4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.3 Chế biến và sử dụng cây thức ăn xanh làm thức ăn cho lợn
Thức ăn xanh sau khi thu hái về thường băm nhỏ rồi nấu chắn với các loại thức ăn tinh và tạo thành một khẩu phần ăn hỗn hợp cho lợn. Khoai lang, rau dừa, thân cây chuối có thể cho lợn ăn sống cùng với thức ăn tinh nấu chắn (sống). Phần lớn các thức ăn xanh ựược sử dụng làm thức ăn cho cả lợn nái và lợn thịt.
Bảng 4.3. Phương thức sử dụng cây thức ăn xanh trong chăn nuôi lợn nông hộ
Phương thức đối tượng sử dụng Cây thức ăn
Nấu chắn Ăn sống Lợn nái Lợn thịt
Khoai lang +++ ++ +++ +++ Cây chuối +++ ++ ++ ++ Khoai nước +++ +++ +++ Rau vừng ++ + ++ ++ Cây dướng +++ +++ +++ Rau muống ++ ++ ++ ++ Rau dừa ++ ++ +++ ++ Bèo +++ ++ +
(Ghi chú: +++: rất thường xuyên, ++: thường xuyên, +: thỉnh thoảng)
Số hộ lựa chọn cây thức ăn xanh dùng làm thức ăn cho lợn chủ yếu học hỏi từ các hộ chăn nuôi khác chiếm tỷ lệ cao nhất 92 %. Tỷ lệ rất ắt dựa vào kinh nghiệm bản thân, thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, sách báo và tham gia tập huấn.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tuấn (2003) (dẫn theo Bùi Quang Tuấn, 2010) [18] cho biết, khoai lang là cây lương thực ựược trồng lâu
ựời ở Việt Nam, xếp hàng thứ 3 sau cây lúa và cây ngô và nó ựược sử dụng chủ yếu làm thức ăn cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Khoai lang ựược trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước với diện tắch 181,70 nghìn ha, khối lượng dây khoai lang tươi khoảng 999,35 nghìn tấn (199,87 nghìn tấn, DM).
Theo FAOSTAT (2012) [32] cho biết, chuối là một trong số các cây ăn quả chủ yếu của Việt Nam và ựược trồng khắp các vùng miền trong cả nước với diện tắch là 99.600 ha (2010). Cây chuối sau thu buồng còn mang lại nguồn phụ phẩm rất lớn mà từ lâu ựã ựược nhân dân sử dụng làm thức ăn cho lợn và vật nuôi khác. Sử dụng thân cây chuối sau khi thu buồng có thể thay thế ựến 25 % cỏ voi của khẩu phần ăn ở bê sữa (7 - 8 tháng tuổi) mà không ảnh khả năng thu nhận thức ăn và tăng trọng của chúng (Bùi quang Tuấn và Nguyễn Văn Hải (2004) [19]. Thân cây chuối và dọc khoai nước ủ chua (tỉ lệ 50:50, tắnh theo DM) có thể thay thế cám gạo từ 30 - 40 % trong khẩu phần ăn của vịt (giai ựoạn từ 21 ngày ựến 70 ngày tuổi), ựồng thời nâng cao khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Tien D. T. M. và cộng sự, 2012) [56].
Buragohain R. và cộng sự (2010) [23] cho biết, thân và lá chuối có thể thay thế 15 % (theo DM) trong khẩu phần ăn của lợn thịt mà không ảnh hưởng ựến tăng trọng trung bình/ngày và chuyển hóa thức ăn. Ly J. và cộng sự (1997) [45] khuyến cáo nên sử dụng lá chuối ở mức thấp trong khẩu phần ăn của lợn bởi vì sử dụng lá chuối ở mức cao sẽ ảnh hưởng ựến khả năng tiêu hóa một số chất dinh dưỡng.
Rau muống là loại thực vật nhiệt ựới, rất dễ trồng ở cạn hay dưới nước và cho năng suất cao với thời gian sinh trưởng ngắn. Nó ựược dùng làm thức ăn cho người, ựồng thời cũng ựược dùng làm thức ăn cho lợn và các ựộng vật khác. Chhay T. và Preston T. R. (2006) [24] cho biết, khẩu phần ăn có chứa rau muống và lá sắn (tỷ lệ 50:50) giúp lợn tăng trọng cao hơn so với chỉ sử dụng lá sắn.
Cây dướng là một loài cây thân gỗ trong họ dâu tằm, ựược phân bố rộng ở hầu hết các ựịa phương ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ở Indonesia, lá dướng non ựược ựồ làm rau ăn cho con người, quả dướng có vị ngọt cũng ăn ựược. Ở Việt Nam, lá dướng ựược dùng cho lợn, hươu, nai ăn ựể tăng lượng sữa. Ở Trung quốc, lá dướng ựược dùng ựể nuôi tằm. Lá dướng có thể làm nguồn thức ăn tiềm năng cho thỏ và lợn (dẫn theo Sangkhom I. và Preston T. R., 2009) [52].
Như vậy, có thể nói sử dụng các nguồn thức ăn xanh ựược trồng hay sẵn có ngoài từ nhiên là rất phổ biến và ựóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi hộ gia ựình ở nhiều vùng miền khác nhau của nước ta. Vì vậy, cần tận dụng tối ựa tiềm năng về nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.