org/  Trung tâm tin học thủy sản: http://www.fistenet.gov.vn/

 Thông tin điện tử Bộ Công thƣơng: http://www.mot.gov.vn/web/guest/home  Trung tâm khuyến nông khuyến ngƣ quốc gia:http://www.khuyennongvn.gov.vn/  Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam: http://www.vasep.com.vn

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)