Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần iPOS vn (Trang 35 - 37)

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp : ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi hiểu rõ về môi trường bên ngoài, doanh nghiệp sẽ đưa ra được mục tiêu và sứ mệnh của mình.

- Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng

rất lớn đến quản trị nhân sự. Nền kinh tế suy thoái, có chiều hướng ngày càng tụt giảm thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa phải duy trì nhân viên có trình độ vừa phải giảm chi phí lao động. Vì thế, doanh nghiệp phải quyết định cắt giảm lương bổng, cho một số nhân viên tạm nghỉ việc hoặc giảm giờ làm việc của nhân viên.

- Dân số, đội ngũ lao động: Tỷ lệ dân số phát triển nhanh và cao hơn nhiều so với tỷ lệ phát triển kinh tế. Người lao động phải cần việc làm có

chuyên môn cao thì doanh nghiệp mới có nhiều cơ hội lựa chọn ứng viên có chất lượng.

- Văn hoá - xã hội: Một nền văn hoá lạc hậu, không theo kịp với sự phát

triển của thời đại sẽ không cung cấp được nhân tài cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hậu quả là bầu không khí văn hoá trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng và sẽ tác động lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh về nhân sự. Nhân sự là yếu tố vận hành chính của hoạt động quản trị, là điều tác động rõ rệt nhất tới sự sống còn của doanh nghiệp. Vì thế, nhà quản lý cần phải giữ chân, duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng, không ngừng phát triển các chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, tạo ra một bầu không khí vui

vẻ và để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có một chế độ lương thưởng phù hợp với năng suất làm việc của nhân viên để họ cảm thấy công bằng và sẽ làm việc lâu dài với mình. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng cơ hội đó để đem về những người có chuyên môn cao từ đó doanh nghiệp sẽ giảm thiểu cơ hội có được những ứng viên chất lượng. - Khoa học - kỹ thuật: Các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên của mình theo kịp với sự phát triển trên thế giới. Khi khoa học - kỹ thuật thay đổi,

doanh nghiệp cần phải đào tạo lại đội ngũ nhân sự của mình nhằm thích nghi với sự thay đổi đó. Khoa học ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc đội ngũ nhân sự sẽ không cần nhiều như trước nhưng năng suất làm việc vẫn phải tương tự như trước nhưng có chất lượng hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lực lượng lao động dư thừa.

- Khách hàng: Là mục tiêu cốt lõi mà mọi doanh nghiệp hướng đến. Khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của

môi trường bên ngoài. Doanh thu là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp. Do vậy các nhà quản trị phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình sẽ sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ của quản trị nhân sự phải làm cho nhân viên hiểu được rằng không có khách hàng sử dụng sản phẩm thì không có doanh nghiệp và kết quả là nhân viên cũng sẽ không có việc làm. Họ phải hiểu rằng doanh thu của doanh nghiệp sẽ tác động lớn tới chế độ lương bổng của bản thân. Nhà quản trị phải làm rõ được những điều đó cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần iPOS vn (Trang 35 - 37)