Các yếu tố ảnh hưởng ựến tỷ lệ tiêu hoá

Một phần của tài liệu Một số cây thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ và ảnh hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu đến khả năng tiêu hoá chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng (Trang 34 - 36)

Loài, cá thể, tuổi:

Loài: Cấu tạo và chức năng của bộ máy tiêu hoá khác nhau giữa các loài nên tỷ lệ tiêu hoá của chúng khác nhau. Gia súc dạ dày ựơn thường có tỷ lệ tiêu hóa chất xơ thấp hơn gia súc dạ dày kép. đối với thức ăn hạt và củ quả, tỷ lệ tiêu hoá giữa các loài chênh lệch nhau ắt, còn thức ăn càng nhiều xơ thì sự chênh lệch tỷ lệ tiêu hoá giữa các loài càng lớn.

Tuổi và cá thể: Do tốc ựộ phát triển, giai ựoạn phát triển và thời gian hoàn thiện của bộ máy tiêu hoá khác nhau mà tỷ lệ tiêu cũng khác nhau giữa

các lứa tuổi trong cùng một loài. Nếu tuổi của cá thể không chênh lệch nhau nhiều thì sự khác nhau về tỷ lệ tiêu hóa giữa các cá thể không ựáng kể.

Thành phần thức ăn: Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn liên quan chặt chẽ ựến thành phần hoá học của thức ăn; trong ựó thành phần xơ bao gồm số lượng và cấu trúc là yếu tố quan trọng nhất. để nâng cao khả năng lợi dụng thức ăn trong khẩu phần và nâng cao tỷ lệ tiêu hoá của khẩu phần cần ựảm bảo tỷ lệ xơ thô thắch hợp. Tỷ lệ xơ thô trong khẩu phần của gia cầm: 3 - 6 %; lợn thịt: 6 - 7 %; lợn nái: 10 - 12 %; trâu, bò nuôi duy trì: 30 % (Lê đức Ngoan, 2006) [8].

Ảnh hưởng của protein: Lượng protein trong khẩu phần nhiều hay ắt cũng ảnh hưởng ựến tỷ lệ tiêu hoá protein và tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ trong khẩu phần. Khi tăng lượng protein trong khẩu phần thì tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu cơ trong khẩu phần cũng tăng lên. Protein trong khẩu phần tăng ựã làm tăng tiết dịch vị, tăng hoạt ựộng của các enzyme tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Ở loài nhai lại, tăng lượng protein trong khẩu phần còn làm tăng hoạt ựộng của vi sinh vật nên việc tiêu hoá thức ăn tốt hơn.

Ảnh hưởng của chất bột ựường: Khi khẩu phần có nhiều tinh bột và các loại ựường dễ tan thì làm giảm tỷ lệ tiêu hoá của các chất dinh dưỡng khác (hiện tượng này chỉ thấy ở gia súc nhai lại). Vì khi ựó vi sinh vật sẽ tập trung lên men phân giải ựường, các chất khác ắt ựược phân giải. Mặt khác, khi nhiều chất bột ựường lên men sẽ sản sinh nhiều axit hữu cơ làm tăng nhu ựộng ruột và làm giảm quá trình hấp thu.

Ảnh hưởng của mỡ: Chất mỡ nhiều hay ắt ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Chó và chuột có thể tiêu thụ một lượng lớn mỡ nhưng không ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa các chất khác.

Ảnh hưởng của nhiều loại thức ăn trong khẩu phần: Ảnh hưởng kết hợp bao giờ cũng cho kết quả thấp so với tắnh toán, ựặc biệt là khi phối hợp

rơm rạ và khẩu phần chứa nhiều tinh bột cho gia súc nhai lại. pH của khẩu phần thấp làm giảm hoạt ựộng của các vi sinh vật phân giải xơ dẫn ựến giảm tỷ lệ tiêu hóa xơ.

Ảnh hưởng của chế biến thức ăn: Các phương pháp chế biến thức ăn chủ yếu là chặt ngắn, chà, nghiền, xử lý nhiệt. Mỗi loài cần có phương pháp chế biến phù hợp. Với thức ăn hạt, chà là phương pháp tốt nhất ựể tăng tỷ lệ tiêu hoá của loài nhai lại, ở lợn thì nghiền là phương pháp tốt nhất.

Ảnh hưởng của mức ăn: Khi tăng khối lượng thức ăn tiêu thụ sẽ làm tăng nhu ựộng ruột, tốc ựộ di chuyển thức ăn trong ựường tiêu hoá nhanh, cơ hội hấp thu ắt, khả năng phân giải của các enzym tiêu hoá không triệt ựể nên làm giảm tỷ lệ tiêu hoá. Mức ăn ảnh hưởng ựến tỷ lệ tiêu hóa ở mỗi loài là khác nhau. Mức ăn thường ựược biểu thị ựơn vị - bội số mức duy trì. đối với gia súc dạ dày ựơn, tăng mức ăn 2 - 3 lần duy trì ở gia cầm, 3 - 4 lần ở lợn thịt, 4 - 6 lần ở lợn nái nuôi con ảnh hưởng rất ắt ựến tỷ lệ tiêu hóa khẩu phần truyền thống.

Ngoài ra, những chất làm tăng tắnh ngon miệng, kắch thắch tắnh thèm ăn của con vật ựều làm tăng tỷ lệ tiêu hoá như muối ăn, axit hữu cơ, các chất gây mùi thơm...

Một phần của tài liệu Một số cây thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ và ảnh hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu đến khả năng tiêu hoá chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)