Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên các trƣờng Tiểu học theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia

Một phần của tài liệu quản lý dạy học ở trường tiểu học thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 80 - 83)

trƣờng Tiểu học theo yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá với mục đích nắm đƣợc việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của giáo viên, từ đó đánh giá tinh thần thái độ làm việc, chất lƣợng công tác chun mơn. Kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót lệch lạc của giáo viên trong việc thực hiện các quy chế về chuyên môn nghiệp vụ, giúp đỡ giáo viên nâng cao chất lƣợng giảng dạy và giáo dục.

Chỉ ra cho giáo viên biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót để hoạt động dạy học đi vào kỷ cƣơng, nền nếp và chất lƣợng.

Bồi dƣỡng những kinh nghiệm hay về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Giữ vững kỷ cƣơng, nề nếp đã có, khích lệ giáo viên đồng thời có cơ sở để đánh giá, xếp loại, sử dụng, bồi dƣỡng và có chế độ đãi ngộ GV một cách hợp lý.

Căn cứ các yêu cầu theo quy định, đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng.

Kiểm tra, đánh giá, xem xét hoạt động giảng dạy và công việc chuyên môn của giáo viên trong hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị.

3.2.6.2. Nội dung thực hiện

Hàng năm Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch kiểm tra giáo dục cho từng học kỳ và cả năm học. Xây dựng chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên và kế hoạch kiểm tra cần đƣợc xây dựng cụ thể. Chẳng hạn: Kiểm tra nội bộ 100% số giáo viên đứng lớp/năm; Nội dung, hình thức kiểm tra đƣợc hội đồng sƣ phạm xây dựng, thảo luận ngay từ đầu năm dựa trên nhiệm vụ và hƣớng dẫn của cấp trên, sau kiểm tra để có kết luận, đánh giá xếp loại giáo viên hàng năm.

Hình thức tổ chức: Thành lập ban kiểm tra chuyên môn cả năm học.

Công bố kế hoạch kiểm tra để Hội đồng biết, cùng theo dõi để thực hiện và quyết định thành lập ban kiểm tra, gồm: Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng, Ban thanh tra nhân dân, Tổ trƣởng chun mơn, Nhóm trƣởng chun mơn, giáo viên cốt cán. Ngoài xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, còn tiến hành kiểm tra đột xuất theo yêu cầu, tình hình cụ thể. Kiểm tra chéo giữa các tổ chun mơn về hồ sơ chun mơn;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm tra dân chủ trong các tổ chuyên môn; kiểm tra xác xuất hoặc kiểm tra đột xuất; kiểm tra thƣờng kỳ của ban chuyên môn và Ban giám hiệu.

Để tiến hành kiểm tra thuận lợi, trong kế hoạch kiểm tra phải xây dựng mẫu biểu chi tiết chuẩn mực thống nhất nội dung, hình thức kiểm tra; thơng báo nội dung yêu cầu kiểm tra của tổ chuyên môn và nhà trƣờng đối với hoạt động dạy học đến các giáo viên để họ chủ động. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của ngƣời kiểm tra và đƣợc kiểm tra. Phân cơng ban kiểm tra thành từng nhóm nhỏ phù hợp đặc trƣng bộ mơn để kết quả đánh giá chính xác, khách quan.

Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra nhiệm vụ chuyên môn; dự 2 tiết học của giáo viên /buổi, đánh giá, xếp loại theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên mơn: Thực hiện phân phối chƣơng trình, kế hoạch giáo dục tồn diện, các hồ sơ qui định về chuyên môn nhƣ giáo án, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ điểm, sổ kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, việc chấm chữa bài kiểm tra, sáng kiến kinh nghiệm, sổ tự bồi dƣỡng, chấm vở và vở ghi của học sinh, sổ

liên lạc... Kiểm tra thực hiện nền nếp chuyên môn theo quy định: Ra vào lớp, thực

hiện đúng, đủ tiết dạy theo phân phối chƣơng trình, sinh hoạt tổ nhóm, sinh hoạt chuyên đề, bồi dƣỡng học sinh giỏi, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, dự giờ thăm lớp...

3.2.6.3. Cách thức tiến hành

Hình thức tổ chức chỉ đạo thực hiện:

+ Lập ban kiểm tra chuyên môn, thống nhất yêu cầu kiểm tra, đối tƣợng kiểm tra, lập kế hoạch kiểm tra.

+ Kiểm tra dân chủ trong nội bộ tổ chuyên môn về hồ sơ giáo án và thực hiện. Tổ chức kiểm tra kết quả, chất lƣợng giáo dục:

+ Qua kết quả học tập của học sinh sau mỗi đợt thi học kỳ (thi chung) và kết quả cả học kỳ, năm học cùng với kết quả thi học sinh giỏi các cấp.

+ Khi kiểm tra có sự đánh giá, so sánh phân tích giờ dạy sau so với giờ dạy trƣớc, kết quả học tập cuối năm có sự so sánh đối chiếu với kết quả ban đầu, kết quả năm sau so với kết quả năm trƣớc để đánh giá sự cố gắng vƣơn lên của mỗi giờ sau so với giờ dạy trƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Phải có đánh giá xếp loại, nhận xét ƣu điểm chính và tồn tại, nguyên nhân. Thông báo trƣớc Hội đồng về kết quả kiểm tra, tiến hành khen thƣởng những việc tốt, phê bình rút kinh nghiệm những việc chƣa tốt chỉ ra nguyên nhân. Hồ sơ kiểm tra đƣợc lƣu giữ cẩn thận làm cơ sở đánh giá chất lƣợng giảng dạy và so sánh với các lần kiểm tra sau.

+ Sau mỗi đợt kiểm tra có sổ ghi chép theo dõi kết quả đánh giá xếp loại giảng dạy của giáo viên hàng năm, để tiện cho công tác đánh giá xếp loại công chức. Từ kết quả kiểm tra công tác giảng dạy ở mỗi năm, Hiệu trƣởng rút kinh nghiệm chỉ đạo, có phƣơng hƣớng cho việc thực hiện ở những năm sau.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Kiểm tra là một chức năng cơ bản có vai trị quan trọng trong q trình quản lý trƣờng học nói chung và đặc biệt là QLDH nói riêng. Có thể nói khơng có kiểm tra thì coi nhƣ khơng có quản lý, nhƣ vậy kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên đƣợc coi là một biện pháp quan trọng, một việc làm thƣờng xuyên, liên tục trong QLDH của Hiệu trƣởng ở trƣờng Tiểu học thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc theo yêu càu trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT và hƣớng dẫn thực hiện của Sở, Phòng GD&ĐT, tăng cƣờng cơng tác kiểm tra tồn diện, kiểm tra chuyên môn, chuyên đề đối với cấp học.. Theo yêu cầu của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, mỗi năm học phải kiểm tra tồn diện ít nhất 70% tổng số giáo viên đứng lớp của trƣờng. Trong đó các trƣờng học đều xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện 100% số giáo viên kể cả CBQL, trong đó có giáo viên đƣợc kiểm tra từ 3 - 4 lần trên năm học. Từ đó triển khai làm tốt biện pháp kiểm tra, thanh tra hoạt động chuyên môn của giáo viên.

Thực trạng của biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên ở các trƣờng Tiểu học đạt chuẩn quốc gia thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc trong thời gian qua cịn có những hạn chế nhất định mang tính thời vụ hoặc làm theo yêu cầu của cấp trên, nhiều Hiệu trƣởng chƣa dành thời gian và công sức thoả đáng cho việc kiểm tra chuyên môn, mà chủ yếu là kiểm tra hoạt động dạy trên lớp của giáo viên.

Công tác KT, ĐG của Hiệu trƣởng cần đƣợc chú trọng, duy trì thƣờng xuyên, phát hiện kịp thời những tồn tại và thiếu sót để khắc phục, bổ sung tạo điều kiện cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động chuyên môn đi vào nền nếp, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng dạy học. Qua kiểm tra, đánh giá của Hiệu trƣởng giúp cho giáo viên có đƣợc những kinh nghiệm giảng dạy chuẩn xác, định ra những phƣơng hƣớng kế hoạch phù hợp đồng thời cũng giúp cho giáo viên hiểu biết đầy đủ hơn về khả năng chuyên môn cũng nhƣ các năng lực sƣ phạm của mình.

Một phần của tài liệu quản lý dạy học ở trường tiểu học thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc theo yêu cầu trường chuẩn quốc gia (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)