Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1 Tình hình nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu Một số cây thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ và ảnh hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu đến khả năng tiêu hoá chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng (Trang 37 - 42)

N tắch lũy ( cân bằng)

2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1 Tình hình nghiên cứu trên thế giớ

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Sử dụng các loại cây thức ăn ựịa phương trong chăn nuôi lợn chủ yếu tập trung ở các nước ựang phát triển. đặc biệt, các nước vùng nhiệt ựới có thảm thực vật rất ựa dạng và phong phú, nhiều loài thực vật có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. đã có một số công trình nghiên cứu về sử dụng thức ăn xanh làm thức ăn cho lợn ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới.

Khoai lang là một trong những cây có thể sử dụng ựược cả lá và củ làm thức ăn cho người và ựộng vật nên nó ựược trồng ở nhiều nước trên thế giới. Trong 100 g củ khoai lang có 20 g cacbonhydrat, trong ựó có 4,2 g ựường (USDA Nutrient Database, 2006) [61]. Nghiên cứu của González C. và cộng

sự, 2003) [37] cho biết, lá dây khoai lang phối hợp với khẩu phần chứa 23,7 và 20,6 % protein bổ sung có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn lai ựang sinh trưởng (Yorkshire - Hampshire - Landrace - Duroc), khối lượng từ 30 Ờ 60 kg. Củ khoai lang có thể thay thế 75 % (theo DM) hạt ngũ cốc trong khẩu phần ăn cho lợn (González C. và cộng sự, 2002) [36].

Theo số liệu của FAO (1975) (dẫn theo Saroeun K., 2010) [53] cho biết, có khoảng 7 - 10 triệu tấn trong tổng số 36 triệu tấn chuối trên thế giới (tức khoảng 20 - 30 %) ựã ựược sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Sử dụng quả chuối và các bộ phận của cây chuối (thân, lá) làm thức ăn chăn nuôi ựã ựược một số tác giả công bố. Clavijo H. và Maner J. H. (1975) [26] cho biết, lợn có khả năng sử dụng tốt quả chuối tiêu dạng tươi hoặc khô trong khẩu phần, ựồng thời lợn có khả năng ăn với một số lượng lớn quả chuối và cho kết quả sinh trưởng tốt ở quả chuối vừa chắn và quả chuối xanh nấu chắn. Cụ thể trong thắ nghiệm ở lợn sinh trưởng, khẩu phần ăn ựối chứng (chứa ngô) và 3 khẩu phần ăn thắ nghiệm (quả chuối chắn, chuối xanh và chuối xanh nấu chắn) có bổ sung thức ăn ựậm ựặc, kết quả về chỉ tiêu tăng trọng của lô ựối chứng và 3 lô thắ nghiệm lần lượt là 0,68; 0,57; 0,46; 0,50 kg/ngày. Tác giả cho rằng, quả chuối xanh dạng tươi có nhiều tannin tự do nên làm giảm lượng enzyme proteolytic trong ựường tiêu hóa dẫn ựến tiêu hóa chất dinh dưỡng và tăng trọng thấp hơn so với các loại khẩu phần ăn khác.

Công bố của Calles và cs (1970) (dẫn theo Clavijo H. và Maner J. H., 1972) [25] cho biết, tăng trọng trung bình/ngày của lợn thịt giai ựoạn vỗ béo trong khẩu phần ăn chuối chắn chưa bóc vỏ trộn với thức ăn ựậm ựặc (30 % protein) cao hơn lô chuối chắn chưa bóc vỏ trộn với thức ăn ựậm ựặc (40 % protein) (770 g so với 660 g). Theo Clavijo H. và Maner J. H. (1972) [25] cho biết, không thể cải thiện nhiều ựược khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng

thức ăn khi sử dụng chuối chắn trong khẩu phần ăn có bổ sung 20 % protein thay bởi khẩu phần có bổ sung 30 % protein.

Thông báo của Clavijo H. và Maner J. H., 1972) [25] cho biết, chuối tiêu dạng tươi có thể sử dụng rất tốt ựối với chăn nuôi lợn nái trong thời gian có chửa. Lợn nái ở giai ựoạn lợn nái chửa kỳ 1 (1 ựến 76 ngày) có thể thu nhận hàng ngày với lượng chuối chắn 4,5 kg và 600 g thức ăn ựậm ựặc chứa 40 % protein (55,44 % bột cá, 20 % ngô, 12,34 % bộ cỏ, 2,82 % bột xương và 9,4 % vitamin, khoáng và muối premix). Tỷ lệ này ựược tăng lên trong giai ựoạn chửa kỳ 2 (76 ựến 110 ngày) với lượng chuối chắn là 6,0 kg và 800 g thức ăn ựậm ựặc. Kết quả về năng suất sinh sản của khẩu phần ựối chứng và khẩu phần chuối chắn là không sai khác thống kê (P > 0,05). Cụ thể: ở chỉ tiêu số con ựẻ ra, khối lượng sơ sinh/con và tỷ lệ nuôi sống ở ựàn lợn con là tương tự nhau; ngoài ra, lợn nái trong thời gian mang thai ựược ăn thức ăn có chuối ựã tăng 11 kg cao hơn so lợn nái ăn khẩu phần ăn ựối chứng.

Chuối tiêu ỘbananaỢ chưa bóc vỏ dạng bột có khoảng 12 % ựộ ẩm; 4,3 % protein; 2,8 % chất béo; 4,3 % khoáng và 74,1 % chiết xuất Nitơ tự do (Nitrogen-free-extract). Chuối lá ỘplantainỢ chưa bóc vỏ dạng bột có khoảng 10 % ựộ ẩm; 4,3 % protein; 1,0 % chất béo; 6,2 % xơ; 4,5 % khoáng và 74 % chiết xuất Nitơ tự do (Nitrogen-free-extract) (Clavijo H. và Maner J. H., 1972) [25]. Khả năng tăng trọng của lợn thịt giai ựoạn vỗ béo trong khẩu phần chuối lá ỘplantainỢ là thấp hơn so với khẩu phần chuối tiêu (Clavijo, 1972) (dẫn theo Clavijo H. và Maner J. H., 1972) [25].

Celleri và cs (1971) (dẫn theo Clavijo H. và Maner J. H., 1972) [25] cho biết, khi sử dụng chuối xanh dạng bột thay thế thức ăn hạt ở mức 0, 25, 50, 75 % trong khẩu phần chứa 16 % protein thô (bột cá và bột hạt bông) ở lợn nuôi thịt giai ựoạn vỗ béo. Kết quả về tăng trọng (g/ngày) ở lợn nuôi thịt giảm dần theo mức ựộ tăng lên của chuối xanh trong các khẩu phần (0,67; 0,65; 0,63 và 0,61 g/ngày tương ứng) (P < 0,05) và tiêu tốn thức ăn tắnh trên 1

kg tăng khối lượng tăng dần theo mức tăng của chuối xanh trong khẩu phần (3,66; 3,88; 4,04; 4,19 kg TA/kg tăng trọng tương ứng).

Khả năng sinh trưởng của lợn nái và ựàn lợn con là không sai khác thống kê khi sử dụng khẩu phần ăn ựối chứng chứa 16 % protein (gồm ngô, mạch và bột cá) và khẩu phần thắ nghiệm thay thế 50 % ngô bằng chuối xanh dạng bột (dẫn theo Clavijo H. và Maner J. H., 1972) [25]. Như vậy, có thể thay thế chuối xanh dạng khô ở mức 50 % trong khẩu phần ăn của lợn nái trong giai ựoạn tiết sữa.

Kết quả nghiên cứu của Tinnagon T. và cộng sự (1999) [58] cho biết, khi bổ sung vỏ chuối xanh, chuối ương và chuối chắn (cùng một tỷ lệ theo DM) vào khẩu phần ăn cho lợn sinh trưởng ựược nuôi theo cá thể trên cũi tiêu hóa. Kết quả cho thấy, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn tăng dần từ chuối xanh ựến chuối chắn. Cụ thể: hệ số tiêu hóa vật chất khô của khẩu phần có vỏ chuối xanh, ương và chắn lần lượt là 78,71; 82,23; 84,11 %; hệ số tiêu hóa chất hữu cơ lần lượt là 78,72; 82,06; 84,01%; hệ số tiêu hóa protein lần lượt là 74,76 ; 79,39 ; 84,00 %.

Công bố của Ly J. và Delgado E. (2005) [44], khi thay thế 20 % DM chuối tiêu xanh và chuối lá xanh vào khẩu phần cơ sở, kết quả là tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng của vật chất khô, chất hữu cơ và N ở khẩu phần chuối xanh là thấp hơn so với khẩu phần ựối chứng (P<0,05). Cụ thể tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng của vật chất khô trong khẩu phần ựối chứng và hai khẩu phần thắ nghiệm tương ứng 78,2; 73,6 và 69,8 %; tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ lần lượt 79,2; 74,2 và 69,9 % và tỷ lệ tiêu hóa N lần lượt là 79,9; 63,8 và 63,5 %.

Clavijo H. và Maner J. H., 1972) [25] cho rằng, chuối tươi có thể cung cấp nguồn năng lượng cho lợn thịt giai ựoạn vỗ béo và lợn nái giai ựoạn mang thai. Tuy nhiên, chuối tươi có hàm lượng nước cao ựã ngăn cản quá trình tiêu hóa hấp thu năng lượng, nên không ựược khuyến cáo như một nguồn năng lượng duy nhất dành cho nái tiết sữa. Sự hạn chế về tắnh ngon miệng ở chuối

xanh dạng tươi ựã ảnh hưởng ựáng kể ựến khả năng thu nhận hàng ngày, làm giảm hiệu quả sử dụng chuối xanh trong khẩu phần ăn của lợn nái. đồng thời do trao ựổi năng lượng của chuối thấp hơn so với thức ăn hạt mà nó ựược thay thế (GE của chuối là 3200 kcal/kg DM trong khi ngô ựạt 3800 kcal/kg), giảm tiêu thụ năng lượng trao ựổi hàng ngày nên ựã làm chậm khả năng tăng trọng của lợn.

Cây dướng (Broussonetia papyrifera Moraceae) là một loài cây gỗ trong họ dâu tằm, có nguồn gốc ở miền ựông châu Á. Lá cây dướng có hàm lượng protein thô từ 22,6 ựến 28,5 % theo DM, ựồng thời lá dướng là nguồn thức ăn tiềm năng cho thỏ và lợn (dẫn theo Sangkhom I. và Preston T. R., 2009) [52]. Nghiên cứu của Silivong P. và cộng sự (2012) [54] cho biết, sử dụng lá dướng và lá trứng cá làm thức ăn cho dê thì thức ăn thu nhận (g/kg trọng lượng cơ thể, DM), hệ số tiêu hóa biểu kiến của chất hữu cơ và protein của bột lá dướng (Broussonetia papyrifera) cao hơn so với bột lá trứng cá (Muntingia calabura) nhưng không ảnh hưởng ựến nguồn NPN.

Rau muống (water spinach) ựược trồng ở trên cạn hay dưới nước và cho năng suất cao với thời gian sinh trưởng ngắn (Sophea K. và Preston T. R., 2001) [56]. Hầu hết các nước đông Nam Á, rau muống ựược dùng làm thức ăn cho người, ựồng thời cũng ựược dùng làm thức ăn cho lợn và các ựộng vật khác. Hàm lượng protein thô (tắnh theo DM) trong lá và cuống rau muống dao ựộng từ 20 % ựến 30 % (Men L. T. và cộng sự, 2000) [49] và lượng tro tổng số khoảng 12 % theo DM (Gỏhl B., 1981) [35]. Theo Kea P. (2003) [42] và Ly J. và cộng sự (2002) [47] cho biết, rau muống là loại thức ăn giàu protein và có thể thay thế một phần hay toàn bộ bột cá hay bột ựậu tương. Chhay T. và Preston T. R. (2006) [24] cho biết, khẩu phần ăn chứa hỗn hợp 50:50 rau muống và lá sắn cho kết tốt hơn về tăng trọng so với chỉ sử dụng lá sắn.

Bèo (Bèo tây - Eichhornia crassipes, Bèo cái - Pistia stratiotes) là thực vật thủy sinh, có tác dụng chống ô nhiễm môi trường nước, xử lý nước thải từ

chăn nuôi hay nước công nghiệp chưa xử lý triệt ựể. Các loại bèo còn ựược sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bèo có hàm lượng protein cao, xơ và khoáng cao (Bonomi et al., 1981; Alcantara and Querubin, 1989 và Domắnguez and Ly 1996, 1997) (dẫn theo Domắnguez P. L. và cộng sự, 1996) [28]. Khi phối hợp khẩu phần ăn cho lợn, hàm lượng protein luôn chiếm chi phắ ựắt nhất nên bèo ựã ựược quan tâm nhiều hơn ựối với việc sử dụng ựể thay thế nguồn protein trong khẩu phần ăn của lợn (Domắnguez P. L. và cộng sự, 1996) [28]. Tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng là cao ựối với khẩu phần ăn chứa bèo hoa dâu và bèo tây (dẫn theo Domắnguez P. L. và cộng sự, 1996) [28].

Một phần của tài liệu Một số cây thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ và ảnh hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu đến khả năng tiêu hoá chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)