Môi trƣờng vĩ mô là môi trƣờng rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều đối tƣợng. Nên nó không những ảnh hƣởng đến quan hệ giữa các doanh nghiệp quốc gia mà nó còn ảnh hƣởng đến quan hệ giữa các nƣớc với nhau. Nếu không quản lí chặt chẽ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì thế việc nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô là rất quan trọng và cần thiết trong xu thế hội nhập hiện nay.
Trƣớc hết, pháp luật là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng xuất khẩu thủy sản của một quốc gia. Nó bao gồm các quy định về thuế, giá cả, chủng loại thủy sản, khối lƣợng thủy sản nhập khẩu…Việt Nam vẫn chƣa nhận đƣợc sự ƣu đãi của tổ chức WTO nên vẫn phải chịu mức thuế cao. Điều nay khiến cho khả năng cạnh tranh về giá cả bị giảm. Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lƣơng, tiền thƣởng, bảo hộ lao động, phúc lợi xã hội,... Ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu thu hút một khối lƣợng lao động tƣơng đối lớn thuộc nhiều đối tƣợng khác nhau. Vì thế việc phân phối nguồn lao động phù hợp cùng với chính sách lao động hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Ngoài ra còn các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu thủy sản, mậu dịch tự do và các hàng rào thuế quan,…Nhƣ vậy yếu tố pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc xuất khẩu thủy sản nói riêng và việc xuất khẩu nói chung. Vì nếu không biết các quy định về pháp luật của nƣớc nhập khẩu thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.
Văn h a, hội cũng là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức xuất nhập khẩu. Văn hóa khác nhau cũng quy định việc xuất nhập khẩu hàng hóa khác nhau. Nền văn hóa của một quốc gia đƣợc hình thành từ lâu đời và trở thành thói quen của ngƣời dân nƣớc đó. Việc xuất khẩu thủy sản sẽ mang văn hóa của ta vào quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên nếu ta cứ cố giữ nền văn hóa Việt thì rất khó xâm nhập vào thì trƣờng thế giới đặc biệt là thị trƣờng EU . EU đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm thủy sản tuy nhiên Việt Nam trong nuôi trồng và chế biến thủy sản còn chƣa quan tâm đến thƣơng hiệu của mình . Điều này gây khó khăn cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất sứ sản phẩm thủy sản của mình mà phải dựa vào đối tác trên cơ sở đạt đƣợc những chứng nhận mang tính kiểm định và luôn phụ thuộc vào các yêu cầu
mà họ đặt ra. Mặt khác, việc hiểu đƣợc văn hóa của từng quốc gia giúp chúng ta có thể xâm nhập vào thị trƣờng một cách dễ dàng. Mỗi nền văn hóa đều mang một nét riêng, đòi hỏi chúng ta phải biết dung hòa giữa nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa của nƣớc nhập khẩu. Yếu tố văn hóa còn chịu ảnh hƣởng đến phong tục tập quán của mỗi nƣớc, nƣớc đó thích ăn sản phẩm thủy sản nhƣ thế nào? Hàng truyền thống hay hàng giá trị gia tang cao, thích ăn tôm thẻ chân trắng hay thích tôm sú, chế biến thành sản phẩm hay còn thô,…. Nhƣ vậy, buộc ta phải tìm hiểu và có chính sách xuất khẩu phù hợp với từng thị trƣờng một.
Tiếp đến là yếu tố kinh tế, nó bao gồm các chính sách kinh tế, tỷ giá hối đoái, thu nhập, điều kiện tự nhiên,… Các công cụ chính sách của nhà nƣớc tác động mạnh mẽ đến việc xuất khẩu. Việt Nam với chính sách phát triển nền kinh tế thị trƣờng hƣớng mạnh vào xuất khẩu. Đặc biệt với chính sách xuất khẩu mặt hàng chủ lực trong đó có cà phê. Vì thế nhà nƣớc đã có nhiều ƣu đãi cho ngành thủy sản. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Ngoài ra các tổ chức phi chính phủ còn hỗ trợ cho ngành xuất khẩu thủy sản với mô hình nuôi tôm và bảo vệ môi trƣờng. Tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng đến nƣớc nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái của chính phủ quyết định việc xuất hay nhập khẩu của nƣớc đó. Mức sống của ngƣời dân cao khi đó quyết định mua việc mua sản phẩm thủy sản không chịu ảnh hƣởng của sự thay đổi giá cả theo xu hƣớng giảm và ngƣợc lại. Thị trƣờng EU là thị trƣờng có mức thu nhập cao, giá rẻ không phải là điều kiện quyết định việc mua hàng hay không, mà giá cao đôi khi lại là yếu tố đánh giá chất lƣợng của sản phẩm và quyết định mua hàng
Điều kiện tự nhi n và nguồn nh n lực quyết định đến năng suất, chất lƣợng của sản phẩm, hàng hóa. Vì mỗi quốc gia đều có lợi thế riêng về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực nên cơ cấu sản xuất hàng hóa của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Việt Nam có lợi thế về nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Điêu kiện tự nhiên ƣu đãi cùng với nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm dồi dao trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của ngƣời Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể yên tâm về nguồn nguyên liệu cho việc chế biến thủy sản xuất khẩu.
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế nói chung và ngành xuất khẩu thủy sản nói chung. Khoa học công nghệ ngày càng phát triền làm cho sự giao thƣơng giữa các đối tác trở nên dễ dàng hơn. Khoảng cách không gian dƣờng nhƣ không còn là vấn đề đáng ngại. Sự phát triển của mạng thông tin Internet giúp cho mọi thông tin thị trƣờng thế giới đƣợc cập nhật liên tục. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể quảng cáo sản phẩm của mình mà tốn chi phí
không đáng kể. Bên cạnh đó, việc áp dụng máy móc thiết bị cũng góp phân tăng năng suất, chất lƣợng hàng hóa, sản phẩm. Việc chế biến thủy sản ở Việt Nam đang dần đƣợc hiện đại hóa, máy móc ngày càng hiện đại, tay nghề của công nhân ngày một nâng cao cũng góp phần giúp ngành xuất khẩu thủy sản ngày một phát triển.
Yếu tố ch nh trị ổn định là cơ hội mở rộng phạm vi thị trƣờng cũng nhƣ dung lƣợng thị trƣờng thủy sản. Song nó cũng sẽ là rào cản nếu tình hình chính trị không ổn định. Việt Nam có nền chính trị rất ổn định do vậy không chỉ là điều kiện để yên sản xuất và chế biến thủy sản mà còn thu hút các nhà đầu tƣ góp vốn vào xây dựng mở rộng quy mô.
Ngày nay, với xu thế mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đón nhận đƣợc những cơ hội để phát triển nền kinh tế nhƣng cũng gặp không ít khó khăn. Trong đó, cạnh tranh quốc tế là yếu tố ảnh hƣởng và tác động mạnh mẽ đến các ngành xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng. Sự cạnh tranh của các đối thủ trên trƣờng quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam muốn tồn tại và phát triển đƣợc thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành thắng lợi với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lƣợng, uy tín,… Đây là một thách thức và là rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh của với Việt Nam về thủy không chỉ có sức mạnh về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ mà nay còn là việc áp đặt các quy định khắc khe khi nhập khẩu. Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình thƣơng hiệu mạnh, ngoài ra còn có các chính sách hợp lý về giá cả, nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ uy tín. Điều đó tạo thế vững vàng để phát triển ổn định ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam.