- Tác nhân:
+ Tác nhân môi trường ngoài: tác nhân lí hoá (tia phóng xạ, nhiệt độ, hoá chất cônsixin...). + Tác nhân môi trường trong: rối loạn nội bào..
Các tác nhân gây sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào. - Cơ chế hình thành:
+ Sự tự nhân đôi của NST ở hợp tử nhưng không xảy ra sự phân li hình thành thể đa bội. + Sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự kết hợp giữa chúng trong thụ tinh tạo thể đa bội.
*Ghi nhớ SGK_71
3. Củng cố (4’)
- Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào? a. NST bị thay đổi về cấu trúc
b. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST.
c. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n d. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n.
a. Tác động vào quá trình nguyên phân, lúc hợp tử mới bắt đầu phân chia. b. Tác động vào quá trình giảm phân.
c. Tác động vào đỉnh sinh trưởng của cây. d. a, b đúng.
Đáp án: 1 - c; 2 - d
4. Dặn dò (1’)
- Học bài và làm câu 3 vào vở bài tập. - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3.
- Sưu tầm tranh, ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống.
PPCT: 28
TKB: 9A: 2; 9B: 2 Ngày giảng: 9A: 09/11/ 2012 9B: 10/11/ 2012 Sĩ số: 9A: …/ 18Vắng: ………. 9B: …/ 209B: ……….
Tiết 28. Bài 25. THƯỜNG BIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được khái niệm thường biến.
- Phân biệt sự khác nhau giữa thường biến với đột biến về 2 phương diện: khả năng di truyền và sự biểu hiện thành kiểu hình.
- Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và trồng trọt. - Trình bày được ảnh hưởng của môi trường sống với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích thông tin.
3. Thái độ
- Học sinh ứng dụng được trong sản xuất vật nuôi và cây trồng.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề. - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế
- Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát. Vấn đáp, tìm tòi.
- Hoạt động nhóm. Giải quyết vấn đề.
IV. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to hình 25 SGK.
- Một số tranh ảnh mẫu vật sưu tầm khác về thường biến.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thể đa bội là gì? Cho VD? Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào? ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?
2. Bài mới
- Câu hỏi 1: Cùng được cho ăn và ăn đầy đủ nhưng lợn Ỉ Nam Định chỉ đạt 50 kg, lơn Đại Bạch có thể đạt 185 kg. Kiểu hình khối lượng này do yếu tố nào quy định? (Giống, gen).
- Câu hỏi 2: Cũng lợn Đại Bạch đó nhưng cho ăn và chăm sóc kém thì khối lượng có đạt được 185 kg hay không? ở đây khối lượng chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? (yếu tố kĩ thuật – môi trường sống).
Tính trạng nói riêng và kiểu hình nói chung chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là kiểu gen và môi