Tỷ lệ tiêu hóa in vivo OM trong khẩu phần thắ nghiệm

Một phần của tài liệu Một số cây thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ và ảnh hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu đến khả năng tiêu hoá chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng (Trang 74 - 76)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.2Tỷ lệ tiêu hóa in vivo OM trong khẩu phần thắ nghiệm

Lượng chất hữu cơ (OM) thu nhận (g/ngày, DM) của lô đC, TN1 và TN2 lần lượt là 1.334,10; 1.234,52 và 1.237,73 g/ngày. Kết quả cho thấy, lượng chất hữu cơ thu nhận ở lô TN1 là thấp nhất, tiếp ựến là lô TN2 và cao nhất ở lô đC. Tuy nhiên, sai khác không có ý nghĩa thống kê về lượng OM thu nhận ở lô đC và 2 lô TN (P > 0,05).

Tương tự, lượng chất hữu cơ thải qua phân ở lô TN1 là thấp hơn so với lô TN2 và lô đC (178,96 so với 221,61 và 201,31 g/ngày), nhưng không có sự sai khác thông kê (P > 0,05). Tỷ lệ chất hữu cơ thải qua phân so với chất hữu cơ thu nhận ở lô đC, TN1 và TN2 lần lượt là 15,09; 14,50 và 17,90 %. Kết quả cho thấy, tỷ lệ chất hữu cơ thải qua phân ở lô chuối xanh là thấp hơn so với lô chuối chắn và lô ựối chứng.

Bảng 4.8. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo OM trong khẩu phần thắ nghiệm của lợn sinh trưởng (tắnh theo DM)

đối chứng (đC) (n = 8) Chuối xanh (TN1) (n = 8) Chuối chắn (TN2) (n = 8) Chỉ tiêu đVT LSM ổ SE LSM ổ SE LSM ổ SE KL TA thu nhận g/ngày 1.404,00 ổ 36,12 1.306,20 ổ 42,93 1.329,25 ổ 51,66 KL OM thu nhận g/ngày 1.334,10 ổ 42,99 1.234,52 ổ 50,61 1.237,73 ổ 55,17 KL OM thải qua phân g/ngày 201,31 ổ 20,35 178,96 ổ 23,82 221,61 ổ 14,86 Tỷ lệ tiêu hóa OM (%) 85,09 ổ 1,15 85,89 ổ 1,27 81,90 ổ 1,13

Bảng 4.8 cho biết, tỷ lệ tiêu hóa in vivo OM ở lô chuối xanh (85,89 %) cao hơn lô đC và lô chuối chắn (85,09 và 81,90 % tương ứng), nhưng không có sự sai khác thống kê (P > 0,05). Kết quả chỉ ra, tỷ lệ tiêu hóa in vivo OM ở lô chuối xanh là cao nhất và cao hơn lô chuối chắn và lô đC lần lượt là 3,99 và 0,8 %.

Tỷ lệ tiêu hóa OM ở lô chuối chắn thấp nhất có thể là do hàm lượng khoáng tổng số của khẩu phần ăn chuối chắn (6,86 %) cao hơn so với khẩu phần chuối xanh (5,48 %) và khẩu phần ựối chứng (4,97 %).

Công bố của Ly J. và Delgado E. (2005) [44] cho biết, khi thay 20 % thức ăn hạt bằng chuối xanh (tắnh theo DM) thì tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng OM của lô đC (79,20 %) cao hơn so với lô chuối tiêu xanh và lô chuối lá xanh (74,2 và 69,9 %). Như vậy, tỷ lệ tiêu hóa OM của khẩu phần chuối xanh trong nghiên cứu này cao hơn so với công bố của Ly J. và Delgado E. (2005). Sự khác nhau này có thể là do tỷ lệ chuối xanh trong khẩu phần ăn và phương pháp tiến hành thắ nghiệm khác nhau.

Một phần của tài liệu Một số cây thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ và ảnh hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu đến khả năng tiêu hoá chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng (Trang 74 - 76)