N tắch lũy ( cân bằng)
2.4.2.1 Kết quả nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn ựịa phương
Nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn ựịa phương ở Việt Nam ựã ựược quan tâm từ lâu. Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn, bột lá mắm trong khẩu phần ăn của heo và gà, như nguồn thức ăn cung cấp năng lượng và vitamin ựã ựược nghiên cứu từ thập niên 80. đến nay, nguồn lá sắn từ chỗ bỏ phắ ựã ựược sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, ựã tạo một nghề thu gom lá sắn, bán cho các ựại lý, các nhà chế biến thành bột lá dùng trong chăn nuôi lợn, gia cầm. Ở gia súc nhai lại, việc chế biến, xử lý nhằm tận dụng các loại phế phụ phẩm, tăng giá trị làm thức ăn, tăng khả năng phân giải chất xơ trong dạ cỏ, tăng lượng chất dinh dưỡng thoát qua, ựồng thời loại trừ ựộc tố có mặt trong thức ăn. Năm 1998, các nhà khoa học ựã nghiên cứu thành công việc sử dụng quả ựiều làm thức ăn cho bò (tận dụng lượng ựường trong quả ựiều làm nguồn cung cấp năng lượng, lượng tannin giúp tạo protein thoát qua). Các chế phẩm như rơm, dây lá lạc, thân cây ngô, bã mắa, rỉ mật, bã sắn, bã ựậu phụ, Ầ cũng ựược nghiên cứu nhiều và ựang ựược ứng dụng rộng rãi vào sản xuất (Lã Văn Kắnh và cộng sự, 2005) [5].
Khoai lang là cây thức ăn xanh ựược trồng phổ biến ở nước ta. Dây lá và củ là nguồn thức ăn tốt cho lợn, chúng có thể cho ăn sống, nấu chắn hay
phơi sấy ựể dự trữ cho lợn ăn dần. Củ khoai lang là một nguồn năng lượng rất tốt (15,6 MJ năng lượng trao ựổi/kg DM) và dây khoai lang là một nguồn protein (17,7 % theo DM) (Viện Chăn nuôi quốc gia, 2001) [20].
Củ khoai lang thái lát hoặc nghiền nhỏ ủ chua với cám gạo hoặc bột phân gà phơi khô, nghiền thành bột có thể bảo quản ắt nhất 90 ngày không bị hỏng, mức phân gà sử dụng khoảng 20 % (Nguyễn Thị Tịnh, 2006) [16]. Sử dụng củ khoai lang ủ chua nuôi lợn với mức 1-1,6 kg/con/ngày (tăng theo giai ựoạn nuôi) cho kết quả tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế cao (Nguyễn Thị Tịnh, 2006) [16].
Công bố của Nguyễn Thị Tịnh (2006) [16] cho biết, khi thay thế 20 % DM thức ăn hỗn hợp bằng dây lá khoai lang tươi (CT1), dây lá khoai lang ủ chua với 6 % bột sắn (CT2), dây lá khoai lang ủ chua với 10 % bột phân gà (CT3) ở lợn ựang sinh trưởng. Kết quả cho thấy sau 3 tháng nuôi thắ nghiệm, CT3 cho kết quả tốt hơn về tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế. Cụ thể: khối lượng lợn ựưa vào thắ nghiệm của CT1, CT2, CT3 lần lượt là 20,35; 20,75 và 21,85 kg; sau 3 tháng nuôi, khối lượng tương ứng là 60,40; 66,10 và 73,40; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tương ứng 3,81; 3,21 và 2,6 kg; chi phắ thức ăn/kg tăng khối lượng lần lượt 10.784; 8.875 và 7.383 ựồng.
Công bố của Duyet H. N. và cộng sự (2003) [30] cho biết, khi sử dụng dây lá khoai lang dạng tươi với tỷ lệ 20 và 50 % (theo DM) kết hợp với thức ăn hỗn hợp chứa 12 % protein thô (lợn nái hậu bị, nái chửa) và 14 % protein thô (nái nuôi con), lượng dây lang cho ăn (theo DM) ở gian ựoạn 2 - 5 tháng tuổi từ 0,6 - 0,9 kg/ngày, gian ựoạn từ 6 - 8 tháng (1,0 - 1,2 kg/ngày), 3 tháng chửa kỳ ựầu (1,2 kg/ngày), giai ựoạn chửa cuối (1,5 kg/ngày), gian ựoạn tiết sữa (2,5 kg + 0,24 x số con). Kết quả về tăng trọng của lợn nái hậu bị lô 20 % có phần cao hơn lô 50 % dây khoai lang trong khẩu phần (224 g/ngày so với 205 g/ngày) nhưng chi phắ tắnh/kg tăng khối lượng ở lô 50 % là thấp hơn lô 20 % dây khoai lang (7.705 ựồng so với 9.968 ựồng). Số lượng con sơ sinh và
cai sữa, trọng lượng sơ sinh và cai sữa là không khác nhau ở lô 20 và 50 % dây khoai lang. Ở lô 20 % dây lá khoai lang, khối lượng tăng của lợn nái chửa là cao hơn (p=0,03) và khối lượng hao hụt ở nái nuôi con là thấp hơn (p=0,007) so với lô 50 % (23,8; 16,6 % và 14,1; 17,6 % tương ứng). Như vậy, sử dụng dây lá khoai lang dạng tươi ở mức 50 % (theo DM) sẽ tiết kiệm ựược thức ăn ựậm ựặc, giảm ựược nguy cơ quá béo ở lợn nái, cho năng suất sinh sản cao và ựồng thời tạo ra nguồn phân bón cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, lợn nái hậu bị và chửa có thể cho ăn dây lá khoai lang ở mức cao (50 % theo DM) nhưng ở lợn nái tiết sữa nên cho ăn ở mức thấp hơn (20 % theo DM).
Cây khoai nước có nhiều tên gọi khác nhau như khoai ao, khoai ngứa, khoai dọc mùngẦ ựược trồng từ lâu ựời và ựược phân bố ở hầu hết các vùng ựịa lý của nước ta. Khoai nước có một tiền năng lớn ựể làm thức ăn chăn nuôi ở các khu vực nhiệt ựới và cận nhiệt ựới nơi ựược sử dụng làm thức ăn chắnh cho lợn (Wang, 1983) (dẫn theo Toan N. H. và Preston T. R., 2010) [60]. Khoai nước có một vị trắ quan trọng trong nông nghiệp của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và nó cung cấp protein, nhiều loại vitamin và khoáng, ngoài ra nó còn có năng lượng cacbonhydrat (Inno Onwueme, 1999) (dẫn theo Toan N. H. và Preston T. R., 2010) [60]. Khoai nước chủ yếu ựược chia thành hai bộ và 5 giống: Lasioideae (Cyrtosperma và Amorphophallus) và Colocasiodeae (Alocasia, Colocasia và Xanthosoma). Khoai nước Colocasia esculenta [L.] Schott ựược coi là một loại có hình thái ựơn giản. Ở Việt Nam,
Alocasia, Colocasia ựược phân bố rộng khắp ựất nước và Xanthosoma phân bố chủ yếu ở phắa Bắc và Tây Nguyên, một số ắt cũng ựược trồng ở khu vực miền Trung và phắa Nam (Toan N. H. và Preston T. R., 2010) [60].
Thắ nghiệm trên 12 con lợn thịt lai (YừMC), 6 ựực và 6 cái, lúc 2 tháng tuổi với khối lượng trung bình 11,4 kg/con, ựược bố trắ ngẫu nhiên trong 3 lô và 4 lần lặp. Lợn ựược nuôi cá thể và ăn khẩu chứa dọc lá khoai nước ở 3 dạng khác nhau: tươi (FL), nấu (CL) và ủ chua (SL). Các khẩu phần này ựược
bổ sung protein dựa trên khẩu phần ăn cơ sở chứa cám gạo, củ sắn ủ và 5 % khô dầu lạc. Khẩu phần cơ sở chứa 12 % protein thô (theo DM), cho lợn ăn ở mức xung quanh 2 % khối lượng cơ thể (theo DM) và khẩu phần chứa dây lá khoai nước cho ăn tự do. Kết quả là lượng thức ăn thu nhận (kg/ngày, DM), tốc ựộ tăng trọng (g/ngày) và hiệu quả sử dụng thức ăn (kg/kg tăng trọng) tốt nhất ở lô SL, tiếp ựến ở lô CL và thấp nhất ở lô FL (1,52; 1,58 và 1,66 kg/ngày; 443; 498 và 541 g/ngày và 3,43; 3,18 và 3,07 kg TA/kg tăng trọng tương ứng). Như vậy, dọc lá khoai nước ủ chua có tiềm năng lớn và coi như một nguồn protein ựể phối hợp khẩu phần ăn cho lợn (Toan N. H. và Preston T. R., 2010) [60].
Duyet H. N. (2010) [29] cho biết, dọc lá khoai nước ựược nấu chắn thay thế bổ sung cho ựậu tương trong khẩu phần thức ăn của lợn nái. Kết quả về thời gian chờ phối sau cai sữa dài hơn so với ựối chứng (12,7 so với 7,2 ngày) và khối lượng lợn nái giảm 3,5 % lúc cai sữa. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế ựược tăng lên rõ rệt khi thay thế bổ sung bột ựậu tương bằng dọc lá khoai nước ựược nấu chắn.
Lá sắn là nguồn thức ăn giàu protein, nhưng sự hiện diện của cyanogenic glucosides trong lá ựã hạn chế khả năng sử dụng của loại thức ăn này. Thành phần protein thô (tắnh theo DM) biến ựộng từ 23,7 ựến 29,5 % và hàm lượng HCN từ 610 tới 1840 mg/kg DM. Sử dụng lá sắn sau khi thái, rửa và phơi héo ựã làm giảm hàm lượng HCN và có thể thay thế từ 37 ựến 39 % (tắnh theo DM) trong khẩu phần (Dư Thanh Hằng, 2008) [3].
Bèo tây (Eichhornia crassipes) là loại thực vật sống dưới nước ở khắp cả nước. Phần lá của bèo tây có ựến 20 % protein thô và 50 % NDF/kg (theo DM). Nhiều trang trại ở vùng ựồng bằng thường sử dụng bèo tây làm thức ăn cho lợn và vật nuôi khác (dẫn theo Hang B. P. T. và cộng sự, 2011) [38]. Khi thay thế 50 % DM nguồn protein (bột cá và bột ựậu tương) bằng bèo hoa dâu dạng tươi trong khẩu phần ăn của lợn nái cho kết quả tốt về chỉ tiêu số con ựẻ
ra, tỷ lệ sống và khối lượng sơ sinh trên ổ cao hơn (Lê Thị Mến và cộng sự, 1996) (dẫn theo Van B. H. và cộng sự, 1997) [62].
Tóm lại, nhiều thức ăn ựịa phương từ chỗ bỏ phắ ựã ựược nghiên cứu sử dụng, làm phong phú và ựa dạng hóa nguồn thức ăn, giảm lượng nhập khẩu, giảm giá thành chăn nuôi. Người chăn nuôi ựã áp dụng những nghiên cứu của các nhà khoa học ựể tận dụng có hiệu quả các loại thức ăn ựịa phương trong chăn nuôi từ ựó nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ vẫn chiếm một tỷ lệ lớn ở nước ta.