GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 36)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Công Ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là Doanh nghiệp Tƣ nhân Minh Phú, đƣợc thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992. Sau hai mƣơi năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú trở thành một Tập đoàn Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nƣớc và có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Lịch sử hình thành: Chia ra làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: từ năm 1992 đến năm 2002 là thời kỳ hình thành và tích lũy của doanh nghiệp.

 Ngày 14/12/1992, doanh nghiệp tƣ nhân xí nghiệp cung ứng hàng hóa xuất khẩu Minh Phú đƣợc thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng, ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong tỉnh.

 Ngày 01/07/1998, xí nghiệp đƣợc đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến thủy sản Minh Phú đồng thời vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng.

 Ngày 17/4/2000 Xí nghiệp tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 43,7 tỷ đồng.  Ngày 10/08/2000 Xí nghiệp tằng vốn lên 79,6 tỷ đồng.

Giai đoạn 2: từ năm 2002 đến tháng 05/2006 đánh dấu bằng việc chuyển đổi từ hình thức công ty tƣ nhân sang công ty TNHH và phát triển nhanh về quy mô của doanh nghiệp.

 Ngày 21/10/2003, công ty tiếp tục tăng vốn lên 180 tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm chức năng: kinh doanh bất động sản, đầu tƣ kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

Giai đoạn 3: từ tháng 05/2006 đến nay. Tháng 5 năm 2006, minh Phú chuyển từ mô hình công ty TNHH sang mô hình công ty mẹ con.

 Hiện nay, Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh Phú hoạt động theo mô hình công ty mẹ con với 4 công ty con nắm quyền chi phối là Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quí, công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát, công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú và công ty TNHH Thủy sản Minh Phú Kiên Giang và 1 công ty liên kết là Mseafood.

chức tƣ vấn: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI). Tổ chức kiểm toán: Công ty cổ phần tƣ vấn và kiểm toán (A&C).

 Ngày 25 tháng 06 năm 2008, góp vốn vào Công ty Mseafood USA 20 triệu USD chiếm 90% vốn điều lệ của Công ty Mseafood.

 Ngày 08 tháng 07 năm 2008, thành lập Công ty TNHH một thành viên sản xuất chế phẩm sinh học Minh Phú với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng. Công ty cổ phần tập đoàn Minh Phú sở hữu 100%.

 Ngày 17 tháng 08 năm 2009, khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang công suất 40.000 tấn thành phẩm/năm với vốn đầu tƣ khoảng 50 triệu USD.

 Ngày 23 tháng 06 năm 2010, đổi tên công ty thành Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú.

 Ngày 26 tháng 05 năm 2010, thành lập Công ty TNHH một thành viên nuôi tôm sinh thái Minh Phú với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Công ty tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%.

 Ngày 15 tháng 02 năm 2011, tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng. Công ty tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%.

 Ngày 26 tháng 07 năm 2011, tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH chế biến Thủy sản Minh Phú _ Hậu Giang từ 500 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, Công ty mẹ Minh Phú sở hữu 97,5%.

Ngày 06 tháng 12 năm 2011, thành lập công ty TNHH MTV nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Hòa Điền với vốn điều lệ là 250 tỷ đồng. Công ty mẹ Minh Phú sở hữu 100%.

 Ngày 18 tháng 10 năm 2012 giải thể công ty TNHH MTV nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Ninh Thuận.

 Ngày 19 tháng 10 năm 2013 Tập đoàn thủy sản Minh Phú đạt đƣợc thỏa thuận chào bán riêng lẻ 26,67 triệu cổ phiếu, tƣơng đƣơng 30,77% cổ phần của Công ty con là Công ty thủy sản Minh Phú – Hậu Giang cho Công ty TNHH Mitsui & Co (Asia Paciffic) – Công ty con tại Singapore thuộc tập đoàn Mitsui.

 Ngày 18 tháng 11 năm 2013 chuyển đổi tên Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang thành Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú – Hậu Giang và tăng vốn điều lệ lên 866.666.670.000 đồng, trong đó Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sở hữu 67,5%, Công ty TNHH Mitsui & Co (Asia Paciffic) sỡ hữu 30,8% và ông Nguyễn Thanh Cần sở hữu 1,7%

Nguồn: www.minhphu.com

Hình 3.1. Các thành viên trong Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

Một số thông tin chi tiết:

+ Địa chỉ: Khu Công Nghiệp, Quận 8, Thành phố Cà Mau + Điện thoại: (84-780) 820 044

+ Fax: 078 0366 8795

+ Mail: www.minhphu@minhphu.com + Website: www.minhphu.com

+ Các chứng nhận: BRC; ISO; GMO; BAP;….

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.

3.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Căn cứ luật tổ chức Hội đồng Bộ trƣởng ngày 4/7/1981;

Căn cứ Nghị định số 2- CP ngày 8/1/1997 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ thủy sản;

Xét đề nghị của Bộ trƣởng Bộ thủy sản (công văn số 2377-TS/TCCB ngày 28/12/1998

Quy định chức năng và nhiệm vụ của Công ty là:

Nắm chắc tình hình phát triển thủy sản trong cả nƣớc và tình hình phát triển xuất nhập khẩu thủy sản trên thế giới, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy

sản.

Trực tiếp nhập khẩu các loại vật tƣ, thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu và hàng tiêu dùng cần thiết để phát triển sản xuất, thu mua hàng thủy sản xuất khẩu và phục vụ đời sống của ngƣ dân.

Nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng thủy sản và nhập khẩu các loại vật tƣ thiết bị, hàng hóa cho phát triển thủy sản.

Tiến hành các hoạt động dịch vụ phát triển thủy sản (bao gồm các dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng; dịch vụ kĩ thuật; dịch vụ thƣơng mại trong và ngoài nƣớc; dịch vụ sản xuất; dịch vụ đời sống ngƣ dân).

Liên kết liên doanh và hợp tác với các tổ chức, các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, nhằm phát triển sản xuất, phục vụ cho ngành thủy sản.

Đƣợc cử đại diện ở một số nƣớc có quan hệ sản xuất kinh doanh lớn với Công ty khi cần thiết, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng quyết định.

3.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.

 Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản.

 Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu.  Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

 Kinh doanh bất động sản, đầu tƣ kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản và đầu tƣ máy móc thiết bị, sản xuất chế phẩm sinh học phụ vụ nuôi trồng thủy sản.

3.1.2.3 Sản phẩm chủ lực

- Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tập đoàn Minh Phú: tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

- Sản xuất tôm giống, nuôi tôm thƣơng phẩm, chế biến và xuất khẩu tôm. - Các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng cao:

Nguồn: www.minhphu.com

Hình 3.2: Những sản phẩm của Minh Phú.

3.1.2.4. Thành tựu

- Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) hiện tại là doanh nghiệp thủy sản đứng đầu về xuất khẩu tôm của Việt Nam.

- Năm 2011 tiếp tục là doanh nghiệp đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm thị phần xuất khẩu tôm lớn nhất cả nƣớc với hơn 5.7%.

- Minh Phú Seafood Corp cũng là một trong những doanh nghiệp thủy sản đầu tiên trong nƣớc đƣợc công nhận tiêu chuẩn Global Gap (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu) do Intertek cấp về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Chính tờ giấy thông hành này đã giúp cho “con tôm” của công ty Minh Phú có cơ hội chu du vào thị trƣờng khó tính nhất thế giới là: EU, Mỹ, Nhật Bản…

- Nhờ đầu tƣ về công nghệ, cải tiến máy móc, áp dụng quản lý theo hệ thống HACCP, GMP,SSOP, ISO 9001: 2000, BRC, GLOBAL GAP…trong quy trình sản xuất khép kín mà Minh Phú đã trở thành đơn vị tiên phong trên cả nƣớc về chất lƣợng thành phẩm.

Nguồn: www.minhphu.com

Hình 3.3: Những chứng nhận đạt đƣợc của Công ty.

3.1.2.5. Thị trường phân phối

- Minh Phú có đƣợc những thị trƣờng tiêu thụ lớn đó là Mỹ, Nhật và EU. - Doanh số từ thị trƣờng Mỹ luôn chiếm ½ kim ngạch xuất khẩu của Công ty. - Đối với Nhật Bản đây là thị trƣờng têu thụ Tôm Sú lớn nhất của Minh Phú và luôn có những yêu cầu khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ta thấy Minh Phú đã có đƣợc những thị trƣờng tiêu thụ quan trọng. Do đó đòi hỏi Công ty luôn luôn phải đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi từ phía nhà nhập khẩu và Minh Phú đã thành lập Công ty con là Mseafood bán theo giá DDP nhằm tránh rủi ro nếu thuế chống bán phá giá tăng. Đây là một quyết định rất hợp lý để tạo niềm tin cho các nhà nhập khẩu.

3.1.2.6.Năng lực quản trị

Chủ tịch hội đồng quản trị Minh Phú hiện nay là ông Lê Văn Quang, sinh năm 1958, xuất thân từ một kỹ sƣ công nghệ chế biến thủy sản.

- Từ năm 1981 – 1988 ông công tác tại Cty XNK Thủy Hải Sản Minh Hải. - Từ năm 1992 ông làm chủ Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Minh Phú cho đến

Giám đốc tài chính là ông Lê Văn Điệp đồng thời cũng là em trai của ông Lê Văn Quang, xuât thân là cử nhân kinh tế.

- Từ 2008 đến nay là Phó tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc tài chính Công ty Cổ Phần thủy sản Minh Phú.

Nhƣ vậy, trƣớc khi về làm chủ Minh Phú, ông đã có một quá trình gắn bó lâu dài với ngành thủy sản và đúc kết cho mình những kinh nghiệm để mạnh dạn đƣa ra quyết định thành lập Minh Phú và có sự hỗ trợ của em trai mình là giám đốc tài chính đã xác định những hƣớng riêng đi và chiến lƣợc phát triển hợp lý cho Công ty.

3.1.3. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận.

3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Nguồn: www.minhphu.com

Hình 3.4: Sơ đồ cấu trúc của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ):

(HĐQT) triệu tập trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có quyền thảo luận và thống kê qua các vấn đề sau: báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của ban kiểm soát về tình hình công ty, báo cáo của HĐQT, báo cáo của các kiểm toán độc lập, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty.

Hội đồng quản trị (HĐQT):

HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, chính sách, chiến lƣợc và quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và chịu trách nhiệm về những vi phạm điều lệ của công ty, những sai phạm trong quản trị gây thiệt hại cho công ty và quyền lợi các cổ đông.

Ban kiểm soát:

Gồm 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra và có nhiệm kỳ 5 năm có nhiệm vụ: - Kiểm tra tính pháp lý, chính xác, trung thực trong công tác quản lý, điều hành hoạt động SXKD của công ty và việc ghi chép, lƣu sổ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác của công ty để báo cáo với ĐHĐCĐ

- Thƣờng xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động SXKD.

- Kiến nghị phƣơng pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động SXKD của công ty.

Ban tổng giám đốc:

Gồm 1 tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc Tổng Giám Đốc (TGĐ):

- Do HĐQT bổ nhịêm, miễn nhiệm, cách chức theo hình thức bỏ phiếu kín với nguyên tắc biểu quyết đa số.

- Là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi hoạt động giao dịch, có quyền quyết định cao nhất về công tác điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của SXKD của công ty theo Nghị Quyết ĐHĐCĐ, Nghị Quyết và Quyết định của HĐQT, điều lệ công ty và các quy định pháp luật nhƣ quyền quyết đinh phƣơng hƣớng, kế hoạch dự án SXKD và các chủ trƣơng của công ty, nhất quyết các vấn đề liên doanh liên kết tổ chức của công ty, quyết định thành lập đơn vị mới, sáp nhập và giải thể các phòng nghiệp vụ không có hiệu quả, đƣợc đề cử phó Tổng Giám Đốc, Kế Toán Trƣởng, trƣởng các Phó phòng nghiệp vụ và các chức danh quản lý khác trong công ty trừ các chức danh do HĐQT bổ nhiệm.

Phó Tổng Giám Đốc:

Là ngƣời giúp đỡ cho TGĐ, đƣợc TGĐ uỷ quyền hay uỷ nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn và phải chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc TGĐ và

trƣớc pháp luật về những công việc mình làm

Ban giám đốc

• Giám đốc: là lãnh đạo cao nhất của công ty, quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty

+ Quyết định chính sách về trách nhiệm xã hội trong công ty.

+ Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo để thực hiện hệ thống trách nhiệm xã hội. + Cung cấp nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện và duy trì hoạt động của hệ thống trách nhiệm xã hội theo đúng tiêu chuẩn SA 8000:2008.

+ Tổ chức bộ máy quản lý

+ Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm hợp lý hóa sản xuất, cải tiến điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm.

+ Phê duyệt các phƣơng án kỹ thuật, vật tƣ kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. + Chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động sản xuất, các chế độ chính sách và trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động, các hoạt động đảm bảo cho an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh môi trƣờng.

+ Tổ chức quản lý toàn bộ tài sản cố định theo qui định, không ngừng phát huy năng lực của thiết bị tổ chức để khai thác các thiết bị trong công ty.

• Phó giám đốc kỹ thuật - cơ điện - đại diện lãnh đạo về trách nhiệm xã hội: + Giải quyết về chính sách, chế độ, an toàn sức khỏe, môi trƣờng, an ninh cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

+ Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về tất cả các hoạt động của tất cả các lĩnh vực đƣợc phân công.

+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động.

+ Chịu trách nhiệm phối hợp với các trƣởng phòng để xây dựng hệ thống trách nhiệm xã hội, kiểm tra xem xét, đánh giá các hoạt động đơn vị có phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội đang thực hiện.

+ Tiếp nhận các thông tin, những qui định đổi mới của pháp luật về các vấn đề có liên quan hệ thống trách nhiệm xã hội.

+ Kiểm tra thƣờng xuyên sự vận hành của hệ thống trách nhiệm xã hội, giải quyết những khó khăn khi phát sinh.

• Phó giám đốc sản xuất:

+ Đội trƣởng đội HACCP về an toàn thực phẩm. + Thu mua nguyên liệu và điều phối sản xuất.

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú (Trang 36)