Tác động của cấu trúc sở hữu tới chất lượng thông tin kế toán

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 71 - 74)

Cấu trúc sở hữu được hiểu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo quyền, có mối tương quan với tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu. Với tỷ lệ sở hữu khác nhau, các cổđông lớn với ưu thế về tỷ lệ sở hữu, có quyền tham gia vào hệ thống QTCT, chi phối vấn đề quản trị và tiếp cận thông tin. Lý thuyết bất cân xứng thông tin phản ánh mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các cổđông lớn và cổđông thiểu số trong việc tiếp cận thông tin kế toán với lợi thế thuộc về cổ đông lớn. Tuy vậy, một số nghiên cứu lại cho rằng tỷ lệ sở hữu lớn khiến cổ đông lớn có động lực bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách gia tăng sự giám sát đối với hoạtđộng của doanh nghiệp thông qua việc tham gia vào công tác quản trị. Nhìn chung, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và CLTT kế toán có kết quả không thống nhất tùy thuộc vào đặc điểm nền kinh tế của từng quốc gia. Kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và dữ liệu thu thập, luận án xem xét vấn đềvề tác động của cấu trúc sở hữu tới CLTT kế toán tập trung trên ba khía cạnh: sở hữu Nhà nước, sở hữu của cổ đông tổ chức và sở hữu của BGĐ.

Tác động của sở hữu của Nhà nước tới chất lượng thông tin kế toán

Nhà nước là một chủ thểđặc biệt của nền kinh tế, vừa hoạt động theo quy luật thị trường, vừa thay mặt Chính phủ thực hiện vấn đề phúc lợi xã hội. Wang và Yung (2011) có cơ sở để tin rằng thông tin kếtoán được cung cấp bởi các công ty có vốn Nhà nước có tính tin cậy thấp. Trước tiên, các cổ phần Nhà nước không có chủ sở hữu thực sự, hay nói cách khác, nhà quản trị tại các doanh nghiệp này không thực sự có quyền sở hữu, bởi vậy họ thiếu động cơ làm việc, quan liêu. Mặt khác, tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, vấn đềngười đại diện sẽ phát sinh do sựxung đột lợi ích từ cổđông lớn là Nhà nước và các cổđông thiểu số. Với sự tập trung sở hữu lớn, Nhà nước trong vai trò là đại cổđông có quyền quyết định các vấn đề quan trọng hoặc đề cử giám đốc điều hành mà không vấp phải sự can thiệp từ các cổđông thiểu số. Vì vậy mâu thuẫn từ vấn đềngười đại diện kết hợp với sự quản lý thiếu chặt chẽ của hệ thống giám sát khiến cho nhà điều hành có rất nhiều thời cơ để thực hiện hành vi làm sai lệch BCTC nhằm che giấu các vấn đề của doanh nghiệp hoặc trục lợi cho bản thân. Bên cạnh đó, Shleifer và Vishny (1989) cho rằng quyền sở hữu tập trung thường thúc đẩy việc tự quản lý và mở rộng lợi ích kiểm soát của cá nhân, hay nói cách khác, các đơn vịNhà nước quản lý tại các doanh nghiệp có xu hướng lạm quyền, hành xử vì lợi ích riêng hơn là tối đa hóa lợi ích của cổđông bao gồm cả Chính phủ và cổđông thiểu sốtrong trường hợp này. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu của Wang và Yung (2011) tại các doanh nghiệp Trung Quốc lại chứng minh điều ngược lại. Theo đó, Wang và Yung (2011) đã chỉ ra rằng mức độ sở hữu Nhà nước cao có khuynh hướng ngăn chặn hành vi điều chỉnh BCTC, nâng cao CLTT kếtoán. Điều này được giải thích bởi các doanh nghiệp được Nhà nước rót vốn sẽ có khảnăng được bảo hộ. Bên cạnh đó, ưu tiên của Chính phủ về chiến lược của công ty sẽliên quan đến sựđánh đổi giữa việc theo đuổi lợi ích của cổđông và các mục tiêu khác ví dụnhư lợi ích cộng đồng. Vì vậy kết quả tài chính không phải là mục đích hàng đầu của đơn vị. Do đó, nhà điều hành không có áp lực đáng kể trong việc điều chỉnh, làm đẹp thông tin kếtoán để khiến cổđông hài lòng. Một nguyên nhân khác được đề cập tới là điều khoản có tính ràng buộc về mặt pháp lý từ phía Nhà nướckhi rót vốn vào đơn vị có thể khiến cho BGĐ thận trọng hơn trong hành vi sửa đổi thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu này nhận được đồng thuận của Kao (2014) và từ một số nghiên cứu tại Việt Nam như Nguyễn Thu Hằng

và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Mai Anh (2019).

Tác động của sở hữu của cổđông tổ chức tới chất lượng thông tin kế toán

Cornett và cộng sự (2008), Firmansyah và Irawan (2019), Anwar và Buvanendra (2019) cho rằng sở hữu nhà đầu tư tổ chức càng cao thì CLTT kế toán càng tốt. Vấn đề này được được các nhà nghiên cứu lập luận rằng cổ đông sở hữu lượng cổ phiếu lớn của doanh nghiệp có xu hướng nâng cao độ tin cậy của BCTC bằng cách giám sát các hành vi làm sai lệch thông tin kế toán của nhà điều hành. Như vậy, cùng với việc sở hữu một lượng lớn cổ phần, với cương vị là một đối tác chiến lược có lợi ích gắn liền với đơn vị, các nhà đầu tư tổ chức có cả động lực và cơ hội giám sát, kiểm tra nhà quản lý để bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách tham gia trực tiếp vào hệ thống giám sát của đơn vị.Mặt khác, các tổ chức lại có kiến thức chuyên môn của những nhà đầu tư chuyên nghiệp nên sẽ giám sát chặt chẽ và theo đó, hạn chế các hành vi điều chỉnh thông tin kế toán (Jiambalvo và cộng sự, 2002, Jiraporn và Gleason, 2007). Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm và ủng hộ kết quả này như Nguyễn ThịPhương Hồng (2016), Nguyễn Thị Mai Anh (2019). Tuy nhiên, một số quan điểm khác lại cho rằng nhà đầu tư tổ chức khi sở hữu một lượng cổ phiếu đủ lớn có nguy cơ lợi dụng sức ảnh hưởng của mình tác động lên BGĐ để điều khiển doanh nghiệp theo ý riêng, gây phương hại đến các nhà đầu tư thiểu số. Do đó Cheng và Reitenga (2001), Burns và cộng sự (2010) tin rằng khi sở hữu nhà đầu tư tổ chức tăng lên, hành vi quản trị lợi nhuận trong doanh nghiệp cũng sẽ tăng, làm suy yếu CLTT kế toán. Bên cạnh những nghiên cứu trên, một số nhóm tác giả khác lại không tìm thấy mối quan hệ giữa nhà đầu tư tổ chức và CLTT kế toán như nghiên cứu của Siregar và Utama (2008) tại Indonesia.

Tác động của sở hữu của Ban giám đốc tới chất lượng thông tin kế toán

Kao (2014), Anwar và Buvanendra (2019) cho rằng sở hữu của BGĐ có quan hệ tích cực tới CLTT kế toán. Khi sở hữu của BGĐ càng cao, vấn đềngười đại diện được giải quyết vì lợi ích của cá nhân nhà quản trị lúc này được gắn với lợi ích của cổ đông (Jensen & Meckling, 1976). Loebbecke (1989) cho rằng tỷ lệ sở hữu của BGĐ cao sẽ giúp hạn chế chi phí đại diện vì khi đó BGĐ dường như đang điều hành công ty của chính mình nên động cơ thực hiện điều chỉnh thông tin kế toán sẽ giảm

đi. Khi đó, lợi ích của BGĐ được gắn kết chặt chẽ với lợi ích chung của toàn doanh nghiệp và gắn liền với các cổ đông khác. Họ điều hành doanh nghiệp càng tốt thì giá trị tài sản của họ càng tăng lên, và khoản giá trị này đến từ hai nguồn: lương thưởng, phúc lợi dành cho nhà quản lý và phần giá trị cổ phiếu trên thị trường đang nắm giữ. Hơn nữa, tỷ lệ sở hữu của BGĐ càng cao sẽ càng giảm thiểu áp lực bị thay thế, từ đó làm giảm áp lực điều chỉnh thông tin kế toán. Kết luận này nhận được sự đồng thuận của một số nghiên cứu tại Việt Nam như Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Mai Anh (2019). Tuy vậy, một số nghiên cứu lại không tìm ra được tác động đáng kể của sở hữu BGĐ lên CLTT kế toán như nghiên cứu của García‐Meca và Sánchez‐Ballesta (2009).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chất lượng thông tin kế toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 71 - 74)