PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI U, Ư

Một phần của tài liệu GIAO AN CD NN 2016 2017 (Trang 70 - 74)

I. Mục đích yêu cầu 1 Kiến thức:

3. Hoạt động Trò chơi “Dệt vải”.

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI U, Ư

LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI U, Ư I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- 4 tuổi: Trẻ nhận biết và phát âm được chữ u, ư theo các anh chị 5 tuổi. - 5 tuổi: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt chữ cái u, ư. Trẻ tìm đúng chữ cái u, ư trong từ.

2. Kỹ năng

- 4 tuổi: Rèn trẻ kỹ năng nhận biết và phát âm chữ cái cho trẻ.

- 5 tuổi: Rèn trẻ kỹ năng nhận biết và phát âm chữ cái. Dạy trẻ so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ các u,ư. Rèn kỹ năng phân biệt, so sánh.

3. Thái độ

- Trẻ chú ý, tập trung trong giờ học. - Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị.

- Đồ dùng của cô: + Tranh có chữ cái u, ư (Bác đưa thư, gặt lúa, hòm thư ) + Thẻ chữ cái u, ư to của cô.

- Đồ dùng của trẻ: + Thẻ chữ cái u, ư đựng trong rổ đủ cho trẻ. + Bốn ngôi nhà gắn chữ cái u, ư, e, ê.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện.

- Dẫn dắt và cho trẻ đọc bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. - Sau đó cô và trẻ trò chuyện về bài thơ. - Các bạn đến lớp học những gì?

=> Sau đó cô hệ thống lại và giáo dục trẻ, giới thiệu bài mới.

2. Hoạt động 2: Nội dung.

* Làm quen với chữ u.

- Các bạn cùng quan sát xem cô có bức tranh gì đây?

- Các cô đang làm gì đây? - Lúa như thế nào?

- Dưới tranh có từ “Gặt lúa” các bạn đọc cho cô nào?

- Từ thẻ chữ rời cô ghép thành từ “Gặt lúa” các bạn thấy từ “Gặt lúa” cô ghép giống với từ trên tranh chưa?

- Các bạn đọc lại chữ đọc lại từ “Gặt lúa”

- Cả lớp đọc. - Đàm thoại cùng cô. - Trẻ kể - Trẻ chú ý lắng nghe. - Gặt lúa. - Đang gặt lúa. - Lúa chín vàng. - Trẻ đọc. - Giống rồi ạ.

nào?

- Bạn nào giỏi lên tìm và phát âm cho cô chữ cái đã học rồi nào?

- Đây là chữ cái “u” giờ học hôm nay cô dạy các bạn ( cô đổi thẻ chữ cái “u” nhỏ lấy thẻ chữ cái “u” to hơn để các bạn nhìn cho rõ nhé)

- Cô phát âm chữ cái “u” 3 lần

- Sau đó cô yêu cầu cả lớp đọc 3-4 lần. - Mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm. (Cô chú ý sửa sai động viên khen trẻ)

- Cô phân tích cấu tạo chữ “u” Bắt đầu bằng 1 nét móc, kết thúc bằng 1 nét xổ thẳng bên tay phải.

- Cô giới thiệu chữ “u” in thường cho cả lớp phát âm

- Các bạn vừa làm quen chữ cái gì?

* Làm quen với chữ ư.

- Các bạn cùng quan sát xem cô có bức tranh gì đây?

- Hòm thư để làm gì các con?

- Dưới tranh có từ ‘Hòm thư” các bạn đọc cho cô nào?

- Từ thẻ chữ rời cô ghép thành từ “Hòm thư” các bạn thấy từ “Hòm thư” cô ghép giống với từ trên tranh chưa?

- Các bạn đọc lại chữ đọc lại từ “Hòm thư” nào?

- Bạn nào giỏi lên tìm chữ cái đã học và phát âm nào?

- Đây là chữ cái “ư” giờ học hôm nay cô dạy các bạn ( cô đổi thẻ chữ cái “ư” nhỏ lấy thẻ chữ cái “ư” to hơn để các bạn nhìn cho rõ nhé)

- Cô phát âm chữ cái “ư” 3 lần

- Sau đó cô yêu cầu cả lớp đọc 3-4 lần. - Mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm. (Cô chú ý sửa sai động viên khen trẻ)

- Cô phân tích cấu tạo chữ “ư” Bắt đầu bằng 1 nét móc, kết thúc bằng 1 nét xổ thẳng bên tay phảivà chữ cái “ư” còn có thêm dấu “ư” ở bên trên nét xổ thẳng bên tay phải.

- Cô cho trẻ nhắc lại đặc điểm.

- Cô giới thiệu chữ “ư” in thường cho cả lớp phát âm. - Cả lớp đọc. - Trẻ lên tìm và phát âm. - Trẻ quan sát. - Trẻ chú ý lắng nghe - Lớp đọc đồng thanh. - Tổ, nhóm, cá nhân phát âm - Lớp chú ý lắng nghe. - Phát âm. - Trẻ trả lời. - Hòm thư. - Trả lời - Trẻ đọc - Giống rồi ạ. - Cả lớp đọc. - Trẻ tìm và phát âm. - Trẻ chú ý lắng nghe quan sát. - Trẻ nghe. - Lớp đọc đồng thanh. - - Tổ, nhóm, cá nhân phát âm - Lớp chú ý lắng nghe.

- Các bạn vừa làm quen chữ cái gì?

* So sánh chữ u, ư.

- Cô đặt 2 chữ song song.

- Cho trẻ quan sát và nhận biết điểm khác nhau giữa u, ư và điểm giống nhau và khác nhau.

=> Cô chốt lại : Nêu rõ lại điểm giống và khác nhau để trẻ nắm rõ.

- Hỏi lại tên chữ cái đã học.

* Trò chơi:

Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô.

- Cô nêu lại cách chơi và luật chơi. - Cô tổ chức cho lớp chơi 2-3 lần.

(Trong khi chơi cô chú ý động viên khuyến khích trẻ).

Hỏi lại tên trò chơi.

Trò chơi 2: Tìm về đúng nhà.

+ Cách chơi: Cô chuẩn bị cho chúng mình các ngôi nhà có các chữ cái đã học e, ê, u, ư nhiêm vụ của các bạn tìm về đúng nhà của mình có chứa chữ cái trên nếu bạn nào về nhầm nhà phải về lại cho đúng, sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi thẻ chữ cho nhau.

+ Luật chơi: Bạn nào về sai nhà phải nhảy lò cò và phải về lại cho đúng nhà của mình. - Lớp chơi 2- 4 lần.

(Trong khi chơi cô chú ý động viên khen trẻ, sau mồi lần chơi cho trẻ đổi thẻ cho nhau).

- Hỏi lại tên trò chơi.

3. Hoạt động 3. Kết thúc.

- Hỏi lại tên bài học.

- Nhận xét chung sau tiết học.

- Trả lời - Trẻ so sánh. - Trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi 2-4 lần - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: ĐỒ DÙNG BÁC THỢ XÂYTRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: NHẢY TIẾP XỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: NHẢY TIẾP XỨC

CHƠI TỰ DO: CHƠI VỚI PHẤN

I. Mục đích yêu cầu1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

- 4 tuổi: Trẻ quan sát nhận biết một số đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng của bác thợ xây.

- 5 tuổi: Trẻ quan sát nhận biết một số đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng của bác thợ xây.

2. Kỹ năng:

- 4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ, phát triển vốn từ, trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- 5 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, phát triển vốn từ, ghi nhớ có chủ định

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng, dụng cụ của các chú công nhân và biết quý trọng sản phẩm của các cô chú.

II. Chuẩn bị:.

- Địa điểm quan sát - Trang phục gọn gàng. - Đất nặn.

III.Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động 1. Gây hứng thú

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề, hướng trẻ vào nội dung bài

2. Hoạt đông 2: Quan sát: Đồ dùng của bác thợ xây.

- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”đi ra ngoài quan sát.

- Các vừa hát bài hát nói về nghề gì? - Các bạn quan sát xem cô có gì đây?

- Các bạn nhận xét xem cái bàn xoa có đặc điểm gì?

- Cái bàn xoa được làm bằng chất liệu gì? - Cái bàn xoa để làm gì?

- Cái bàn xoa là dụng cụ của nghề gì?

- Muốn cái bàn xoa không bị hỏng các bác thợ xây cần phải làm gì?

- Còn đây là cái gì ?

- Cái thước cái, bay có đặc điểm gì ? - Những đồ dùng đó thuộc nghề gì ?

- Giáo dục trẻ: Muốn cái bàn xoa,thước,cái bay không nhanh hỏng thì khi dùng xong rửa sạch cất gọn, để cái bàn xoa không bị hỏng.

3. Hoạt động 3 : Trò chơi: Nhảy tiếp sức.

- Cô giới thiệu tên trò chơi. - Nêu lại cách chơi luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trẻ 3-4 lần. (Cô quan sát, động viên trẻ chơi.) - Hỏi trẻ tên trò chơi.

- Trẻ trò chuyện

- Trẻ hát và đi ra ngoài quan sát. - Nghề thợ xây và nghề thợ may ạ - Cái bàn xoa. - Có dạng hình chữ nhật, có tay cầm… - Làm bằng gỗ. - Để xoa xi phẳng. - Nghề thợ xây - Cần giữ gìn. - Cái thước, cái bay

- Trẻ chú ý nghe cô nói và trả lời.

- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi

- Nhận xét trẻ chơi.

4. Hoạt động 4 : Chơi tự do: Chơi với phấn.

- Các bạn quan sát xem cô có gì đây? - Các bạn có muốn chơi với phấn không? - Từ những viên phấn này chúng mình sẽ vẽ dụng cụ của các nghề cho cô nhé?

- Cô bao quát động viên trẻ chơi. - Nhận xét chung sau khi trẻ chơi.

- Chú ý lắng nghe - Phấn - Có - Vâng - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe HOẠT ĐỘNG GÓC

- Nhóm 1: Góc âm nhạc: Hát múa về các nghề trong xã hội - Nhóm 2: Góc phân vai: Chơi cô giáo

- Nhóm 3: Góc học tập: Xem tranh ảnh về dụng cụ một số nghề trong xã hội - Nhóm 4: Góc thiên nhiên: Tưới và chăm sóc cây xanh

Một phần của tài liệu GIAO AN CD NN 2016 2017 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w