Chất lượng thông tin kế toán

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45 - 50)

Khái niệm chất lượng thông tin

Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ISO 9000:2005, chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu. Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã đưa ra một sốquan điểm về CLTT. Theo Huang và cộng sự (1999), CLTT thể hiện sự thích hợp của thông tin đối với người sử dụng. Trong khi đó Kahn và Strong (1998) lại cho rằng CLTT là đặc tính của thông tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sựmong đợi của người sử dụng thông tin.

Theo Baltzan (2012), thông tin có chất lượng tốt nếu nó được xem là phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng thông tin bao gồm: chính xác, đầy đủ, phù hợp, kịp thời và nhất quán. Mở rộng hơn, nghiên cứu của Wang và Strong (1996) chỉ ra

chất lượng thông tin cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản là: (1) Tính nội tại của chất lượng thông tin gồm: Tính chính xác, tính khách quan, độ tin cậy và uy tín cung cấp thông tin; (2) Chất lượng thông tin trong tình huống cụ thể gồm: Sự phù hợp, giá trị gia tăng, kịp thời, đầy đủ; (3) Tính đại diện của chất lượng thông tin gồm: Sự dễ hiểu, biểu mẫu quy định, tính phổ thông, có thểso sánh được; (4) Khảnăng tiếp cận thông tin gồm khảnăng tiếp cận thông tin, tính bảo mật thông tin

Như vậy các khái niệm về CLTT đều tập trung vào vấn đề tính hữu ích của thông tin. Nhìn chung, CLTT là được hiểu là mức độ tập hợp các đặc tính của thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.

Khái niệm chất lượng thông tin kế toán

Vềcơ bản, thông tin kế toán là một loại thông tin, do đó khái niệm về CLTT kế toán gắn liền với khái niệm về CLTT, nghĩa là gắn liền với người sử dụng thông tin. Theo Azar và cộng sự (2019), CLTT kế toán là khái niệm gắn liền với tính hữu ích của thông tin kếtoán đối với người sử dụng. Trong khi đó, Mulyani và Arum (2016) cho rằng CLTT kế toán thể hiện sựđáp ứng của thông tin kếtoán đối với nhu cầu của người sử dụng. TTKT được coi là hữu ích, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng khi đảm bảo được những thuộc tính cơ bản.

Các thuộc tính cơ bản của thông tin kế toán

Với mục tiêu hướng tới tính hữu ích trong việc ra quyết định của người sử dụng thông tin, các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về kếtoán đã ban hành các khung khái niệm liên quan tới các thuộc tính về thông tin kế toán. Tại mỗi quốc gia, việc áp dụng các hướng dẫn liên quan tới thuộc tính cơ bản về thông tin kế toán có thể được ghi nhận theo Chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc điều chỉnh theo quy định của nước sở tại. Trong đó, quy định về thuộc tính cơ bản của TTKT được thừa nhận rộng rãi là theo quan điểm hòa hợp của FASB và IASB (2010)

Các yêu cu v thông tin kếtoán quan điểm ca Hội đồng chun mc kế toán tài chính Hoa K (FASB) và y ban Chun mc kế toán quc tế (IASB)

Các đặc tính về CLTT kếtoán được Hội đồng chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ FASB đề xuất lần đầu vào năm 1980, theo đó thông tin kế toán sẽ hữu ích cho người sử dụng

trong việc ra quyết định khi đảm bảo được hai thuộc tính cơ bản là tính thích hợp (relevance)tính tin cậy (reliability), ngoài ra bổ sung đặc tính có thể so sánh (comparability). Sau này, theo quan điểm đồng thuận với FASB, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tếIASB đã ban hành một bộ khung khái niệm về các quy tắc trình bày và công bố thông tin kếtoán, theo đó CLTT kế toán thể hiện trong BCTC phản ánh khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng được xác định qua hai nhóm đặc tính cơ bản là tính trình bày trung thực (faithful representation), tính thích hợp (relevance) và một sốđặc điểm nâng cao nhằm gia tăng CLTT kế toán bao gồm

có thể so sánh (comparability), dễ hiểu (understandability), kịp thời (timeliness)

khảnăng kiểm chứng (verifiability). Mô hình về CLTT kếtoán được thể hiện qua sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1. Mô hình chất lượng thông tin kế toán theo FASB và IASB (2010)

Nguồn: IASB (2010) Trình bày trung thực: Đặc tính trình bày trung thực thể hiện việc các TTKT phản ánh được vị thế kinh tế thực sự của doanh nghiệp, nghĩa là các nghĩa vụ và nguồn

Tính hữu ích Thích hợp Trình bày trung thực Giá trị dựđoán Giá trxác ị nhận Không sai sót Đầy đủ Khách quan Có thể so sánh Kiểm chứng Kịp thời Dễ hiểu

lực kinh tế, bao gồm các giao dịch và sự kiện, được thể hiện đầy đủ trong BCTC. Trình bày trung thực chỉđạt được khi diễn giải của một sự kiện kinh tế phải được đầy

đủ, khách quankhông có những sai sót trọng yếu. Những thông tin tài chính được trình bày trung thực sẽ thể hiện được bản chất của hiện tượng kinh tế thông qua các giao dịch, sự kiện kinh tế phát sinh.

Tính thích hợp: Thông tin kế toán tài chính có tính thích hợp khi có khảnăng tạo ra được sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng, nghĩa là thông tin đó có

khảnăng dự báo khảnăng xác nhận. Khảnăng dự báo có được khi người sử dụng dùng những thông tin đó để dựđoán dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai. Thông tin tài chính có khảnăng xác nhận khi thông tin cung cấp các phản hồi về các đánh giá trước đó. Đây là hai tính chất có liên quan mật thiết với nhau, ví dụ thông tin về doanh thu của năm hiện tại của doanh nghiệp có thể xác định được mức độ thích hợp thông qua việc so sánh các chỉ số của những năm trước, và cũng được sử dụng để dựđoán doanh thu của năm tiếp theo. Kết quả của việc so sánh sẽgiúp người sử dụng cải thiện việc dựđoán của mình.

Khả năng so sánh: Khảnăng so sánh cho phép người sử dụng BCTC so sánh thông tin tài chính như vị thế tài chính, dòng tiền hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Người sử dụng có thể so sánh số liệu theo chuỗi thời gian hoặc giữa các doanh nghiệp trên cùng một thời điểm.

Tính dễ hiểu: Tính dễ hiểu được định nghĩa là khi người sử dụng có những hiểu biết nhất định về kế toán có thểđọc và hiểu thông tin tài chính được trình bày.

Tính kịp thời: Tính kịp thời của thông tin tài chính thể hiện khi thông tin đó được cung cấp kịp thời cho người sử dụng đểđưa ra quyết định trước khi mất đi giá trị.

Khảnăng kiểm chứng: Khảnăng kiểm chứng nghĩa là các nhà quan sát độc lập và có trình độ chuyên môn đạt được sự đồng thuận, rằng một thông tin hoặc một nhóm thông tin là chính xác.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01(Bộ Tài chính, 2002), thông tin kế toán phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản, bao gồm tính trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, và có thể so sánh, thể hiện qua sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2. Mô hình chất lượng thông tin kế toán theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (2002)

Nguồn: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (2002) Tính trung thực thể hiện các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Đặc điểm khách quan cho thấy các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, bóp méo.

Thông tin được coi là đầy đủ khi mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Ngoài ra, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Tính dễ hiểu thể hiện ở việc các thông tin và số liệu kếtoán được trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Thông tin kế toán phải có thể so sánh, nghĩa là các thông tin và số liệu kế toán cần được tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh đểngười sử dụng BCTC có thểso sánh và đánh giá.

Thông tin kế toán

Trung thực Khách quan Đầy đủ Dễ hiểu Kịp thời Có thể so sánh

Trong các đặc tính nói trên, đặc tính trung thực được xem là đặc điểm cơ bản, bao gồm cảtính khách quan và đầy đủ.

Nhìn chung, mặc dù các thuộc tính của CLTT kếtoán được nhắc tới trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận án, tác giả tập trung vào thuộc tính trung thựcdo đặc điểm này được coi là thuộc tính cơ bản của thông tin kếtoán, được nhấn mạnh trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (Bộ Tài chính, 2002), đồng thuận với quan điểm của Hiệp hội nghề nghiệp kếtoán như FASB và IASB.

Như vậy, CLTT kế toán trên khía cạnh trung thực được hiểu là mức độ mà thông tin kế toán phản ánh các thông tin một cách đầy đủ, khách quan và không có sai sót trọng yếu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)