trong công ty
Để đánh giá hiệu quả công việc được chính xác thì công ty cần phải xem xét và xây dựng lại công tác đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên công ty:
Phải xác định mục tiêu của công tác đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên: Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên không chỉ đơn giản là để xét thưởng cuối năm. Công ty Cổ phần iPOS.vn cần phải xác định rõ mục tiêu đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên là cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của
mình đến đâu so với tiêu chuẩn đã giao và so sánh với các nhân viên khác. Từ đó giúp nhân viên điều chỉnh, sửa đổi những sai lầm trong khi thực hiện công việc, cung cấp các thông tin cho vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, cải tiến cơ cấu tổ chức,... Có xác định đúng đắn mục tiêu thì công tác đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên công ty mới nghiêm túc, phát huy tác dụng.
Xác định các tiêu chuẩn, mức chuẩn đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên: Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện công việc được thể hiện trong bảng mô tả công việc. Các mức chuẩn chính là mức độ hoàn thành công việc theo quy chuẩn của công ty. Mức chuẩn đánh giá sẽ được so sánh với mức độ hoàn thành công việc thực tế của nhân viên. Tùy theo điều kiện làm việc, không gian và thời gian mà mức độ đánh giá này cần điều chỉnh, sửa đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh và môi trường cụ thể.
Xác định các phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc cho phù hợp: Các phương pháp áp dụng tùy thuộc vào chức vụ của từng người, đối với cấp quản trị chúng ta có thể sử dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu để đánh giá, còn đối với nhân viên ta có thể dùng phương pháp thang điểm để đánh giá. Các phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng và mang tính thực tế cao.
Kết quả của việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên công ty cần phải hội tụ đủ các yêu cầu sau:
Đạt được mục đích của tổ chức.
Chỉ tiêu: các chỉ tiêu phải phù hợp với công việc của mỗi nhân viên. Thống nhất: cùng loại công việc thì phải có các tiêu chí khác nhau. Công bằng: công việc đánh giá phải vô tư, khách quan, không trù dập, không quen biết.
Tin cậy: kết quả đánh giá phải đảm bảo độ chính xác, khi các mức thực hiện thay đổi thì có thể đo lường chúng một cách rõ ràng.
3.2.7 Hoàn thiện công tác kích thích tinh thần nhân viên trong công ty
a.Tổ chức hệ thống thông tin về nhân viên
Các nhà quản trị nhân sự phải biết lắng nghe nhân viên. Ngoài tiếp cận trực tiếp thì các nhà quản trị nhân sự cần có thêm hệ thống thông tin để lắng nghe về tâm tư, suy nghĩ của nhân viên công ty. Nhà quản trị phải có tầm nhìn tổng quát, khả năng thẩm định và chọn lọc thông tin, cũng như đưa ra các quyết định khách quan. Một khi nhìn thấy được suy nghĩ, tâm tư của nhân viên thì nhà quản trị sẽ đưa ra các chính sách bố trí người hợp lí trong công ty. Các biện pháp kích thích, tạo động lực cho nhân viên làm việc có hiệu quả hơn.
b.Cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp
Trong bất cứ một công ty nào thì nhân viên cũng đều muốn cầu tiến. Họ luôn tìm cách để phát triển nghề nghiệp của mình. Biết được các lý do này thì các nhà quản trị nhân sự cần vạch ra các mức thang nhảy vọt kế tiếp nhau cho nhân viên, đồng thời lên kế hoạch đào tạo phù hợp đi kèm. Việc đào tạo này các nhà quản trị nhân sự cũng cần chọn đúng người cho phù hợp để khi họ được đào tạo xong sẽ không bỏ công ty. Vì thế công ty cần có những chính sách nhất quán. Đào tạo phải xem như phần thưởng cho kết quả làm việc khả quan của nhân viên.
Ngoài các biện pháp trên thì công ty còn áp dụng một số biện pháp khác để kích thích tinh thần làm việc của nhân viên như tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên, sự công nhận của cấp trên, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp,...
KẾT LUẬN
Phát huy lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế khốc liệt như hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Các lợi thế cạnh tranh đó xuất phát từ những phát minh, cải tiến mới tốt hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Các ý tưởng hay sáng kiến mới đó lại đều xuất phát từ một nguồn, đó là kiến thức của nhân viên. Nguyên vật liệu, vốn hay công nghệ… là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên nguyên liệu thiếu có thể mua, vốn thiếu có thể vay và công nghệ có thể sao chép, nhưng nhân viên có chuyên môn cao và tinh thần nhiệt huyết trong một doanh nghiệp được vận hành chuẩn theo quy củ mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, quản lý tốt nguồn lực con người, tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh. Vì vậy quản trị nhân sự trở nên có ý nghĩa sống còn đối với mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp.
Ra đời trong điều kiện đất nước đang trong thời kì đổi mới, với biết bao khó khăn chồng chất, nhưng với sự cố gắng và nỗ lực hết mình Công ty Cổ phần iPOS.vn đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, liên tục tăng trưởng, phát triển. Để được như ngày hôm nay là do suốt hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty luôn biết phát huy tối đa nguồn lực của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, mang lại hiệu quả cao. Trong đó yếu tố con người được Công ty xem là quan trọng nhất, thể hiện thông qua công tác quản trị nhân sự luôn được quan tâm. Trong những năm qua, phòng tổ chức lao động Công ty đã hoàn thành khá xuất sắc nhiệm vụ quản trị nhân sự, góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển của công ty trong thời đại mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu báo cáo tài chính, nhân sự giai đoạn 2019-2020 của Công ty Cổ phần iPOS.vn 2.https://ipos.vn/ 3.https://quantrinhansu.vn/nhan-su-la-gi-nhung-khai-niem-co-ban-cua-nhan- su-trong-doanh-nghiep-va-tam-anh-huong/ 4.http://www.karion.com.vn/quan-tri-nguon-nhan-luc-hung-manh-work- b37.html 5. https://tailieu.vn/doc/bai-giang-quan-tri-nguon-nhan-luc-chuong-5-dai-ngo- nhan-su-1679007.html 6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Quản_trị_nhân_sự 7.http://www.susasoft.com/gioi-thieu.html 8. http://baruco.com.vn/muc-tieu-dinh-huong-va-chien-luoc-phat-trien-kinh- doanh.html 9.https://vnresource.vn/hrmblog/cac-nhan-to-anh-huong-den-cong-tac-quan- tri-nhan-luc/ 10. https://tiva.vn/tin-tuc/cac-tieu-chi-danh-gia-nhan-vien 70