PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 47)

TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ GIAI ĐOẠN 2011 – 6 Tháng 2014

3.2.1. Mặt hàng xuất khẩu chính.

Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là Tôm. Năm 2009 Minh Phú tập trung toàn bộ mọi nguồn lực và sản xuất kinh doanh chính của mình là sản xuất tôm giống, nuôi tôm thƣơng phẩm và chế biến xuất khẩu tôm.

Do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều thị trƣờng chuyển sang tiêu thụ mặt hàng tôm cỡ nhỏ, giá bình dân hơn. Do đó, Minh Phú Seafood Corp đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng thay vì đầu tƣ vào mặt hàng tôm sú để phù hợp với xu hƣớng tiêu dùng.

Phương thức xuất khẩu

Công ty kinh doanh hàng thuỷ sản xuất khẩu theo hai hình thức:

- Trực tiếp sản xuất hàng thủy sản để xuất khẩu: phƣơng thức này chỉ áp dụng cho các hợp đồng có quy mô nhỏ và vừa trong khu vực Châu Á

- Vai trò trung gian thƣơng mại: công ty sẽ thành lập cơ quant rung gian tại nƣớc sở tại nhằm nắm bắt thông tin khách hàng sau đó tiềm kiếm khách hàng và nhập hàng hóa từ công ty mẹ và bán cho khách hàng tại nƣớc sở tại.

3.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

3.2.2.1 Tình hình nhân sự

Nhân sự là yếu tố không thể thiếu của một doanh nghiệp cho dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn. Đối với Tập đoàn Minh Phú thì lực lƣợng lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì thế hằng năm, Minh Phú luôn có các chính sách tuyển dụng lao động từ phổ thông đến lực lƣợng lao động có trình độ cao nhằm phục vụ

các kế hoạch cũng nhƣ chiến lực phát triển của công ty. Một ví dụ điển hình cho các chính sách tuyển dụng của công ty là dịch vụ đƣa rƣớc công nhân ở Minh Phú - Hậu Giang thu hút rất nhiều công nhân các khu vực lân cận đến với công ty và gắn bó lâu dài.

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo trình độ

ĐVT: Người Năm 2010 2011 2012 2013 Trên ĐH 3 7 5 6 Đại Học 238 435 425 401 Cao Đẳng 36 252 100 100 Trung Cấp 218 630 477 463 CN lành nghề 6.412 10.744 8.919 8.636 Tổng cộng 6.907 12.068 9.926 9.604 ( Nguồn: Phòng hành chính quản trị)

Số lƣợng lao động trên đại học và cao đẳng chiếm số lƣơng không cao so với tổng số lao động của công ty, trong đó lao động trên đại học chiếm ít nhất và thƣờng giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao. Cơ cấu lao động biến động mạnh nhất trong năm 2011 so với năm 2010.Số lƣợng lao đông năm 2011 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010 và giảm nhẹ vào 2012, sau đó bình ổn. Nguyên nhân là do trong năm 2011 công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang đi vào hoạt động nên cần số lƣợng lớn lao động, sau đó công ty hoạt động bình thƣờng trở lại số lƣợng lao động có sự biến động nhẹ vào năm 2012. Nhƣng sau đó gần nhƣ bình ổn số lƣợng lao động cho đến 2013.

3.2.2.2 Kết quả hoạt động của công ty

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014

Tổng Doanh Thu 7.058.690 7.845.863 11.206.430 3.280.127 6.307.992

Các khoản giảm trừ 45.134 47.653 94.480 47.695 63.780

Doanh thu thuần 7.033.555 7.798.210 11.111.950 3.682.363 6.244.212

GVHB 5.969.952 6.811.754 9.955.629 3.271.327 5.311.060 Lợi nhuận gộp 1.043.603 986.456 1.156.321 411.035 933.152 DT HĐTC 99.386 66.751 113.758 44.413 48.977 Chi phí tài chính 403.948 424.001 305.522 174.386 125.275 Chi phí bán hàng 317.703 400.373 478.047 183.173 284.881 Chi phí QLDN 99.023 112.015 110.605 48.137 65.702 LN thuần từ HĐKD 322.324 116.817 375.906 49.753 506.372 Thu nhập khác 33.211 4.189 6.074 1.919 2.963

Chi phí khác 25.043 5.178 16.224 234 187 Lợi nhuận khác 8.168 -989 -10.150 1.685 2.777 Tổng LN trƣớc thuế 441.247 115.829 365.756 51.438 509.148 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Thuế TNDN 53.880 18.135 55.439 13.331 52.449 LN sau thuế 266.580 90.967 270.138 23.777 367.617

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2014(6T), Phòng tài chính kế toán)

Bảng 3.3 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2011 - 6T 2014

Chỉ tiêu So sánh 2011/2012 So sánh 2012/2013 So sánh 6T2013/6T2014 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tổng DT 787.173 11,15 3.360.567 42,83 3.027.865 92,31 DT thuần 764.655 10,87 3.313.740 42,49 2.561.849 69,57 LN gộp -57.147 -5,48 169.865 17,22 522.117 127,02 LN từ HĐKD -205.507 -63,76 259.089 221,79 456.619 917,77 LN khác -9.157 -112,11 -9.161 -926,29 1.092 64,81 Tổng LN trƣớc thuế -325.418 -73,75 249.927 215,77 457.710 889,83 Tỏng LN sau thuế -175.613 -65,88 179.171 196,96 343.840 1446,10

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2014(6T), Phòng tài chính kế toán)

Qua bản số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có xu hƣớng tăng dần kể từ năm 2012 trở đi.

Tổng doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011 là 787.173 triệu đồng (tăng 11,5%). Tổng doanh thu tăng cũng kéo theo doanh thu thuần tăng, trong khi đó lợi nhuận lại giảm 57.147 triệu đông, tỷ lệ giảm tƣơng đối nhỏ chỉ chiếm 5,48% so với năm 2011. Các phần lợi nhuận từ lợi nhuận HĐKD cho tới lợi nhuận sau thuế đều giảm theo. Cụ thể là lợi nhuận từ HĐKD giảm 205.507 trệu đông giảm (63,76%) so với cùng kì năm 2011; lợi nhuận khác cũng giảm với con số tƣơng đối nhỏ tuy nhiên lại chiếm tỷ lệ giảm cao so với năm 2011 với con số giảm lên đến 112,11%; lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế đều giảm mạnh, với con số giảm của lợi nhuận trƣớc thuế là 325.418 triệu đồng (giảm 73,75%), cùng với đó là lợi nhuận sau thuế cũng giảm tƣơng tự với lợi nhuận trƣớc thuế và chiếm tỷ lệ giảm tƣơng đƣơng (175.613 về giá trị, 65,88 về tỷ lệ giảm) so với năm 2011.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm một cách đáng kể về lợi nhuận là do năm 2012, sự thiếu hụt nguyên liệu của các DN chế biến XK tôm đã lến đến đỉnh điểm, không chỉ ở khu vực ĐBSCL mà trên phạm vi cả nƣớc và cả nhiều nƣớc XK tôm lớn khác, khi dịch bệnh tôm tiếp tục hoành hành, đặc biệt do hội chứng tôm chết sớm (EMS) mà nguyên nhân vẫn chƣa đƣợc xác định. Tình thế ở nƣớc ta

và nhiều khu vực trên thế giới vẫn chƣa mấy sáng sủa, khiến giá tôm nguyên liệu trong nƣớc liên tục tăng cao, đồng thời giá sản phẩm tôm chế biến trên nhiều thị trƣờng có xu hƣớng tăng dần. Là nhà sản xuất, XK tôm lớn nhất nƣớc và có tầm cỡ cả trên phạm vi thế giới, Công ty CP Tập đoànThủy sản Minh Phú tiêu thụ khối lƣợng nguyên liệu đến 180 tấn/ngày. Bởi vậy, Minh Phú luôn xem việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh của công ty. Chỉ trong năm 2012, dịch bệnh đã gây thiệt hại lên đến 80% hệ thống nuôi tôm của Minh Phú với giá trị trên 100 tỷ đồng. Đây là quy mô tổn thất mà Công ty chƣa từng phải gánh chịu từ trƣớc đến nay. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, hiện nay Minh Phú vẫn chỉ tự chủ đƣợc khoảng 10% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến tại các nhà máy của mình. Minh Phú đã dành khoản kinh phí không nhỏ đầu tƣ cho công tác nghiên cứu dịch bệnh, hỗ trợ tài chính cho các công trình nghiên cứu về bệnh tôm của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc; hợp tác chặt chẽ với các viện, trƣờng, thậm chí thuê chuyên gia nƣớc ngoài đến nghiên cứu tại chỗ để cố gắng phát hiện sớm nguyên nhân dịch bệnh, khắc phục thiệt hại.

Đến năm 2013 hoạt động kinh doanh của tập đoàn tăng vƣợt bật, cụ thể là tổng doanh thu tăng 3.360.567 triệu đồng (tăng 42,83%) so với năm 2012. Doanh thu thuần tăng 3.313.740 triệu đồng (tăng 42,49%). Các mục về lợi nhuận đều tăng lên đáng kể so với năm 2012, chỉ có lợi nhuận khác là giảm 9.161 triệu đồng (giảm 926,96%) con số giảm rất cao. Lợi nhuận trƣớc thuế và sau thuế đều tăng lên đáng kể về lƣợng cũng nhƣ về tỷ lệ so với năm 2012. Rút kinh nghiệm từ năm 2012, Tập đoàn Minh Phú đã đầu tƣ khá mạnh về công tác kiểm soát dịch bệnh, chủ động nguồn nguyên liệu. Cụ thể vào đầu năm 2013, tình hình dịch bệnh ở tôm đã có nhiều khởi sắc hơn, bằng việc nuôi 17 ao ở Kiêng Giang, Tập đoàn Minh Phú đã chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu kết hợp với giá tôm đầu năm 2013 tăng lên 1 USD/pound ở thị trƣờng Mỹ. Nguyên liệu ổn định, dịch bệnh đƣợc kiểm soát, giá cả tôm tăng tất cả đã tạo nên bàn đạp vững trãi để Minh Phú tăng doanh thu cũng nhƣ lợi nhuận cao trong năm 2013.

Cùng với đà tăng trƣởng trong năm 2013. thì 6 tháng đầu năm 2014 cũng đạt thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty. 6 tháng đầu năm 2014 tình hình hoạt động kinh doanh nhìn chung rất khả quan và tăng khá cao so với 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là tổng doanh thu tăng 3.027.865 triệu đồng ( tăng 92,31%) so với cùng kì năm 2013. Đặc biệt lợi nhuận sau thuế vƣợt hẳn so với cùng kì năm 2013, tăng 343.840 triệu đồng (tăng 1446,10%) so với cùng kì

năm 2013. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), một trong những yếu tố thành công của ngành sản xuất tôm là nguồn cung cấp tôm thế giới giảm do dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy. Thêm vào đó, giá tôm trên thị trƣờng thế giới tăng mạnh, nhu cầu nhập khẩu tôm tăng cao là những yếu tố chủ yếu giúp xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kết quả khả quan. Tập đoàn Minh Phú với việc đầu tƣ cho việc nghiên cứu và phát triển hệ thống vùng nuôi chủ động trong quản lý và kiểm soát dịch bệnh. Do đó chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu và tận dụng cơ hội giá tôm, cầu tôm tăng cao giúp Tập đoàn Minh Phú đạt đƣợc thành tích vƣợt bậc trong năm 2014.

Nhìn chung tình hình hoạt động của công phát triển mạnh từ năm 2013 trở đi bằng việc đầu tƣ vào công tác nghiên cứu và phát triển vùng nuôi, chủ động nguồn nguyên liệu, kiểm soát quy trình nuôi tôm,… Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao thị phần và vị thế cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu. Điều này càng chứng tỏ đƣợc hiệu quả của việc cổ phần hóa.

3.2.2.3 Kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Nhiều năm liền Tập đoàn Minh Phú luôn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nƣớc. Hoạt động kinh doanh của công ty luôn hiệu quả. Minh Phú Seafood Corp cũng là một trong những doanh nghiệp thủy sản đầu tiên trong nƣớc đƣợc công nhận tiêu chuẩn Global Gap (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu) do Intertek cấp về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Chính tờ giấy thông hành này đã giúp cho “con tôm” của công ty Minh Phú có cơ hội chu du vào thị trƣờng khó tính nhất thế giới là: EU, Mỹ, Nhật Bản… Với việc có đƣợc các điều kiện trên nên Tập đoàn Minh luôn là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu trong nƣớc và thế giới.

Bảng 3.4. Bảng giá trị kim ngạch xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam giạ đoạn 2011-2013.

ĐVT: Triệu USD

Năm MINH PHÚ STAPIMEX QUỐC VIỆT FIMEX VN

2011 335,0 99,3 97,2 67,4

2012 327,0 99,5 101,0 66,1

2013 366,5 140,5 132,4 95,4

Nhìn vào bản số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013 ta dễ nhận ra Tập đoàn Minh Phú luôn đạt kim ngạch cao và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nƣớc. Năm 2011 chiếm 15,56% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nƣớc (tomgiongthienphu.vn, 2012). Năm 2012 do thiếu nguyên liệu sản xuất nên kim ngạch xuất khẩu Minh Phú giảm hẳn chỉ còn 327 triệu USD tuy nhiên vẫn giữ vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Và đến năm 2013 vị trí dẫn đầu vẫn đƣợc duy trì đạt kim ngạch 366,5 triệu USD chiếm 7,84% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nƣớc (epress.motthegioi.vn, 2014). Với đà phát triển vƣợt bậc hiện nay tin rằng Tập đoàn Minh Phú sẽ và có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa để giữ vũng vị trí trong nƣớc và vƣơn ra thế giới.

3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

Các tiêu chí chủ yếu của công ty

- Tập trung vào các dòng chính của sản xuất kinh doanh trong năm 2011, đó là sản xuất tôm sạch bệnh và con giống sạch, mở rộng diện tích nuôi tôm thƣơng phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, sản xuất và chế biến tôn xuất khẩu

- Giữ vững vị thế là một trong những nhà xuất khẩy thủy sản lớn nhất Việt Nam

- Duy trì thị trƣờng xuất khẩu hiện nay, liên tục phát triển thị trƣờng xuất khẩu mới và đặc biệt là xây dựng Minh Phú là thƣơng hiệu mạnh.

- Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm sạch bênh và công nghiệp, liên kết với lâm, ngƣ nghiệp trang trại ở Cà Mau để nuôi tôm quy mô lớn ở các nơi khác nhau để cung cấp nguyên liệu tôm sạch cho các nhà máy chế biến của Minh Phú.

- Tăng cƣờng các nhiệm vụ quản trị kinh doanh, tôt chức nhân sự và tôt chức thanh toán, liên tục phát triển hệ thông đào tạo, thu hút nhân viên xuất sắc, có chính sách ƣu đãi tốt cho cán bộ lãnh đạo của công ty, cá nhân quản lý và ngƣời lao động.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

- Liên kết với các nhà sản xuất hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực về thức ăn nuôi tôn, đầu tƣ vào xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm để cung cấp thức ăn cho tôm Minh Phú. Nâng cao vị thế doanh nghiệp tạo ra quy trình vòng tròn khép kính đầy đủ từ việc sản xuất con tôm, thức ăn và kiểm soát dịch bệnh, tạo ra tôm sạch để sản xuất. Mục tiêu của công ty Minh Phú là nuôi 5.000

ha tôm công nghiệp và đáp ứng 70% nhu cầu tôm của Tổng công ty năm 2015 - Đầu tƣ mạnh mẽ về khoa học và công nghệ để nghiên cứu và chọn dòng phƣơng pháp trị liệu hóa học (PL) của tôm. Nuôi tôm thẻ chân trắng có đặc tình nhƣ tăng trƣởng nhanh và khả năng thích ứng với tốt với sự thay đổi khí hậu và thởi tiết.

- Nghiên cứu và xây dựng một mô hình hiện đại, đạt tỷ lệ cao, giá thấp và đảm bảo an toàn trong công tác sinh học để thúc đẩy sản xuất bền vững và có lợi nhuận.

- Liên kết với các nhà sản xuất bao bì carton, bọc PA / PE, khay nhựa, khay xà phòng, sản xuất bột cũng nhƣ các nhà sản xuất hàng đầu các nƣớc tại Việt Nam và trên thế giới để xây dựng bao bì, vật liệu, vật tƣ,…. Sắp tới công ty sẽ mở rông xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, các phụ liệu cần cho việc sản xuất tôm thành phẩm.

- Tham gia với các đối tác trong và ngoài nƣớc dể xây dựng cảng Container ở Hậu Giang.

- Thành lập công ty phân phối tôm ở EU, Nga và Trung Quốc,… đặt hàng để tăng lợi nhuận xuất khẩu và nâng cao hiêu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu và phân phối tôm trên toàn cầu.

- Xu hƣớng đồng hóa cơ cấu thị trƣờng: tập trung phát triển các thị trƣờng Nga, Châu Âu, Úc, Hàn Quốc, Newzeland.

- Xậy dựng thƣơng hiệu khi xuất sang các thị trƣờng mới, tạo thế vũng trãi thâm nhập thị trƣờng. Đƣa ra nhiều loại mặt hàng khác nhau phục vụ các khách hàng khác nhau, đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ yêu cầu của các khách hàng thuộc các tầng lớp khác nhau.

- Tăng nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng, mở thêm các văn phòng đại diện tại các nƣớc sở tại. Mở rộng nhà xƣởng, phát triển máy móc và công

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 47)